Quy trình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh sài gòn PGD hòa hưng (Trang 36 - 43)

2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt

2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt

2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Sài Gòn - Phòng giao dịch Hòa Hưng Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Sài Gòn - Phòng giao dịch Hòa Hưng

Bước 1: Qung cáo tiếp th

Để khách hàng biết đến các sản phẩm dịch vụ CVTD hiện tại có ở phịng giao dịch, Ngân hàng thực hiện việc quảng cáo, tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại

Phịng Giao Dịch

Phịng KHCN

Kế Tốn

ngân quỹ Giao Dịch Viên

Chuyên viên tín dụng

Nhân viên tín

dụng

chúng, các biển quảng cáo và các biển giới thiệu thủ tục và điều kiện cho vay. Ngân hàng có thể gửi tờ rơi ở các khu quy hoạch đô thị hoặc các nơi có tiềm năng sử dụng các sản phẩm dịch vụ CVTD. Ngoài ra giao dịch viên cũng như cán bộ bán hàng cũng có thể giới thiệu tư vấn các thông tin sản phẩm. CBTD liên hệ, trao đổi với KH để nắm được thực trạng và nhu cầu của KH:

• Thơng tin và tư cách pháp lý người vay và những người liên quan

• Các thông tin cá nhân của KH: Trình độ học vấn, nghề nghiệp, q trình cơng tác, tình trạng hơn nhân,...

• Thơng tin về nhu cầu và điều kiện vay của KH CBTD tư vấn, giới thiệu với KH:

• Sản phẩm vay bao gồm nội dung về phương án vay: Số tiền, thời hạn, lãi suất,... và dự kiến phương án đảm bảo tín dụng như thế chấp, tín chấp, bảo lãnh,...

• Thủ tục, quy trình vay vốn

Bước 2: Thu thp hsơ vay vốn

Khi khách hàng đến VPBank Hịa Hưng, CBTD có nhiệm vụ tiếp xúc, giới thiệu kĩ lại các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và tìm hiểu tất cả các thơng tin có liên quan của khách hàng như tư cách pháp lý, trình độ, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân,... nhu cầu và điền kiện vay của khách hàng (phương án vay, số tiền, thời hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo,...). CBTD phải đối chiếu ngay với những quy định hiện hành của PGD, sau đó thơng báo cho khách hàng về các điều kiện và thủ tục vay vốn, hướng dẫn làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết. CBTD sẽhướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồsơ:

• Hồsơ pháp lý bao gồm CMND (hoặc hộ chiếu), sổ hộ khẩu (hoặc KT3 trong trường hợp chưa có hộ khẩu tại nơi muốn vay vốn), giấy đăng ký kết hôn (nếu có) hoặc giấy xác nhận tình trạng hơn nhân (trường hợp độc thân). • Hồ sơ tài chính bao gồm tất cả hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập của KH,

nếu nguồn thu nhập từ lương (hợp đồng lao động còn thời hạn, bản lương hoặc sao kê lương), nếu nguồn thu nhập từ kinh doanh (giấy phép đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn nếu có), hoặc nếu nguồn thu từ cho thuê tài sản (chứng từ chứng minh quyền sở hữu tài sản thuê, chứng từ chứng minh thu nhập từ tài sản th).

• Hồ sơ TSĐB (nếu có): Trong trường hợp KH mua nhà, mua xe và đảm bảo bằng chính nhà hoặc xe định mua thì khơng cần chuẩn bị thêm hồsơ. Trường hợp mục đích khác hoặc dùng tài sản khác thì khách hàng cần chuẩn bị hồsơ chứng minh quyền sở hữu tài sản.

CBTD kiểm tra chính xác, đầy đủ và hợp lệ các hồ sơ mà KH cung cấp, nếu có thiếu sót thì phải u cầu khách hàng bổ sung.

Nếu KH đủ điều kiện vay vốn thì tiếp tục bước 3, nếu KH khơng đáp ứng hoặc khơng có khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn thì CBTD từ chối, thơng báo ngay cho KH.

Bước 3: Thẩm định hsơ vay

Bước này được thực hiện ở cấp PGD.

Đầu tiên, CSR (chuyên viên dịch vụ KH thuộc Phòng dịch vụ KH được đặt tại PGD) tra thông tin lịch sử tín dụng (CIC) của KH trên trang web thơng tin tín dụng www.cic.org.vn. Khi có kết quả, CSR in ra, ký tên đóng dấu đã đối chiếu bản gốc và chuyển lại cho CBTD đểđánh giá kết quả CIC. Nếu thông tin CIC của KH đáp ứng yêu cầu thì thực hiện các cơng việc tiếp theo của bước 3, nếu khơng đáp ứng u cầu thì CBTD từ chối, thông báo ngay cho KH.

Tiếp theo, CBTD tư vấn cho KH về việc định giá chính thức TSĐB trước phê duyệt (nếu có), hướng dẫn KH đặt cọc phí định giá (trường hợp thẩm định qua các cơng ty thẩm định) và gửi giấy đề nghị định giá tới đơn vị định giá. Nếu kết quả định giá TSĐB không đáp ứng yêu cầu của VPBank hoặc giá trị định giá không thỏa mãn nhu cầu vay của KH thì CBTD thơng báo từ chối KH.

Nếu kết quảđịnh giá TSĐB đáp ứng các yêu cầu thì CBTD hồn thiện các thông tin và ký tên vào phần dành cho ngân hàng trên giấy đề nghị vay vốn, sau đó trình bộ hồsơ lên Giám đốc. Giám đốc kiểm tra hồsơ đề nghị vay vốn, nếu hồsơ không đầy đủ, hợp lệ, chính xác, đáp ứng yêu cầu thì gửi lại cho CBTD, nếu hồsơ đạt chuẩn thì ký xác nhận trên giấy đề nghị vay vốn, chuyển cho CBTD.

CSR nhận hồsơ vay vốn từ CBTD và scan toàn bộ hồsơ lên phần mềm FinnOne.

Bước 4: Tái thẩm định và phê duyt

Bước này được thực hiện bởi Trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng tập trung thuộc khối vận hành.

Thẩm định là q trình ngân hàng xem xét lại tồn bộ hồsơ khách hàng cung cấp, đánh giá lại tất cả các thông tin. Thẩm định thực tế tại nơi khách hàng có trụ sở, nhà xưởng, tài sản thế chấp, nơi thực hiện phương án vay vốn. Bước này do chuyên viên thẩm định thuộc Trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng tập trung thực hiện. Các chuyên viên thẩm định cẩn thận hồsơ vay vốn, tham khảo thông tin từphương tiện thông tin đại chúng, từđồng nghiệp, từ các nguồn khác đảm bảo kết quả thẩm định có độ tin vậy cao nhất. Công tác thẩm định cụ thể bao gồm:

• Thẩm định vềtư cách và lai lịch khách hàng, lịch sử xuất thân, nghề nghiệp, sức khỏe, quan hệ gia đình, tư cách bản thân (trình độ học vấn, khả năng chuyên mơn,...)

• Thẩm định tài chính của KH • Thẩm định mục đích vay vốn

• Thẩm định vềTSĐB:

 Nếu TSĐB là các chứng từ có giá, nhân viên tín dụng sẽ định giá dựa trên mệnh giá hoặc giá trị hiện tại của nó.

 Nếu TSĐB là xe ơ tơ thì nhân viên tín dụng dựa trên hợp đồng mua xe, giá cả của loại xe đó hiện đang được bán trên thị trường hoặc giá của các loại xe cùng loại.

 Nếu TSĐB thuộc loại khác thì nhân viên tín dụng sẽ chuyển cho bộ phận thẩm định để tiến hành thẩm định.

Chuyên viên thẩm định sẽ dùng các biện pháp nghiệp vụ để đối chiếu, xác minh từ đó xác định sự phù hợp các điều kiện với ngân hàng của KH.

Sau đó, Trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng tập trung sẽđưa ra Nghị quyết hoặc Quyết định phê duyệt tín dụng ( sau khi có kết quả thì hệ thống sẽ tựđộng gửi thư điện tử hoặc tin nhắn đến thông báo cho KH về kết quả phê duyệt) là đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng, nếu đồng ý sẽ chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 5: Thông báo cho KH

CBTD gọi điện thoại cho KH để thông báo kết quả phê duyệt khoản vay (hạn mức, thời hạn) và các điều kiện giải ngân theo Nghị quyết hoặc Quyết định phê duyệt tín dụng.

CSR soạn Thơng báo tín dụng trình cho Giám đốc ký, sau đó chuyển cho KH. Nếu KH đồng ý với các điều kiện khoản vay, sang bước tiếp theo.

Trung tâm hỗ trợ và xử lý tín dụng tập trung thuộc khối vận hành thực hiện các thủ tục nhận TSĐB và cùng các bên liên quan thực hiện nhập kho TSĐB.

Bước 6: Gii ngân

Trung tâm hỗ trợ và xử lý tín dụng tập trung thuộc khối vận hành thực hiện soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hồsơ giải ngân.

Lưu ý:

• CSR hướng dẫn KH ký hợp đồng tín dụng, thơng báo nhận nợ, đề nghị giải ngân, ủy nhiệm chi

• CSR chứng kiến KH ký hồsơ, xác thực chữ ký trên hợp đồng tín dụng và các hồsơ giải ngân đúng là của KH vay vốn

Tùy vào mong muốn của KH sẽ có nhiều hình thức giải ngân khác nhau, ở VPBank sẽ có hai hình thức giải ngân chính là bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người thụhưởng.

Sau khi hoàn tất hồsơ và các điều kiện cần thiết theo quy định, CBTD gửi một bản hợp đồng tín dụng và các giấy tờliên quan đến bộ phận giao dịch để thực hiện việc giải ngân. Bộ phận giao dịch căn cứ vào hợp đồng tín dụng kiêm khế ước nhận nợ hoặc hợp dồng tín dụng và khế ước nhận nợ, biên bản xác nhận nhu cầu vay vốn, giấy rút tiền mặt hoặc ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi tiền, phiếu xuất nhập kho TSĐB (nếu có), CMND, hộ khẩu hoặc các giấy tờ có giá trịtương đương của KH vay hoặc người giao dịch và các giấy tờ liên quan cần thiết, sau đó kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán, nếu hợp lệ sẽ tiến hành giải ngân.

Bước 7: Kim tra và x lý n vay

Đểđảm bảo an toàn cho khoản vay, nhân viên tín dụng phải chủđộng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay định kỳ, tình trạng TSĐB, thơng báo và đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc khi đến hạn.

Nếu khi đến hạn, khách hàng có lý cho chính đáng chưa trả được gốc hoặc lãi thì nhân viên tín dụng đề xuất gia hạn nợ gốc hoặc lãi. Nếu khơng có đơn gia hạn thì nhân viên tín dụng thực hiện việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời tăng cường đôn đốc khách hàng trả nợ. Khi đó gia hạn cho khách hàng nhưng vẫn khơng có khảnăng trả nợ, chuyển nợ quá hạn tối đa một tháng sẽ chuyển hồsơ cho phòng thu hồi nợ.

Trước ngày đáo hạn trả nợ, ngân hàng có thể sẽ thơng báo cho KH về số ngày thanh tốn, số tiền thanh tốn bằng nhiều hình thức như điện thoại, email, thư từ,... khi các khoản vay được chấp hành đúng quy định, kế toán sẽ tất tốn khoản vay, giải tỏa các hợp đồng có liên quan. Khi khách hàng gặp khó khăn tài chính tạm thời không trả được nợ sẽ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, lãi suất cơ cấu lại thời hạn trả nợ không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm cơ cấu lại.

Lãi suất cho vay áp dụng đối với dư nợ gốc quá hạn (lại suất quá hạn): Bằng 150% lãi suất trong hạn áp dụng tại thời điểm chuyển nợ quá hạn. Trường hợp KH trả nợ khoản vay trước hạn và thời điểm cho vay thực tế là không quá 15 ngày, KH sẽ phải chịu mức lãi suất cho vay theo ngày với mức lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn đang áp dụng nhưng số tiền lãi vay tối thiểu trong mọi trường hợp phải bằng 0,3% giá trị khoản vay theo hợp đồng hoặc 200.000 đồng tùy theo giá trị nào cao hơn. Tiền lãi được tính trên cơ sở một năm là 365 ngày, số tiền phải trả lãi mỗi kỳ bằng dư nợ gốc thực tế tại thời điểm tính lãi nhân với lãi suất đang áp dụng tại thời điểm tính lãi, chia cho 365.

Thanh lý TSĐB: Khi KH khơng trả được các khoản nợ q hạn thì ngân hàng sẽ phát mãi TSĐB, đồng thời tiến hành thủ tục truy đòi, khởi kiện trước tòa. Sau khi đã xử lý xong, nếu thu đủ sẽ khóa hồ sơ, nếu chưa đủ sẽ bù đắp bằng quỹ dự phòng theo quy chếđể khóa sổ.

Bước 8: Tất tốn và lưu trữ h

Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi vay và các chi tiêu thì tiến hành thanh lý hợp đồng, xuất kho hồsơ tài sản thế chấp, thông báo giải chấp đến các cơ quan có thẩm quyền,... Sau khi hồn tất các thủ tục, hồ sơ tín dụng được đóng thành tập riêng để lưu trữtheo quy định của NHNN.

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tiêu dùng ti VPBank

(Nguồn: Theo Quyết định số12/2015/QĐi-TGĐ)

2.2.2. Sản phẩm, chính sách cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh sài gòn PGD hòa hưng (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)