Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh sài gòn PGD hòa hưng (Trang 27 - 29)

1.2. Các yếu tố mở rộng cho vay tiêu dùng

1.2.3. Các yếu tố bên ngoài

Đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động: Nơi thành thị đông dân cư, học vấn cao, mức thu nhập khá thì nhu cầu vay của khách hàng sẽ cao hơn những khu vực nơng thơn dân cư ít. Như vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽ được mở rộng hơn ở những khu vực thành thị.

Mơi trường pháp lý: Hoạt động tín dụng chịu sự chi phối của môi trường pháp lý với các bộ luật, các quy định của Chính phủ, của NHNN, các bộ, ngành,... có liên quan bởi vì nó ln ln và bao giờ cũng phải đặt trong khuôn khổ pháp luật của một quốc gia nhất định (Nguyễn Thị Minh Hiền, 2003). Mơi trường pháp lý có thể hiểu là hệ thống các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền. Mỗi quốc gia khi thành lập cũng xây dựng cho mình một hệ thống các quy phạm để quản lý phù hợp với đặc điểm của quốc gia mình. Việc xây dựng các văn bản pháp luật chặt chẽ phù hợp với xu thế của nền kinh tế là rất quan trọng, có ảnh hưởng tới tồn bộ các ngành nghềtrong đó có ngành ngân hàng. Các văn bản chồng chéo nhau sẽgây khó khăn cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong làm việc và ký kết hợp đồng với khách hàng. Ngược lại, môi trường pháp lý tốt, các thủ tục đơn giản, ngắn gọn và nhanh chóng sẽ tạo điều kiện cho KH trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, từđó ngân hàng có thể mở rộng cho vay nói chung và CVTD nói riêng.

Mơi trường kinh tế: Ngành ngân hàng cũng như CVTD chịu tác động rất lớn bởi môi trường kinh tế, cụ thểlà giai đoạn của nền kinh tế. Trong giai đoạn kinh tếtăng trưởng, thì tỉ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập bình quân tăng, sẽ dẫn đến tiêu dùng tăng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động CVTD. Và ngược lại, trong giai đoạn kinh tế suy thoái, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế giảm sẽ tác động tiêu cực đến CVTD. Ngoài ra, hoạt động tín dụng có vai trị thúc đẩy kinh tế phát triển, nên hoạt động tín dụng (bao gồm cả cho CVTD) chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường kinh tế địa phương. Bởi lẽ danh mục tín dụng của ngân hàng phải hướng tới những ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn, những ngành, lĩnh vực kinh tế được Chính phủ/chính quyền địa phương ưu tiên phát triển trong từng thời kì nhất định. Một danh mục phù hợp với môi trường kinh tế sẽ hạn chếđược những rủi ro có thể xảy ra và tạo điều kiện duy trì lợi nhuận một cách bền vững cho ngân hàng.

Mơi trường chính trị: Sự ổn định của chính trị là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư. Chính trị mà ổn định thì các nhà đầu tư mới yên tâm mở rộng sản xuất đồng nghĩa với việc nhu cầu vốn tăng lên (Nguyễn Thị Ngọc Thảo, 2015). Ngược lại chính trị khơng ổn định sẽảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay.

Xu thế hội nhập quốc tếtrong lĩnh vực ngân hàng: Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng (bao gồm cảCVTD) tác động rất lớn bởi xu thế hội nhập quốc tế. Danh mục tín dụng của ngân hàng khơng chỉ gói gọn trong nước mà nó cịn mở rộng gia các quốc gia khác trên thế giới, vì vậy sự biến động kinh tế thế giới và khu vực ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh và cơ cấu danh mục tín dụng của ngân hàng. Hơn nữa, khi hoạt động trong môi trường quốc tế, các ngân hàng phải tuân thủ theo các chuẩn mực, quy ước do các tổ chức quốc tế như quỹ tiền tệ quốc tế IMF, ngân hàng thế giới, Ủy ban giám sát ngân hàng Basel,... ban hành.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh sài gòn PGD hòa hưng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)