PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu
3.1 Mơ hình nghiên cứu
3.1.2 Các biến và giả thuyết nghiên cứu
Biến phụ thuộc là biến số mà ta quan tâm đến giá trị của nó, thường ký hiệu là Y và nằm ở vế trái phương trình. Biến phụ thuộc cịn được gọi là biến được giải thích (explained variable) hay biến phản ứng. Trong nghiên cứu này biến phụ thuộc chính là giá thị trường của cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
b. Biến độc lập
Biến độc lập là biến số được cho là tác động đến biến phụ thuộc, thường được ký hiệu là X và nằm ở vế phải phương trình. Biến độc lập cịn được gọi là biến giải thích (explanatory variable) hay biến điều khiển (control variable).
Trong đề tài khóa luận này, các yếu tố kinh tế tác động đến thị giá cổ phiếu của NHTMCP Á Châu niêm yết trên TTCK Việt Nam chính là các biến độc lập được nghiên cứu trong mơ hình hồi quy tuyến tính bội, cụ thể là 11 biến độc lập sau:
Tăng trưởng GDP (GDP)
Khi nền kinh tế có xu hướng phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ tăng qua các năm và tác động cùng chiều đến hoạt động của các NHTM, thị giá cổ phiếu của các NHTM sẽ tăng và ngược lại. Khóa luận đặt ra giả thuyết rằng tốc độ tăng trưởng GDP tăng thì thị giá cổ phiếu của các NHTM tăng. Để kiểm định tác động của tăng trưởng GDP đến thị giá cổ phiếu của các NHTM cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam, ta có giả thuyết:
Giả thuyết 1:
H0: Tăng trưởng GDP tác động cùng chiều đến thị giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại.
H1: Tăng trưởng GDP tác động ngược chiều đến thị giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại.
Tỷ lệ lạm phát (I)
Lạm phát là một trong những chỉ báo kinh tế vĩ mô quan trọng nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích kinh tế. Tác động của lạm phát diễn ra rất rộng đối với nhiều lĩnh vực và thị trường chứng khốn cũng khơng phải là ngoại lệ.
Trong nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013) hay trong một nghiên cứu khác của Mohamed và cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng lạm phát tác động cùng chiều với thị giá cổ phiếu của NHTM. Tuy nhiên, Mukharjee và Naka (1995) nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Nhật Bản đã chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu.
Vì vậy, lạm phát ở mức độ vừa phải được xem là giúp tăng trưởng kinh tế kích thích các ngân hàng phát triển. Tuy nhiên, lạm phát quá cao sẽ khiến cho nền kinh tế bị suy thoái, các doanh nghiệp hoạt động sẽ khó khăn, nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản. Điều này khiến cho hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Trong giai đoạn 2009-2017, nền kinh tế cũng như tỷ lệ lạm phát có nhiều biến động, điều đó ảnh hưởng tương đối lớn đối với các NHTM Việt Nam. Dựa trên lý thuyết và thực tế, giả thuyết cuối cùng được đặt ra:
Giả thuyết 2:
H0: Lạm phát tác động cùng chiều đến thị giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
H1: Lạm phát tác động ngược chiều đến thị giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Tỷ giá hối đoái (EX)
Trong bài nghiên cứu của Mukharjee và Naka (1995) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ giá hối đoái và thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Tokyo. Mặt khác, Gautam Goswami và Sung-Chang Jung (1997) lại thấy trên thị trường Hàn Quốc tỷ giá hối đối có mối quan hệ ngược chiều với giá cổ phiếu. Từ
đó tác giả rút ra được hai lý thuyết ngược chiều nhau về mối quan hệ giữa tỷ giá tác động với thị giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại.
Giả thuyết 3:
H0: Tỷ giá USD/VND tác động cùng chiều tới thị giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
H1: Tỷ giá USD/VND tác động ngược chiều tới thị giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Cung tiền M2 (M2)
Quan hệ cơ bản giữa cung tiền và TTCK là mối quan hệ cùng chiều thơng qua chính sách tiền tệ. Nếu Chính phủ thi hành chính sách tiền tệ mở rộng nghĩa là tăng lượng cung tiền trong lưu thơng thì việc tiêu dùng hàng hóa, các tài sản tài chính như chứng khốn sẽ tăng lên làm gia tăng tính thanh khoản trên TTCK. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm lãi suất chiết khấu và tăng giá kỳ vọng thu nhập trên chứng khốn. Ngược lại nếu sử dụng chính sách tiền tệ thu hẹp thì với cơ chế tương tự, lãi suất chiết khấu trong mơ hình định giá chứng khốn tăng lên làm giá chứng khoán giảm, NĐT sẽ lựa chọn đầu tư vào các chứng khốn có thu nhập ổn định thay vì đầu tư vào cổ phiếu trên TTCK. Vậy nên, tác giả đặt ra giả thuyết là:
Giả thuyết 4:
H0: Cung tiền M2 tác động cùng chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
H1: Cung tiền M2 tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Giá vàng (GOLD)
Vàng có tính thanh khoản rất cao và khả năng phản ứng nhanh đối với sự thay đổi giá, đồng thời sự biến động của giá vàng có ảnh hưởng đến phần lớn các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có TTCK. Các NĐT thường sử dụng chiến lược
quản trị rủi ro đơn giản là đa dạng hóa danh mục đầu tư vào hai loại hàng hóa là dầu hoặc vàng, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, để đề phịng rủi ro vì hai khoản đầu tư này thường có mối quan hệ nghịch đảo với xu hướng biến động của TTCK.
Trong các cuộc khủng hoảng tài chính hay bất ổn về chính trị, khi giá CP sụt giảm làm giảm niềm tin của các NĐT thì giá vàng lại thường tăng mạnh và được xem là “nơi tránh bão” để tránh thiệt hại cho các NĐT suốt những thời kỳ này.
Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian là 10 năm nên tác giả sử dụng giả thuyết vàng và giá chứng khốn có mối quan hệ đồng biến.
Giả thuyết 5:
H0: Giá vàng tác động cùng chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Châu.
H1: Giá vàng tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á
Quy mơ ngân hàng (TTS và VCSH)
Có thể thơng qua nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá quy mô của một ngân hàng như tiền gửi của khách hàng, tài sản, vốn chủ sở hữu… Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô ngân hàng lên cấu trúc vốn trên khía cạnh tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Theo nhiều nghiên cứu trước đây thì quy mơ ngân hàng thương mại có tác động cùng chiều đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh và gián tiếp tác động tới giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại. Để kiểm nghiệm tác động của quy mô tài sản đến giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu niêm yết tại TTCK Việt Nam, tác giả xây dựng giả thuyết như sau:
H0: Tổng tài sản tác động cùng chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
H1: Tổng tài sản tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Giả thuyết 7:
H0: Vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
H1: Vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Khả năng sinh lời (ROA, ROE)
Khả năng sinh lời được thể hiện thông qua nhiều chỉ tiêu trong đó các chỉ tiêu được sử dụng khá phổ biến để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM là ROA và ROE. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ tiến hành kiểm tra sự ảnh hưởng của khả năng sinh lời tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ đó liên hệ ảnh hưởng của chúng tới thị giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Các nghiên cứu đều cho thấy tác động cùng chiều khi xác định ảnh hưởng của khả năng sinh lời tới giá cổ phiếu, bởi chỉ tiêu này tác động tới quyết định của nhà đầu tư khi nhìn nhận hoạt động kinh doanh của NHTM do đó để xem xét sự ảnh hưởng của khả năng sinh lời ta có 2 giả thuyết nghiên cứu sau:
Giả thuyết 8:
H0: ROA tác động cùng chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Châu. H1: ROA tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á
H0: ROE tác động cùng chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
H1: ROE tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Hệ số giá trên thu nhập (PE)
Hệ số giá trên thu nhập cho thấy mức độ mà thu nhập mỗi cổ phần trên giá cổ phiếu. Hệ số giá trên thu nhập nói lên rằng giá cỏ phiếu của ngân hàng đang được định giá thấp hay quá cao. Nói chung, hệ số giá trên thu nhập của ngân hàng cao giúp các nhà đầu tư hy vọng tăng trưởng lợi nhuận cao trong tương lai so với những ngân hàng có P/E thấp hơn. Theo như Molodovsky (1953) tỷ giá trên thu nhập đã trở nên phổ biến rất lớn trong việc đánh giá cổ phiếu. Malhotra và Tandon (2013) đã chỉ ra rằng tỷ lệ giá trên thu nhập có mối quan hệ tích cực với giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu tiếp theo tác giả đưa ra là:
Giả thuyết 10:
H0: PE tác động cùng chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu. H1: PE tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Lãi trên cổ phiếu (EPS)
Lãi trên cổ phiếu là một trong những yếu tố quan trọng chi phối quyết định của nhà đầu tư. Trong nghiên cứu của Uddin, Reaz, Zahidur Rahman & Rajib Hossain (2013) và một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng có mối quan hệ đồng biến giữa lãi trên cổ phiếu với giá cổ phiếu. Để khẳng định rõ hơn về điều này, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết 11:
H1: EPS tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Doanh thu thuần (DTT)
Có nhiều yếu tố để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Nhưng trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đưa thêm vào yếu tố doanh thu thuần lấy từ báo cáo tài chính thường niên của doanh nghiệp để xem yếu tố này có tác động như thế nào đến thị giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu. Vậy nên, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết 12:
H0: DTT tác động cùng chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
H1: DTT tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.