theo đề nghị của người yêu cầu công chứng
Trường hợp vợ, chồng đề nghị công chứng viên soạn thảo văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân (hoặc văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, hoặc văn bản nhập tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung), thì trên cơ sở những thông tin mà người yêu cầu công chứng cung cấp và quy định của pháp luật, công chứng viên xác định những nội dung cần đưa vào văn bản soạn thảo. Thực tế mỗi tổ chức hành nghề cơng chứng đã xây dựng cho mình bộ mẫu các văn bản cơng chứng, trong đó có mẫu các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng trên cơ sở quy định của pháp luật. Và tương ứng với mỗi yêu cầu công chứng, công chứng viên thực hiện soạn thảo văn bản theo mẫu có sẵn trong máy vi tính, cập nhật thơng tin mới trong hồ sơ u cầu công chứng vào mẫu, chỉnh sửa những phần đặc thù theo từng trường hợp công chứng. Tuy nhiên trong khi sử dụng mẫu có sẵn, cơng chứng viên hay mắc một lỗi cơ bản là bỏ quên thông tin mới thay thế cho thơng tin cũ có sẵn trong mẫu, nếu như trong lúc soạn thảo có tác động nào đó làm cơng chứng viên mất sự tập trung. Để giảm thiểu rủi ro đó, có cơng chứng viên đã dùng màu chữ khác biệt (màu đỏ, xanh, tím...) cho phần các thông tin cần cập nhật, chỉnh sửa để làm nổi bật so với màu chữ đen của tồn bộ văn bản cơng chứng. Như vậy, việc cập nhật cũng như kiểm tra các thông tin mới sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, mỗi hồ sơ yêu
cầu cơng chứng có một tình trạng về tài sản hoặc các thỏa thuận khác nhau nên không phải trường hợp nào cũng giữ nguyên phần (cứng) có sẵn trong mẫu.
Thông thường, các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng bao gồm ba phần cơ bản: phần thông tin về vợ, chồng; phần nội dung thỏa thuận và phần lời chứng của công chứng viên.
Đối với phần thông tin về vợ, chồng thường bao gồm: Họ, chữ đệm, tên; năm sinh; số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu, hoặc giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân), ngày cấp, nơi cấp giấy tờ này; địa chỉ nơi đăng ký thường trú, chỗ ở hiện tại... Theo "Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực công chứng tại thành phố Hà Nội" ngày 29/6/2010 của Thanh tra Bộ Tư pháp đối với việc thanh tra 19 tổ chức hành nghề cơng chứng thì "một số hợp đồng của Phịng Cơng chứng số 2, số 5, số 6, số 9; Văn phịng cơng chứng Đống Đa, Hồng Cầu, Thái Hà, Tuệ Tĩnh, Vạn Xn vẫn cịn lỗi kỹ thuật như: nhầm tên, sai tên; ghi nhầm vợ thành chồng" [47, tr. 11]. Do vậy, để phần thông tin về vợ, chồng được chính xác, khi soạn thảo, công chứng viên cần xem kĩ các giấy tờ của từng người, đối chiếu họ tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh trong giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn,... nếu khơng khớp thơng tin thì phải yêu cầu người yêu cầu công chứng điều chỉnh tại cơ quan có thẩm quyền. Đối với các sổ đăng ký hộ khẩu thường trú, các trang cuối thường ghi những nội dung điều chỉnh (thay đổi địa chỉ thường trú hoặc các đính chính khác) nên cơng chứng viên cần chú ý xem xét các thông tin tại trang này.
Phần nội dung thỏa thuận trong các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng: Về cơ bản được thực hiện theo thỏa thuận giữa vợ, chồng trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Đối với những loại văn bản mà pháp luật có quy định cụ thể về nội dung thì cần tuân thủ những quy định đó, cụ thể:
+ Đối với văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 thì: "Khi hơn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền u cầu Tịa án giải quyết" [36]. Khoản 2, và khoản 3 Điều 6 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 cũng quy định:
2. ... Văn bản thỏa thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được về việc chia tài sản chung, thì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết [14].
Như vậy, cả khi hôn nhân đang tồn tại, vợ, chồng cũng có thể tiến hành chia tài sản chung. Việc chia tài sản chung của vợ chồng có thể do vợ chồng tự thỏa thuận và lập thành văn bản; văn bản đó có thể chỉ do hai vợ chồng lập hoặc có thể có người làm chứng; văn bản đó cũng có thể được cơng chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, vợ, chồng cũng có thể u cầu Tịa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng.
Dù do vợ chồng tự lập hay được công chứng, chứng thực, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân phải đảm bảo các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001, theo đó:
Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Hơn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây:
b) Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mơ tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;
c) Phần tài sản cịn lại khơng chia, nếu có;
d) Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung; đ) Các nội dung khác, nếu có [14].
Do vậy, khi soạn thảo văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, công chứng viên phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung nêu trên và cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lý do chia tài sản chung
Trong các hợp đồng, giao dịch khác như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng thế chấp... sẽ khơng thể có bất kỳ một điều khoản nào quy định về lý do để các bên tiến hành giao kết hợp đồng. Nhưng lý do chia tài sản lại là một nội dung bắt buộc phải có trong văn bản chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Khoản 1 Điều 29 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã đưa ra hai lý do cụ thể khi vợ chồng tiến hành chia tài sản chung là "vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng" và vợ chồng "thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng".
Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng do "vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng". Vậy như thế nào được coi là "vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng"? Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng tiến hành kinh doanh một cách độc lập với nhau thì khơng có điều gì phải bàn cãi. Nhưng nếu chỉ có một trong hai người (ví dụ người chồng) tham gia đầu tư kinh doanh riêng còn người kia (người vợ) khơng tham gia đầu kinh doanh thì việc chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện như thế nào? Về vấn đề này hiện có hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng chỉ người chồng "đầu tư kinh doanh riêng" nên chỉ người chồng mới có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân. Quan điểm thứ hai cho rằng tuy không tiến hành "đầu tư kinh doanh riêng" nhưng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân trong trường hợp người chồng kinh doanh bị thua lỗ, người vợ vẫn có thể yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Bản thân học viên ủng hộ quan điểm thứ hai.
Vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng là lý do thứ hai được các nhà làm luật đưa ra khi vợ chồng muốn chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Do vậy, khi yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hoặc người chồng phải chứng minh được mình đang có trách nhiệm "thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng". Thực ra việc chứng minh bản thân đang phải thực hiện một nghĩa vụ dân sự riêng của cá nhân người vợ hoặc người chồng trên thực tế cũng khơng đơn giản một chút nào.
Ngồi hai lý do nêu trên, vợ chồng cũng có thể được chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân khi "có lý do chính đáng khác". Tuy nhiên, tìm trong các quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình cũng như pháp luật có liên quan thì khơng có bất kỳ quy định nào để có thể xác định được như thế nào được gọi là "lý do chính đáng". Quy định này rất chung chung và hầu như khơng có căn cứ pháp lý để xem xét, đánh giá.
Trên thực tế khi chứng nhận những văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng, hiếm khi cơng chứng viên có thể định lượng đâu là một lý do chính đáng và đâu khơng phải là một lý do chính đáng cho việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng, đặc biệt là khi cả hai bên người vợ và người chồng đều thỏa thuận, thống nhất chia khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân [29, tr. 451].
Do vậy, các công chứng viên thường xác định một lý do được coi là chính đáng bằng cách sử dụng phương pháp loại trừ những trường hợp vợ chồng chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản được
quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001.
Khoản 2 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận" [36]. Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 đã liệt kê những việc chia tài sản chung bị vô hiệu như sau:
Theo u cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan thì việc chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sau đây bị Tịa án tun bố là vơ hiệu:
1. Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo quy định của pháp luật;
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
Nghĩa vụ thanh tốn khi bị Tịa án tun bố phá sản doanh nghiệp; Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; Các nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật [14]. Như vậy "chúng ta hồn tồn có thể suy luận rằng mọi văn bản chia tài sản chung của vợ chồng không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản đều có thể được coi là lý do chính đáng" [29, tr. 452]. Trên thực tế, khi yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng, các cặp vợ chồng đã đưa ra rất nhiều các lý do rất khác nhau. Công chứng viên thường chấp thuận các lý do mà vợ chồng đưa ra khi yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng nếu như lý do đó khơng vi phạm điều cấm của pháp luật cũng như thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản). Trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia. Cần lưu ý là khi chia tài sản
chung, mỗi bên vợ hoặc chồng đều nhận được một phần tài sản nhất định. Sẽ khơng thuộc hình thức văn bản chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân nếu chỉ có một bên vợ hoặc một bên chồng nhận được tài sản chia, còn bên kia khơng nhận được bất kỳ một giá trị lợi ích vật chất gì.
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung
Thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo các quy định tại Điều 7 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001, theo đó:
1. Trong trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng khơng xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản;
2. Trong trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo u cầu của vợ chồng, thì hiệu lực được tính từ ngày xác định trong văn bản thỏa thuận; nếu văn bản khơng xác định ngày có hiệu lực đó thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực;
3. Trong trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được cơng chứng, chứng thực [14].
Căn cứ vào quy định trên cho thấy thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trước tiên do vợ chồng tự xác định; nếu vợ chồng khơng tự xác định thì văn bản đó có hiệu lực từ ngày, tháng, năm lập văn bản hoặc từ ngày, tháng, năm văn bản đó được cơng chứng, chứng thực. Tuy nhiên, khi công chứng văn bản liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng, các công chứng viên đã có các quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Các công chứng viên theo quan điểm thứ nhất cho rằng các văn bản liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng được công chứng đều là văn bản cơng chứng nên thời điểm có giá trị pháp lý của các văn bản này phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cơng chứng, theo đó: "Văn bản cơng chứng có hiệu lực kể từ ngày được cơng chứng viên ký và có đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng" [42]. Như vậy, với tư cách là một văn bản công chứng sẽ chỉ có hiệu lực pháp luật kể từ khi cơng chứng viên cơng chứng văn bản đó ký tên và đóng dấu tổ chức hành nghề nơi mình cơng tác vào văn bản mà không thể dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của vợ, chồng.
Những công chứng viên theo quan điểm thứ hai cho rằng thời điểm có hiệu lực của văn bản liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng hay thời điểm cơng chứng viên ký tên và đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản mà phụ thuộc vào loại tài sản là đối tượng của văn bản liên quan đến chế độ tài sản vợ chồng. Lý do các công chứng viên này đưa ra là về bản chất văn bản liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng cũng có hậu quả pháp lý là chuyển dịch về sở hữu chủ đối với tài sản nên thời điểm có hiệu lực của văn bản phải tuân thủ quy định tại Điều 168 của Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể:
1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [41].
Như vậy, thời điểm có hiệu lực của văn bản liên quan đến chế độ tài