Giai đoạn từ 1954 đến năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng (Trang 31 - 32)

Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, Miền Bắc được giải phóng bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội; Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Ở Miền Nam: dưới sự thống trị của đế quốc Mỹ, chính quyền ngụy Sài Gịn đã ban hành các văn bản: Luật gia đình ngày 02/01/1959; Sắc luật số 15/64 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng; Bộ dân luật ngày 20/12/1972. Theo Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam của Trường đại học Luật Hà Nội thì "Các văn bản pháp luật này đều đã bãi bỏ các quy định về chế độ đa thê, song vẫn thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng, bảo vệ quyền gia trưởng, phân biệt đối xử giữa các con trong và ngoài giá thú; quy định giải quyết hôn nhân dựa trên lỗi của vợ chồng" [53, tr. 71]. Đặc biệt Điều 55 Luật gia đình ngày 02/01/1959 đã cấm vợ chồng không được ly hôn.

Miền Bắc thời kỳ này đang trong giai đoạn đầu xây dựng cơ sở vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Với chủ trương xóa bỏ triệt để những tàn tích lạc hậu của chế độ hơn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ hơn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 đã được ban hành. Điều 15 Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 quy định "Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới" [33]. Quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 cho thấy tài sản chung của vợ chồng bao gồm toàn bộ các tài sản của vợ chồng có trước khi kết hơn và có trong thời kỳ hơn nhân mà khơng phân biệt nguồn gốc tài sản và cơng sức đóng góp, khơng phân biệt tài sản đó là tài sản do vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hay được tặng cho chung, được thừa kế chung.

Điều 16 Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 quy định: "Khi một bên chết trước, nếu tài sản của vợ chồng cần chia, thì chia như quy định ở Điều 29" [33]. Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định:

Khi ly hơn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về cơng sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất [33].

Như vậy, Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 khơng thừa nhận việc vợ, chồng có tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng chỉ được chia khi rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 16 (khi một bên chết trước) và Điều 29 (khi ly hôn). Do vậy pháp luật của nhà nước ta trong thời kỳ này cũng khơng có quy định về việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)