Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay hộ sản xuất của

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – CN huyện hải lăng – quảng trị (Trang 76 - 80)

Bảng 2.8 : Vòng quay vốn cho vay hộ sản xuất giai đoạn 2011 – 2013

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay hộ sản xuất của

của Ngân hàng trong thời gian tới.

3.3.1 Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương.

Thực hiện có kết quả cơng tác huy động vốn là cơ sở để Ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, tăng trưởng dư nợ. Hiện nay, trên địa bàn huyện ngoài NHNo&PTNT huyện Hải Lăng còn các Ngân hàng thương mại cổ phần như BIDV, Vietcombank, Viettinbank, Sacombank cạnh tranh rất gay gắt trong công tác huy động vốn. Vì thế, trong thời gian tới Ngân hàng cần đưa ra các giải pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rổi trong tầng lớp dân cư đó là:

- Nâng cao việc phục vụ khách hàng: tăng cường côn g tác tiếp thị, hiệu quả trong việc phục vụ khách hàng, luôn xem khách hàng là thượng đế, Ngân hàng có hoạt động được hay khơng một mặt là nhờ lịng tín của dân chúng, tạo được lòng tin cho dân chúng, tạo tâm lý an toàn, thoải mái cho khách hàng sẽ thu hút được nhiều cá nhận, tổ chức đến giao dịch với Ngân hàng, vận dụng chính sách lãi suất linh hoạt để khai thác tối đa những nguồn vốn có lãi suất thấp, nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân cư, đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn ổn định, có đủ nguồn vốn để Ngân hàng cấp tín dụng khơng phải đi vay của cấp trên nữa.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động: cần mở rộng các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu và tâm lý của người dân, như đưa ra các sản phẩm tiền gửi tính lãi bình thường theo ngày, lãi trả trước; liên kết với c ác tổ chức hành chính sự

Khóa luận tốt nghiệp ĐH Cơng Nghệ Tp. Hồ Chí Minh

nghiệp, các tổ chức kinh tế chính trị để tiến hành trả lương qua thẻ, hay thu hút các quỹ hoạt động của các tổ chức…

- Chính sách khuyến khích đối với khách hàng: cần có những dịch vụ ưu đãi như tiết kiệm có thưởng hoặc quà tặng vào các dịp lễ, tết cho các tài khoản, sổ tiết kiệm có số dư tiền gửi lớn, thời hạn gửi dài hay những khách hàng lâu năm.

- Hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng: nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất trong Ngân hàng để khách hàng cảm thấy thoải mái khi tới gia o dịch với Ngân hàng.

3.3.2 Mở rộng cho vay đi đôi với quản lý tốt từng món vay.

Kế hoạch của Ngân hàng trong năm tới đi đôi với công tác huy động vốn, phát triển sản phẩm dịch vụ là việc mở rộng hoạt động tín dụng, ưu tiên hàng đầu là cho vay kinh tế hộ, tuy nhiên, mở rộng tín dụng phải gắn liền với quản lý tốt từng món vay, đảm bảo hoạt động cho vay HSX có hiệu quả. Do đó, để mở rộng việc cho vay cần phát huy hơn nữa việc cho vay qua tổ thơng qua các tổ chức chính trị, xã hội như: hội Nông dân, hội Phụ Nữ, hội Cựu Chiến Binh…để thành lập các tổ vay vốn. Vì cho vay qua tổ giảm tải được công việc của CBTD để cán bộ tín dụng có thời gian kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, các tổ trưởng có trách nhiệm hướng dẫn bà con lập hồ sơ vay vốn, đôn đốc trả nợ đúng hạn, gi úp đỡ lẫn nhau trong việc học hỏi các hộ kinh doanh giỏi trên địa bàn, tuy nhiên cần hạn chế những khiếm khuyết khi cho vay qua tổ như việc tổ trưởng lạm dụng quyền hạn, bắt ép bà con, làm việc theo tình cảm.

3.3.3 Rút ngắn quy trình cho vay.

Đối với những hộ được coi là khách hàng truyền thống, có quan hệ vay vốn lâu năm thì q trình vay vốn có thể diễn ra nhanh hơn vì CBTD đã có được thơng tin về khách hàng đó, có thể khơng phải hướng dẫn họ cách lập hồ sơ vay vốn… rút ngắn thời gian tạo điều kiện cho hộ sản xuất vay vốn nhanh chóng và tăng năng suất lao động của CBTD, đối với những hộ sản xuất là khách hàng lần đầu giao dịch với ngân hàng thì CBTD cần niềm nở đón tiếp và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn một cách cụ thể, tranh thủ thời gian rảnh để về địa bàn xem xét, xác minh thông tin rồi đưa ra quyết định đối với khách hàng.

3.3.4 Nghiên cứu khách hàng.

Công tác cho vay hộ sản xuất tính pháp lý của hồ sơ vay vốn đơn giản, hồ sơ kinh tế gần như khơng có, CBTD thẩm định khách hàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà khơng có một cơ sở khoa học nào do đó vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, do đó ban lãnh đạo Ngân hàng cần đưa ra một số chỉ tiêu để chấm điểm, xếp hạng khách hàng một cách khách quan và có cơ sở hơn. Cùng với đó là việc tìm hiểu khách hàng kỹ hơn thơng qua chính quyền địa phương, lịch sử quan hệ với Ngân hàng, hay những khách hàng có quen biết với khách hàng đó.

3.3.5 Nâng cao nghiệp vụ của CBTD.

Ban lãnh đạo Ngân hàng cần thường xuyên tiến hành các khóa tập huấn để phổ biến cơ chế tín dụng, thể lệ tín dụng, cập nhật các chính sách mới, những phần mềm quản lý tín dụng mới, cũng như cử nhân viên tín dụng tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm với các Ngân hàng bạn, Ngân hàng cấp trên để nâng cao hơn nữa năng lực nghiệp vụ, giúp cho hoạt động cho vay diễn ra nhanh và có chất lượng hơn.

3.3.6 Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt hoạt động cho vay đến hộ sản xuất.

- Chi nhánh cần thường xuyên tha nh tra, kiểm tra việc cho vay hộ sản xuất với những món vay có giá trị lớn ở trung tâm và 2 phòng giao dịch Hội Yên và Nam Hải Lăng nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn.

- Ban lãnh đạo dốc thúc CBTD tăng cường công tác giám sát việc sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất định kỳ hoặc bất thường nhằm hướng họ sử dụng vốn đúng mục đích, tránh gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

3.3.7 Hiện đại hóa cơ sở vật chất ở Ngân hàng.

Hiện nay các máy móc thiết bị phục vụ cho cơng tác cho vay của Ngân hàng cịn hạn chế, khi bị hư hỏng thì các cơng đoạn sau khơng thực hiện được dẫn đến các hộ sản xuất phải chờ đợi lâu, có khi mất cả ngày vẫn khơng vay được vốn. Vì vậy, Ngân hàng cần có giải pháp, kiến nghị với ngân hàng cấp trên để nâng cấp trang thiết bị, phục vụ tốt nhất cho hoạt động của mình.

Khóa luận tốt nghiệp ĐH Cơng Nghệ Tp. Hồ Chí Minh

3.3.8 Tăng cường cơng tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.

Cần kiến nghị với Ngân hàng cấp trên nâng cấp hệ thống máy tính và đường truyền để hạn chế tối đa việc tắc nghẻn mạng dẫn đến việc không giao dịch được, khách hàng phải chờ đợi như tình trạng hiện nay, có như vậy mới giải phóng nhanh khách hàng đến giao dịch, tạo tâm lý thoải mái, tiết kiệm được thời gian, đây cũn g chính là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.

Ngân hàng luôn cố gắng để các khoản nợ quá hạn không xảy ra bằng cách sàng lọc, phân tích, thẩm định thật kỹ khách hàng vay vốn, tuy nhiên vẫn để xảy ra hiện tượng nợ quá hạn, nợ xấu. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần tăng cường công tác thu hồi các khoản nợ xấu, nợ xử lư rủi ro như CBTD thường xuyên gửi giấy báo nợ, gọi điện hay tới tận nhà để đòi nợ; liên hệ với tổ trưởng thúc giục các hộ sản xuất tới Ngân hàng trả nợ; liên hệ với chính quyền địa phương các cấp các ngành có các biện pháp về hành chính, họp dân để xử lý nợ thu hồi quá hạn, nợ xấu, nợ tồn đọng.

Theo kinh nghiệm của một số tỉnh thì một trong số các biện pháp được đưa ra để thu hồi các khoản nợ này có hiệu quả là: CBTD thơng qua các tổ Phụ Nữ, tổ Thanh Niên, hội Cựu Chiến Binh để tiến hành các cuộc họp theo từng thôn, từng đội để nêu tên những hộ nợ quá hạn N gân hàng, sau đó mỗi buổi sáng nêu tên nhắc nhở họ qua loa đài ở địa phương, việc này đã gây ra tâm lý khó chịu cho các hộ mắc nợ này, vì người dân ở vùng quê thường rất e ngại việc xấu của mình được cơng khai như vậy, nhờ đó mà Ngân hàng đã khá thành công trong việc thu hồi nợ.

3.3.9 Tiếp tục phát huy việc khoán chỉ tiêu cho từng cán bộ tín dụng.

Việc khốn chỉ tiêu về huy động vốn, dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, thu nợ xử lý rủi ro cho từng CBTD, trên cơ sở đó để đưa ra các hình thức thưởng, phạt về mặt vật chất và tinh thần cho họ. Việc khoán chỉ tiêu này một mặt tạo điều kiện để Ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, mặt khác lại hạn chế được tình trạng gia tăng của nợ quá hạn và nợ xấu.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – CN huyện hải lăng – quảng trị (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)