Các chỉ tiêu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – CN huyện hải lăng – quảng trị (Trang 27 - 30)

Bảng 2.8 : Vòng quay vốn cho vay hộ sản xuất giai đoạn 2011 – 2013

1.4 Phân tích về hoạt động cho vay hộ sản xuất

1.4.1 Các chỉ tiêu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất

- Chỉ tiêu dư nợ cho vay hộ sản xuất.

Dư nợ cho vay: Đây là chỉ tiêu thời điểm phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay nhưng chưa thu lại được tính đến cuối kỳ thường là 01 năm. Chỉ tiêu này vừa phản ánh quy mơ tín dụng vừa phản ánh kết quả hoạt động cho vay và thu nợ của Ngân hàng.

Chỉ tiêu về tăng trưởng tương đối và tuyệt đối phản ánh mức tăng trưởng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, thể hiện chất lượng cho vay hộ sản xuất có xét về quy mô.

- Chỉ tiêu doanh số cho vay hộ sản xuất.

Doanh số cho vay: Đây là chỉ tiêu thời kỳ phản ánh khối lượng tiền mà Ngân hàng cho khách hàng vay trên cơ sở các hợp đồng tín dụng (sổ vay vốn) trong một thời gian nhất định thường là 01 năm, chỉ tiêu này thể hiện quy mô khoản đầu tư của Ngân hàng.

- Doanh số thu nợ hộ sản xuất.

Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu thời kỳ phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng thu được từ việc khách hàng trả nợ gốc trong một thời gian nhất định thường là 01 năm, DSTN càng tiến sát DSCV chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng là có hiệu quả.

DSTN = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ - Dư nợ cuối kỳ - Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay hộ sản xuất

Doanh số thu nợ hộ sản xuất Vòng quay vốn cho vay hộ sản xuất =

Dư nợ cho vay bình quân hộ sản xuất

Chỉ tiêu này phản ánh thực trạng sử dụng vốn của Ngân hàng. Nó đề cập đến việc hộ sản xuất có trả nợ thường xun và nhanh chóng hay khơng. Do đó nó phản ánh khả năng sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng. Nếu dư nợ cho vay bình quân tăng trưởng đều, vòng quay vốn càng lớn chứng tỏ các khoản cho vay của Ngân hàng có tính thanh khoản cao, khả năng sinh lợi tốt.

- Chỉ tiêu dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn khi cho vay hộ sản xuất

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng khơng hồn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn.

Khóa luận tốt nghiệp ĐH Cơng Nghệ Tp. Hồ Chí Minh

Tỷ lệ nợ quá hạn là phần trăm giữa nợ quá hạn và dư nợ cho vay hộ sản xuất ở một thời điểm nhất định:

Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất =

Nợ quá hạn hộ sản xuất

Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất

Xét về bản chất, cho vay là sự hoàn trả, do đó tính an tồn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng của hoạt động cho vay. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà khơng có lý do chính đáng thì nó sẽ chuyển sang nợ q hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì Ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay càng thấp.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể xem xét chỉ tiêu dư nợ xấu.

Dư nợ nợ xấu là chỉ tiêu thời điểm cho biết số tiền gốc mà HSX đã quá hạn trên 3 tháng với ngân hàng.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước. Nợ xấu được xác định là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5.

- Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, được

tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả n ợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

- Nhóm 3(Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ dưới tổ chức tín dụng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh

giá là khả năng tổn thất cao.

- Nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau : - Nhóm 1: 0% ; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất =

Dư nợ xấu hộ sản xuất

Tổng dư nợ hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – CN huyện hải lăng – quảng trị (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)