PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về cổ phiếu
1.2 Những vấn đề chung về giá trị cổ phiếu
Một cổ phiếu thường mang trong mình rất nhiều giá trị, dưới đây là một sô định nghĩa về giá trị của cổ phiếu thường và cách xác định chúng.
1.2.1 Mệnh giá cổ phiếu
Mệnh giá (Par value): giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu lã mệnh giá
của cổ phiếu. Mệnh giá của mỗi cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa, thậm chí ở Mỹ người ta cịn phát hành cổ phiếu không cỏ mệnh giá (no par-value stocks), bởi vì đối với cổ phiếu mệnh giá ít có ý nghĩa kinh tế.
Thông thường khi công ty mới thành lập mệnh giá cổ phiếu được tính như sau:
Mệnh giá cổ phiếu mới phát hành =
Theo Tiến sĩ Bạch Đức Hiển thì mệnh giá cổ phiếu thường hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm cơng ty phát hành cổ phiếu thường, việc xác định mệnh giá của cổ phiếu thường dựa vào việc lấy vổn điều lệ của công ty chia cho sổ cổ phần đăng ký phát hành. Chính vì vậy mệnh giá cổ phiếu khơng có giá trị thực tề dối với nhà đầu tư nên nó khơng liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu đó.
1.2.2 Giá trị sổ sách cổ phiếu
Giá trị sổ sách (book value) của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế tốn của cơng ty nhằm phản ánh tình
ổ àả ổố ợá
ố ổế ị ổườ ế ư đãếó
trạng vốn cổ phần tại thời điểm nhất định. Giá trị sổ sách của công ty được xác định bằng cách:
Giá trị sổ sách =
Việc xác định giá trị sổ sách của cổ phiều thường giúp cho cổ đông thấy được giá trị tăng thêm hoặc giảm đi của cổ phiếu thường trong một thời gian hoạt động của cơng ty so với vốn góp ban đầu. Thật vậy, trên bảng cân đối kế tốn, nếu lấy tồn bộ tài sản trừ nợ phải trả chính là phần giá trị tài sản rịng của công ty và bằng vốn cổ phần.
Một hạn chế lớn nhất của giá trị sổ sách là việc không thể hiện được tiềm năng phát triền cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư về công ty trong tương lai. Giá trị sổ sách chỉ cho biết giá trị tài sản của cơng ty cịn lại là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh.
1.2.3 Giá trị thực của cổ phiếu
Giá trị lý thuyết (nội tại - intrinsic value): là giá trị thực của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Được tính tốn căn cứ vào cổ tức cơng ty, triển vọng phát triển của công ty và lãi suất thị trường. Đây là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu, đánh giá được giá trị thực của cố phiếu để so sánh với giá trị thực cùa cổ phiếu thường là Kỹ thuật định giá chiết khấu và Kỹ thuật định giá so
sánh.
Đề xác định giá trị thực của cổ phiếu, thông thường các nhà nghiên cứu thường sử dụng 2 phương pháp là chiết khấu dòng tiền và định giá so sánh.
Định giá theo phương pháp chiết khấu cổ tức (phương pháp DDM): Giá trị cổ phiếu hiện tại là giá trị qui về hiện tại của toàn bộ cổ tức trong tương lai. Đây là mơ hình đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với quan điểm nhìn nhận và đánh giá giá trị doanh nghiệp của các nhà đầu tư thiểu số. Song phương pháp DDM cùng tồn tại nhưng nhược điểm đó là: việc dự báo lợi tức cổ phần khơng phải là dễ dàng. Điều này phụ thuộc vào chính sách phân chia lợi tức cổ phẩn trong tương lai. Thêm vào đó việc xác định các tham sổ có tính thuyết phục khơng cao.
Để khắc phục những nhược điểm cùa phương pháp chiết khấu cổ tức các nhà nghiên cứu thường sử dụng thêm phương pháp định giá dựa vào dòng tiền thuần (FCF).
Định giá dựa vào dòng tiền thuần (FCF): Luồng tiền tự do FCF là luồng tiền không dược giữ lại để đầu tư. Phương pháp này dịnh giá toàn bộ doanh nghiệp bao gồm cả nợ và vốn chủ sở hữu, bằng cách ước tính dịng tiền tạo ra cho doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí hoạt động vả thuế nhưng khơng trừ khốn chi phí vay cùa doanh nghiệp. Số tiền thu nhập cịn lại sau khi giữ một phần để tái đẩu tư vào kinh doanh chính là để trả cố tức. Vì vậy cổ tức chính là luồng tiền tự do tính trên một cổ phần. Việc sử dụng mơ hình FCF sẽ tính được giá trị cổ phiếu trong trường hợp công ty không chi trả cổ tức.
Phương pháp 2: Phương pháp định giá so sánh bao gồm
Định giá theo phương pháp sừ dụng tỷ số P/B. Biểu hiện giá chứng khốn bình qn trên thị trường cho một đơn vị giá trị tài sản (thư giá) bình quân của cổ phiếu và xấp xỉ bằng thị giá cho mồi cổ phiếu chia chi giá trị tài sản của cổ phiếu đó.
Trong đó: P/B là giá cổ phiếu so với giá trị ghi sổ cùa cồ phiếu đó.
Phương pháp này chỉ ra mức giá cổ phiếu hiện tại theo quan diềm trị giá tài sản của cố phiếu. Ngoài ra, một phương pháp định giá so sánh nữa thường được sử dụng là:
Định giả theo phương pháp sứ dụng tỷ sổ P/E: Phương pháp này dựa trên giá trị của doanh nghiệp tương đương hoặc có thể so sánh để tìm ra giá trị của một doanh nghiệp cần định giá, nó chỉ dược áp dụng trong điều kiện thị trường chứng khốn phát triển, có nhiều doanh nghiệp tương đương đang được niêm yết và giao dịch trên thị trường.
Giá mỗi cổ phiếu = P/E*EPS
Trong đó:
P/E là hệ số giá trên thu nhập cổ phiếu. EPS là thu nhập trên một cổ phiếu.
Phương pháp này chỉ ra mức giá cổ phiếu hiện tại theo quan điểm trị giá tài sản của cổ phiếu. Định giá theo phương pháp P/E có ưu điểm là có thề dùng để định giá cổ phiếu trong nhiều trường hợp như sáp nhập, mua lại. Phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng, hoặc thậm chí định giá các cổ phiếu chưa được giao dịch. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm. Do thu nhập (Eamings) là những số liệu kế toán cơ bản nên nếu trong ngành, các doanh nghiệp không áp dụng các nguyên tắc kế tốn giống nhau thì cũng khơng nên sừ dụng phương pháp này đề định giá cổ phiếu.
Giá thị trường (Markct value): là giá của cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm nhất định. Tùy theo quan hệ cung cầu mà giá thị trường có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng giá trị thực cua nó tại thời điểm mua bán. Quan hệ cung cẩu cổ phiếu, đến lượt nó lại chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội... Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là giá thị trường của cơng ty và khả năng sinh lợi của nó.
Giá thị trường có hai loại là giá mở cửa và giá đóng cửa: trong đó giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch và giá mở cửa chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch hơm trước. Chính vì vậy, để đảm bảo sự chính xác trong việc xác định giá thị trường của cổ phiếu tác giả lựa chọn giá đóng cửa làm giá tham chiếu để tính giá trị trung bình của cổ phiếu trong từng năm.
Giá trị thị trường là nhân tố chịu nhiều tác động của nhiều nhân tố cả bên trong lẫn bên ngồi của doanh nghiệp vì vậy đây chính là đối tượng nghiên cứu chính trong khóa luận lần này.