Giai đoạn từ 1975 đến năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng (Trang 32 - 36)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước thống nhất. Ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 76/CP quy định

về việc thực hiện pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước, trong đó có việc áp dụng thống nhất quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959. Trước những thay đổi lớn lao của đất nước, Hiến pháp 1980 đã được ban hành. Cùng với những quy định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước…, quy định tại các điều 38, 47, 63, 64 của Hiến pháp năm 1980 về các nguyên tắc của chế độ hơn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa đã tạo nền tảng cho bước phát triển mới của Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam…Việc áp dụng Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 trong giai đoạn này đã có một số điều khoản không phù hợp. Do vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã được ban hành thay thế Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959.

Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 có nhiều điểm khác biệt so với các văn bản pháp luật về hơn nhân và gia đình trước đó. Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 thì "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung" [34]. Điều 15, 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 cịn quy định mục đích sử dụng tài sản chung là "để đảm bảo những nhu cầu chung của gia đình" và "vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung". Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 cũng đã quy định ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng, trong đó có hai trường hợp kế thừa các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 như trường hợp một bên chết trước (Điều 17), khi vợ, chồng ly hôn (Điều 42). Ngồi ra Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 cịn có một quy định mới về việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại (Điều 18) và xác định nguyên tắc chia tài sản chung trong các trường hợp trên. Đặc biệt, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã ghi nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng là tài sản

"mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hơn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân". Và cũng theo quy định tại Điều 16 Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 thì vợ hoặc chồng có tài sản riêng "có quyền nhập hoặc khơng nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng" [34].

Từ những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đặc biệt là việc quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng, vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, pháp luật về công chứng đã xuất hiện những quy định về việc công chứng văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng. Văn bản đầu tiên điều chỉnh hoạt động này là Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác cơng chứng của nhà nước, theo đó các Phịng cơng chứng nhà nước chuyên trách được thực hiện việc "chứng nhận phần tài sản riêng trong khối tài sản chung của vợ chồng" (mục II.2). Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện các việc làm cơng chứng, trong đó mục II.7 về trình tự thực hiện việc chứng nhận phần tài sản riêng trong tài sản chung của vợ chồng đã quy định:

Giấy chứng nhận tài sản riêng trong tài sản chung có thể cấp theo yêu cầu của cả hai vợ chồng hay một bên vợ hoặc chồng nếu bên kia chết.

Giấy chứng nhận tài sản riêng trong tài sản chung của vợ, chồng chỉ cấp khi vợ, chồng chưa ly hơn; cịn khi ly hơn thì Tịa án sẽ định đoạt tài sản của vợ, chồng theo quy định của pháp luật.

Trình tự cấp giấy chứng nhận tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

- Xem đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận tài sản riêng trong tài sản chung của vợ, chồng. Cơng chứng viên khơng cần biết vì sao vợ, chồng muốn lập giấy chứng nhận phần tài sản riêng trong phần tài sản chung của họ.

- Xác định quan hệ vợ, chồng trên cơ sở giấy kết hôn, chú ý ngày tháng kết hơn để xác định chính xác tài sản chung.

- Xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành (chú ý các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu).

Giấy chứng nhận tài sản riêng của vợ, chồng lập theo mẫu số 8 (kèm theo văn bản này) [5].

Như vậy, mặc dù lần đầu tiên được ghi nhận và vẫn còn những hạn chế nhất định song những quy định về việc chứng nhận các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho vợ, chồng trong việc định đoạt, sử dụng tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và tài sản riêng của mỗi người.

Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước, Điều 15 của Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 quy định về các việc cơng chứng cơng chứng viên thực hiện, trong đó có việc "chứng nhận tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng" (khoản 5). Chương III Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các việc cơng chứng. Điều 27 Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 quy định về việc chứng nhận tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng như sau:

Công chứng viên chứng nhận tài sản chung của vợ chồng hoặc tách một phần tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng thành tài sản riêng của vợ hoặc chồng trên cơ sở đơn viết chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại.

Công chứng viên chứng nhận tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hơn nhân hoặc tài sản đó được nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng trên cơ sở đơn viết của người có tài sản đó [10].

Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động cơng chứng nhà nước khơng có điều luật nào quy định cụ thể về việc chứng nhận các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng mà chỉ quy định về phạm vi cơng chứng, theo đó Phịng cơng chứng nhà nước thực hiện việc "chứng nhận các việc theo quy định của pháp luật phải được thực hiện công chứng" và "Chứng nhận theo yêu cầu của đương sự các việc mà pháp luật giao cho công chứng chứng nhận" (khoản 2, 3 Điều 18 Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ). Và như vậy, các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng có thể được chứng nhận nếu rơi vào một trong hai trường hợp là "theo quy định của pháp luật phải được thực hiện công chứng" hoặc "theo yêu cầu của đương sự".

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)