Về sản phẩm cho vay

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh sài gòn PGD hòa hưng (Trang 62 - 63)

3.2. Các kiến nghị

3.2.2. Về sản phẩm cho vay

Một là, hội sở cần ban hành danh mục hồ sơ rõ ràng để thống nhất khi tư vấn cho KH, cũng như tránh trường hợp Phòng thẩm định yêu cầu những chứng từ khác ngoài danh mục hồsơ, gây phiền hà cho KH.

Hai là, quy định thời gian duyệt hồsơ cụ thể cho từng sản phẩm để tránh việc duyệt hồsơ quá lâu.

Ba là, về sản phẩm cho vay khơng có TSĐB:

• Cần quy định rõ về hạn mức cho vay. Ví dụ như tối đa 10 đến 12 lần lương sau thuế hoặc đối với cán bộ công chức Nhà nước thì tính hạn mức theo cơng thức sau:

HMTD = Hệ sốlương cơ bản * Mức lương tối thiểu * Hệ sốquy đổi

• Tăng tỉ lệ DTI lên khoảng từ50% đến 70% để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm vay khơng có TSĐB.

Bốn là, về sản phẩm cho vay có TSĐB:

• Nới rộng thời gian cho vay hoàn vốn lên đến 12 tháng để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Hiện tại có nhiều ngân hàng có thời gian cho vay hồn vốn rộng hơn VPBank, ví dụ: Thời gian cho vay hoàn vốn là 12 tháng đối với ngân hàng Shinhan, 24 tháng đối với ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB).

• Không quy định trần số tiền cho vay tối đa

• Quy định nới lỏng hơn đối với các đối tượng mua bảo hiểm. Ví dụ như : Giá trị tài sản thế chấp lớn hơn số tiền vay thì khơng cần mua bảo hiểm.

• Bỏ tỷ lệ DTI và thay bằng chi phí sinh hoạt tối thiểu cho cá nhân. Ví dụ: Chi phí sinh hoạt cá nhân (4 triệu đồng/tháng), hộ gia đình (7 triệu đồng/tháng), người phụ thuộc (2 triệu đồng/tháng),...

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh sài gòn PGD hòa hưng (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)