Những tồn tại và nguyên nhân trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh sài gòn PGD hòa hưng (Trang 57 - 61)

giao dch Hịa Hưng:

Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, các quy định của ngân hàng trong việc cho khách hàng vay vốn, trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một tiến trình nhất định, kể từ khi chuẩn bị hồsơ vay vốn đến khi chấm dứt hợp đồng. Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động CVTD của ngân hàng. Quy trình CVTD khơng hợp lý, khơng khoa học là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ra quyết định sai lầm và dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, việc hồn thiện quy trình tín dụng là vơ cùng cần thiết. Hiện nay, quy trình CVTD của VPBank Hịa Hưng cịn có một số tồn tại sau:

Thứ nhất, thời gian thẩm định quá lâu trong khi CVTD đòi hỏi tốc độ duyệt hồ sơ nhanh, do thẩm định qua nhiều khâu từ cấp PGD đến phòng thẩm định, cụ thể là: CBTD đến Giám đốc, cuối cùng mới đến Trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng tập trung. VPBank là một trong những ngân hàng ở Việt Nam tiên phong trong việc áp dụng quy trình phê duyệt tập trung, vì vậy mơ hình phê duyệt tập trung mới đi vào vận hành, cịn non trẻ nên khơng tránh khỏi những sự bất tiện cho đơn vị kinh doanh. Mơ hình phê duyệt tập trung sẽ mất nhiều thời gian để thẩm định và xem xét hồ sơ vay của khách hàng hơn mơ hình phê duyệt phân quyền truyền thống, từđó khơng tránh khỏi những hối thúc của khách hàng.

Thứ hai, khâu scan hồsơ trình lên phịng thẩm định mất nhiều thời gian.

Thứ ba, một CBTD phải làm rất nhiều việc như tiếp thị, làm tờ trình, nhắc nợ, gia hạn nợ,... để hồn thành quy trình cho vay, trong khi đó vẫn phải tiếp tục “bán” các sản phẩm dịch vụ khác theo chỉ tiêu mà Ngân hàng đặt ra.

2.3.2. Về sản phẩm

Một là, khơng có danh mục hồ sơ danh mục hồ sơ cụ thể cho từng loại sản phẩm, nên CBTD tự theo kinh nghiệm bản thân đểhướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồsơ. Hai là, chưa quy định rõ ràng thời gian phê duyệt hồsơ, dẫn đến thời gian phê duyệt hồ sơ khá lâu, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm CVTD của VPBank.

Ba là, về sản phẩm cho vay khơng có TSĐB:

• Việc tính tốn hạn mức vay cho KH cịn nhiều khó khăn, đặc biệt nhất là trong khâu tư vấn sản phẩm cho KH, hay trong trường hợp KH làm trong cơ quan Nhà nước.

• Chỉ số DTI là khá thấp (25% đến 30%) so với mặt bằng chung các món vay khơng có TSĐB, thường tỉ lệ này dao động từ 50% đến 70%. Ví dụ như tại ngân hàng Shinhan là 60%, thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng là 70%.

Bốn là, về sản phẩm cho vay có TSĐB:

• Thời gian cho vay hồn vốn q ngắn (3 tháng đối với ô tô, 6 tháng đối với BĐS). Trong thực tế, có những trường hợp KH mượn tiền người thân trước đó.

• Khống chế số tiền cho vay tối đa (10 tỷ đối với mua hoặc hoàn vốn BĐS, 3 tỷ đối với hoàn vốn xây dựng hoặc sửa nhà có giấy phép xây dựng và 1 tỷ đối với khơng có giấy phép xây dựng, 5 tỷđối với mua ơ tơ hoặc hồn vốn mua ơ tơ, 3 tỷđối với các mục đích chi tiêu khác). Thực tế, BĐS tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có giá trị rất cao, quy định số tiền cho vay tối đa như vậy, vơ hình chung đã bỏ mất lượng KH V.I.P có nhu cầu vay lớn.

• Việc quy định KH mua bảo hiểm là cứng nhắc, có tính chất bắt buộc hoặc KH nếu khơng mua bảo hiểm thì phải chịu cộng thêm 2% lãi suất. Thực tế, có một số KH không để ý hoặc không được tư vấn về điểm này, dẫn đến VPBank giảm khảnăng cạnh tranh so với các tổ chức tín dụng khác.

• Việc áp dụng chỉ số DTI nhỏ hơn hoặc bằng 70%, nhiều trường hợp phát sinh không hợp lý, dẫn đến không khai thác tiếp được KH đó trong tương lai. Ví dụ: KH có thu nhập 100 triệu đồng/tháng thì KH chỉ được dùng 70 triệu đồng cho trả nợ và 30 triệu còn lại KH tiêu dùng cho sinh hoạt phí, trong khi chi phí sinh hoạt của KH chỉ từ5 đến 10 triệu đồng/tháng.

2.3.3. Về các nhân tố khác

Thứ nhất, lãi suất cho vay quá cao do lãi suất huy động đầu vào cao.

Thứ hai, thực tế là chất lượng nhân viên tại VPBank Hòa Hưng hiện nay chưa thật sự tốt nhất, cụ thểnhư một số CBTD không có bằng đại học hoặc bằng cấp chun mơn liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp CBTD tỏthái độ cáu gắt với KH. Vì áp lực cơng việc, CBTD rất dễcó thái độ khó chịu, mệt mỏi, khơng có đủ thời gian để tư vấn cặn kẽ, nhiệt tình những thơng tin cần thiết cho khách hàng. Bên cạnh đó, VPBank Hịa Hưng chưa có các lớp, khóa đào tạo vềkĩ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng cho nhân viên.

Thứ ba, thiết bị cơng nghệ hiện đại vẫn cịn nhiều thiếu sót cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể là, máy in rất thường xảy ra sự cố, hệ thống phần mềm đôi khi bị chậm, có trường hợp phải mất một lúc lâu sau mới nhận được e-mail. Điều đó khiến CBTD gặp khó khăn trong vấn đề in tài liệu đểtư vấn cho khách hàng hoặc hoàn tất hồsơ vay, dẫn đến ảnh hưởng doanh số của PGD. Do VPBank - CN Sài Gòn - PGD Hịa Hưng khá nhỏ (quy mơ cấp 4) nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót về các thiết bị công nghệ phục vụ cho kinh doanh.

Thứ tư, Về chính sách khách hàng và hoạt động marketing, chi phí dùng cho việc quảng cáo sản phẩm của đơn vịchưa nhiều nên PGD bị thụđộng trong việc đưa ra các chương trình quảng bá đến khách hàng. Nguyên nhân do VPBank vẫn chưa có một quy trình chuẩn nào để hướng dẫn cụ thể các hoạt động marketing, nên trong quá trình thực hiện, mỗi CBTD sẽ thực hiện theo cách riêng của mình, do đó hiệu quảđạt được khơng cao do thiếu tính thống nhất.

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH SÀI GÒN - PHÒNG GIAO

DỊCH HÒA HƯNG

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh sài gòn PGD hòa hưng (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)