Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 được ban hành và áp dụng trên thực tế đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của đất nước địi hỏi phải có những sửa đổi Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 cho phù hợp với tình hình thực tiễn hơn. Ngày 9/6/2000, Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 7 đã chính thức thơng qua Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000. Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2001. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã kế thừa và phát triển hệ thống pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam, trong đó tiếp tục quy định về thành phần khối tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; các trường hợp chia tài sản chung và hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ, chồng.
Về việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng, cũng tương tự như Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 của Chính phủ về cơng chứng, chứng thực không quy định cụ thể việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng mà việc cơng chứng các văn bản đó được thực hiện theo thủ tục chung. Điều 3 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 chỉ quy định về phạm vi công chứng, chứng
thực hợp đồng, giao dịch, theo đó hợp đồng, giao dịch được công chứng, chứng thực là "Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực" và "Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải công chứng, chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu". Như vậy, Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 của Chính phủ đã kế thừa các quy định về phạm vi công chứng (chứng nhận các hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật), ngồi ra cịn quy định việc công chứng các hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải công chứng nhưng cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện yêu cầu.
Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 của Chính phủ đã thể hiện vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, đến trước thời điểm Luật Công chứng được ban hành và có hiệu lực, về mặt lý luận cũng như trong quy định của pháp luật cịn có sự lẫn lộn giữa hoạt động cơng chứng của Phịng cơng chứng với hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân. Mặc dù Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đã có sự phân biệt về thuật ngữ "Cơng chứng" và "Chứng thực" nhưng đó mới chỉ là sự phân biệt về mặt hình thức. Mặt khác, quy định tại khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về việc Phịng Cơng chứng "được công chứng các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 22 của Nghị định này" và "được công chứng tất cả các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Điều 24 của Nghị định này" cũng như quá trình thực hiện quy định đó đã dẫn đến sự nhầm lẫn trong cách hiểu của số đông người dân về chức năng chứng thực của Ủy ban nhân dân và chức năng công chứng của Phịng cơng chứng. Nhiều người dân coi Phịng cơng chứng như một cơ quan hành chính nhà nước mà khơng phải là tổ chức dịch vụ công. Một số văn bản quy phạm pháp luật đã quy định theo hướng các hợp đồng, giao dịch cũng như việc sao y giấy tờ có thể do Phịng cơng chứng chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân chứng thực.
Mơ hình tổ chức cơng chứng nhà nước theo quy định tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP cũng bộc lộ những điểm bất cập. Với việc Phịng cơng chứng là cơ quan nhà nước, do Nhà nước thành lập, hoạt động của Phịng cơng chứng do ngân sách Nhà nước bao cấp; công chứng viên là công chức nhà nước nên việc phát triển đội ngũ cơng chứng viên gặp khó khăn do thiếu biên chế. Việc phát triển số lượng Phịng cơng chứng cũng bị hạn chế do số lượng công chứng viên không đủ để thành lập Phòng (theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP thì Phịng cơng chứng "phải có ít nhất 3 cơng chứng viên"); trong khi đó nhu cầu về cơng chứng ngày càng lớn dẫn đến các Phịng cơng chứng ln trong trong tình trạng q tải. Mặt khác, công chứng viên là công chức nhà nước nên việc làm và thu nhập của công chứng viên được nhà nước bảo đảm. Điều đó dẫn đến việc một bộ phận khơng ít công chứng viên chưa thực sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng phục vụ, thậm chí cịn tư tưởng quan liêu, cửa quyền trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Dự thảo Luật Công chứng được xây dựng trên tinh thần quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xã hội hóa hoạt động cơng chứng. Dự thảo cũng được xây dựng trên cơ sở kế thừa những điểm tích cực, hợp lý trong tổ chức và hoạt động cơng chứng hiện hành và có sự tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Ngày 29/11/2006, Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 10 đã thơng qua Luật Cơng chứng và Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
Luật Cơng chứng khơng có điều khoản nào quy định cụ thể về việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng. Việc công chứng viên thực hiện chứng nhận các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng căn cứ vào phạm vi công chứng quy định tại Điều 2 của Luật Công chứng và các quy định tại Mục 1 Chương IV về thủ tục chung về công chứng hợp đồng, giao dịch và căn cứ vào các quy định pháp luật hôn nhân và gia đình cũng như các quy định pháp luật khác có liên quan.
Chương 2