Sửa đổi, bổ sung pháp luật về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng (Trang 100 - 112)

nói riêng, đảm bảo cho việc thực hiện xã hội hóa hoạt động cơng chứng đạt hiệu quả.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG THEO CHỨNG CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG THEO U CẦU XÃ HỘI HĨA HOẠT ĐỘNG CƠNG CHỨNG

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung pháp luật về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng quan đến tài sản của vợ chồng

Một là, về chế định công chứng viên

Công chứng viên là người có vai trị đặc biệt quan trọng, giữ vị trí trung tâm trong hoạt động cơng chứng nói chung và cơng chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng. Nhưng nếu chỉ chú trọng đến việc phát triển số lượng cơng chứng viên có thể sẽ dẫn đến chất lượng đội ngũ công chứng viên không được đảm bảo. Mà việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng là một lĩnh vực tương đối phức tạp, đòi hỏi cơng chứng viên khơng những phải có kỹ năng nghề nghiệp mà cịn cần có sự hiểu biết chuyên sâu về quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động này. Do vậy, để thực hiện tốt việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên là yêu cầu hết sức cần thiết trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động cơng chứng hiện nay. Và mặc dù Luật Công chứng đã có những sửa đổi cơ bản về chế định cơng chứng viên nhưng qua thực tiễn hơn năm năm thi hành Luật Công chứng và đặc biệt xuất phát từ vai trị của cơng chứng viên trong hoạt động

cơng chứng, Luật Cơng chứng cần tiếp tục có những sửa đổi, bổ sung về chế định này.

Trước đây, do đội ngũ cơng chứng viên cịn mỏng nên trước u cầu xã hội hóa hoạt động cơng chứng, Luật Công chứng đã quy định đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn thời gian tập sự hành nghề công chứng rất rộng. Theo các quy định của Luật Công chứng (Điều 13, Điều 15, Điều 17 và Điều 18) thì những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên, những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn đào tạo nghề công chứng và được miễn tập sự hành nghề công chứng khi bổ nhiệm công chứng viên. Thực tế thời gian qua đã chứng minh một bộ phận công chứng viên của các Văn phịng cơng chứng được bổ nhiê ̣m nhưng được miễn đào ta ̣o và miễn tâ ̣p sự nghề mà trước đó chưa từng làm trong lĩnh vự c cơng chứng, nay hành nghề gặp rất nhiều lúng túng , non kém hoặc tắc trách về chuyên môn nghiệp vụ. Và hệ quả kéo theo là các văn bản công chứng đạt chất lượng thấp, dẫn đến phát sinh những tranh chấp dân sự . Sự việc vừa xảy ra tại Văn phịng cơng chứng Việt Tín ở Hà Nội là một ví dụ. Hê ̣ quả này sẽ còn kéo dài bởi phát sinh tranh chấp từ các văn bản công chứng không chỉ xảy ra trong mô ̣t vài năm mà còn phát sinh nhiều năm sau đó.

Những đối tượng được miễn đà o ta ̣o và miễn tâ ̣p sự nghề công chứng nêu trên là những người có trình đô ̣ pháp luâ ̣t tương đối cao , có học hàm, học vị hoặc chức danh chuyên ngành , nhưng trong thực tế họ làm việc ở những lĩnh vực khác, hồn tồn khơng có kinh nghiệm trong hoạt động công chứng. Mà nghề công chứng là mô ̣t nghề đă ̣c thù , đòi hỏi ngoài kiến thức về pháp luâ ̣t và kiến thức về xã hô ̣i còn đă ̣c biê ̣t cần kỹ năng chuyên biê ̣t riêng về công chứng. Theo "Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực công

chứng tại thành phố Hà Nội" ngày 29/6/2010 của Thanh tra Bộ Tư pháp khi thanh tra 19 tổ chức hành nghề cơng chứng trên địa bàn thì:

Do quá dễ dãi trong tiêu chuẩn, cũng như điều kiện bổ nhiệm công chứng viên nên trình độ của các cơng chứng viên khơng đồng đều. Rất nhiều công chứng viên (của Văn phịng cơng chứng) là cán bộ đã nghỉ hưu nên việc tổ chức, điều hành hoạt động công chứng phần nào hạn chế [47, tr. 19].

Do vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, Luật Công chứng không nên quy định rộng rãi những đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng như hiện nay và nên bỏ quy định về việc miễn tập sự hành nghề công chứng cho các đối tượng này bởi "Nghề công chứng là một nghề chuyên sâu, chuyên nghiệp hóa nên mọi đối tượng đều phải qua một thời gian tập sự" [31, tr.2] và "không tham gia tập sự hành nghề công chứng làm mất đi cơ hội làm quen với những kỹ năng nghề nghiệp nhất định mà khó có khóa đào tạo nào có thể thay thế được" [58, tr. 8].

Luâ ̣t Công chứng cũng không quy đi ̣nh đô ̣ tuổi hành nghề của công chứng viên, điều này còn chưa phù hợp bởi hoa ̣t đơ ̣ng cơng chứng ngồi đòi hỏi kỹ năng về nghiệp vụ , công chứng viên còn cần có tư duy về nghiê ̣p vu ̣ sắc bén, đòi hỏi cần có sự tinh thông và "nhạy cảm" trong nghề nghiệp. Thực tế có nhiều cán bộ nghỉ hưu từ các ngành khác chuyển sang (như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên…,) nhưng chưa qua thực tiễn hành nghề công chứng. Các cán bộ này có thể năm rất chắc pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nhưng chưa chắc đã nắm chắc hoặc cập nhật thường xuyên các luật khác như đất đai, nhà ở, hơn nhân gia đình…Cộng thêm yếu tố tuổi cao, sức khỏe ngày một suy giảm, trí tuệ ngày càng kém minh mẫn thì việc cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng là một địi hỏi q sức. Do vậy, Luật Cơng chứng cần bổ sung quy định về độ tuổi hành nghề của công chứng viên.

Theo kinh nghiệm của một số nước theo trường phái công chứng Latine (Pháp), việc bổ nhiệm công chứng viên và cho phép thành lập tổ chức hành nghề công chứng đều do Bộ Tư pháp thống nhất thực hiện. Trên cơ sở một bản đồ quy hoạch các tổ chức hành nghề cơng chứng được hình thành dựa trên khảo sát và đánh giá nhu cầu công chứng, Bộ Tư pháp chỉ bổ nhiệm một người có đủ tiêu chuẩn làm cơng chứng viên khi người đó đã xác định được nơi sẽ hành nghề công chứng thông qua việc được giới thiệu vào vị trí (địa điểm) hành nghề hoặc được sự chấp thuận của một tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động. Cơ quan quản lý tư pháp ở địa phương chỉ thực hiện chức năng tương tự như đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.

Sự chặt chẽ, thống nhất trong quy trình bổ nhiệm công chứng viên và hành nghề công chứng này tạo ra sự ổn định, bền vững của hoạt động cơng chứng với tính chất là một hoạt động dịch vụ cơng, hạn chế tình trạng cơng chứng viên được bổ nhiệm nhưng không hành nghề hoặc số lượng tổ chức hành nghề công chứng phát triển không phù hợp với nhu cầu dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh [58].

Hai là, về trình tư thủ tục công chứng các văn bản liên quan đến tài

sản của vợ, chồng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Cơng chứng thì: "…Khi nộp bản sao thì người yêu cầu cơng chứng phải xuất trình bản chính để đối chiếu". Như đã nêu tại mục 2.2.1.2 của luận văn, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như tránh tình trạng nhầm lẫn hoặc làm thất lạc giấy tờ gốc, trên thực tế viê ̣c đối chiếu các giấy tờ bản chính với các giấy tờ nô ̣p trong hồ sơ yêu cầu công chứng được thực hiê ̣n ngay tại thời điểm công chứng viên cho người yêu cầu công chứng ký vào hợp đồng, giao di ̣ch. Mặt khác, trong một số trường hợp, người yêu cầu công chứng khơng thể xuất trình bản chính giấy

tờ về quyền sở hữu, sử dụng tại thời điểm nộp hồ sơ u cầu cơng chứng. Ví dụ như trường hợp đối tượng của văn bản công chứng văn bản chia tài sản của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản đang thế chấp tại ngân hàng và ngân hàng đã có văn bản đồng ý cho vợ, chồng thực hiện quyền của chủ sở hữu, sử dụng với điều kiện phải gắn liền quyền của vợ, chồng với nghĩa vụ thanh toán; hoặc trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thì phần lớn bên nhận chuyển nhượng là người nộp hồ sơ u cầu cơng chứng nhưng lại chưa có bản chính, bởi bản chính giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sẽ được bên chuyển nhượng giao cho bên nhận chuyển nhượng sau khi hợp đồng chuyển nhượng được công chứng và bên nhận chuyển nhượng đã thanh toán đủ tiền. Mă ̣t khác nếu khách hàng xuất trình bản chính để kiểm tra đối chiếu tại thời điểm nộp hồ sơ u cầu cơng chứng thì thời điểm ký công chứng , công chứng viên vẫn phải yêu cầu khách hàng xuất trình bản chính mô ̣t lần nữa để công chứng viên kiểm tra. Do vậy quy định này cần được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân những vẫn không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của văn bản được công chứng.

Khoản 3 Điều 35 Luật Công chứng quy đi ̣nh viê ̣c thu ̣ lý , ghi vào sổ công chứng được thực hiện ngay sau khi tiếp nhâ ̣n hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng. Trên thực tế rất nhiều trường hợp người yêu cầu công chứng đã nô ̣p hồ sơ yêu cầu công chứng, hẹn ngày đến ký nhưng la ̣i không đến do thay đổi ý đi ̣nh hoặc đã thực hiện việc cơng chứng đó tại một tổ chức hành nghề công chứng khác. Do vậy, để tránh viê ̣c tẩy xóa sổ công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện viê ̣c ghi sổ công chứng sau khi việc công chứng đã hoàn tất. Do vậy để tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề công chứng trong việc ghi sổ công chứng cũng như thuận tiện cho việc thanh tra, kiểm tra (nếu có) của các cơ quan chức năng, việc sửa đổi quy định này trong Luật Công chứng cũng hết sức cần thiết.

Ba là, về giấy tờ, tài liệu mà vợ, chồng cần cung cấp khi yêu cầu công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng

Khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Luật Công chứng đã quy định về các giấy tờ mà vợ, chồng cần nô ̣p cho công chứng viên nhưng chỉ dừng lại ở mức quy định chung chung nên đã có những cách áp dụng khác nhau giữa các công chứng viên khi giải quyết các yêu cầu cơng chứng. Ví dụ như quy định về "Bản sao giấy tờ tùy thân" (đã nêu và phân tích chi tiết tại mục 2.2.1.2 của luận văn), quy định về "Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có". Đây là những quy định mở nhằm trao quyền chủ động cho công chứng viên trong việc tạo lập cơ sở pháp lý nhằm xác định tính "tính hợp pháp, tính xác thực" của các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng được công chứng, nhưng đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng pháp luật một cách tùy tiện để lôi kéo hoặc sách nhiễu người yêu cầu công chứng. Hơn nữa việc công chứng viên yêu cầu bổ sung hay giản lược bất kỳ loại giấy tờ, tài liệu nào trong hồ sơ u cầu cơng chứng có thể ảnh hưởng tới cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giao dịch của vợ, chồng. Do vậy Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành cần có những quy định cụ thể nhằm "chuẩn hóa" các loại giấy tờ đối với việc công chứng các loại hợp đồng, giao dịch nói chung và cơng chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng.

Bốn là, về đi ̣a điểm công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng

Theo quy đi ̣nh tại Điều 39 Luật Cơng chứng thì việc cơng chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác khơng thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Nhưng cho đến nay, Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có hướng dẫn

cụ thể việc xác định như thế nào là "có lý do chính đáng khác". Viê ̣c quy đi ̣nh chung chung như vậy dẫn đến việc các cơ quan nhà nhà nước có thẩm quyền rất khó quản lý các tổ chức hành nghề cơng chứng thực hiện việc cơng chứng ngồi trụ sở trong thời gian qua.

Nhìn từ một khía cạnh khác, thực tế cho thấy nhu cầu công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng là rất lớn. Đơn giản như trường hợp người vợ (hoặc người chồng) ốm rất nặng đang phải nằm điều trị trong bệnh viện muốn nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp này, người vợ (hoặc người chồng) bị ốm không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện u cầu cơng chứng của mình và vì vậy việc u cầu cơng chứng tại bệnh viện có được coi là "có lý do chính đáng"?. Hoặc trường hợp người vợ và người chồng cùng là cơng chức nhà nước thì sẽ phải đi làm trong giờ hành chính, ngồi giờ hành chính thì các tổ chức hành nghề cơng chứng cũng hết thời gian làm việc. Và trong trường này nếu hai vợ chồng họ muốn công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (hoặc công chứng văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ, chồng; công chứng văn bản nhập tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào khối tài sản chung của hai người) thì việc họ u cầu được cơng chứng tại nơi ở, ngồi giờ hành chính có được coi là "có lý do chính đáng"? Thực tế trong hoạt động cơng chứng nói chung và cơng chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng cịn rất rất nhiều các trường hợp có nhu cầu cơng chứng ngồi trụ sở với mn vàn những lý do khác nhau (như trong trường hợp các công ty ký kết hợp đồng kinh tế lớn mà có đối tác là phía nước ngồi thường phải tổ chức lễ ký kết tại một địa điểm rất rộng rãi và trang trọng mang tính nghi lễ đối ngoại, nhưng hầu như trụ sở các tổ chức hành nghề công chứng của ta không đáp ứng được yêu cầu đó và họ có nhu cầu được cơng chứng ngồi trụ sở tổ chức hành nghề công chứng...). Thiết nghĩ các tổ chức hành nghề công chứng là đơn vị cung cấp dịch vụ cơng, khi người dân có nhu cầu, tổ chức hành nghề cơng chứng

có thể đáp ứng được nhu cầu đó và việc cơng chứng đó là minh bạch và đúng pháp luật thì pháp luật có cần thiết phải hạn chế? Cịn việc cơng chứng viên do trình độ nghiệp vụ non kém hoặc bị tác động bởi các yếu tố vật chất mà thực hiện việc công chứng không đúng quy định của pháp luật thì việc cơng chứng đó dù có thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng hay ở nơi khác cũng vậy. Hơn nữa, bản thân công chứng viên phải chịu trách nhiệm về văn bản công chứng. Do vậy, Luật Công chứng cần sửa đổi quy định này

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng (Trang 100 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)