Diễn biến thị giá cổ phiếu của NHTMCP Á Châu trên thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần á châu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 78 - 84)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3. Diễn biến thị giá cổ phiếu của NHTMCP Á Châu trên thị trường chứng khoán

khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2017

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2009, ACB đạt 1,331 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 28% so với cùng kỳ và đạt 47% so với kế hoạch. Lợi nhuận từ quý II đóng góp chính 66% trong kết quả này. Mặc dù vậy cơ cấu thu nhập trong 2 quý đầu năm khơng có sự thay đổi lớn nhưng so với cả năm 2008, tỷ trọng thu nhập lãi ròng giảm mạnh. Nguyên nhân trong năm 2008 do có sự đóng góp đáng kể từ hoạt động đầu tư chứng khốn nợ. Do vậy, tỷ lệ lãi biên rịng (NIM) có sự giảm sút mạnh trong 2 quý đầu năm. Tuy nhiên, loại trừ các nguồn thu từ đầu tư trái phiếu, khả năng sinh lời trong hoạt động cho vay thuần trong nửa đầu năm cũng chưa có sự tăng trưởng đáng kể nào. Điều đó có thể giải thích được qua tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi nhanh hơn so với cho vay dẫn đến chi phí lãi gia tăng; thứ hai, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra vẫn chưa được cải thiện. Thu nhập từ phí và dịch vụ thường có sự đóng góp lớn từ hoạt động thanh tốn và ngân quỹ. Bên cạnh ACB cịn có

hoạt động thu phí từ sàn giao dịch vàng và chứng khốn cũng mang lại một khoản thu nhập khơng ít. Được biết, cả thị trường vàng và thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã tạo nhiều “sóng” cho nhà đầu tư nên hoạt động kinh doanh của ACBS và sàn giao dịch vàng ACB là khá thuận lợi. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng trong quý I là một thành công lớn khi nắm bắt được cơ hội giá vàng biến động mạnh, ngân hàng thu về 311 tỷ đồng. Dù quý II nguồn thu này chưa đến một nửa so với quý trước nhưng lũy kế 6 tháng tăng 42% so với cùng kỳ năm 2008 là một kết quả tương đối khả quan. Mặt khác, nguồn thu nhập này có thể lập lại trong nửa cuối năm tùy thuộc vào sự biến động thị trường ngoại hối và vàng trong thời gian tới. Hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán lỗ trong năm 2008 và tiếp tục chưa có lãi trong quý đầu năm nay nhưng sang quý 2 ACB đạt được 196 tỷ đồng từ hoạt động này. Bên cạnh đó, sự kỳ vọng khởi sắc của thị trường trong năm nay có thể sẽ mang lại một khoản hồn nhập dự phịng cho ngân hàng vào thời điểm cuối năm. Chi phí hoạt động trên tổng thu nhập có sự điều chỉnh giảm đáng kể trong quý II. Tuy nhiên, tính chung 6 tháng đầu năm, chi phí hoạt động chưa có sự cải thiện đáng kể nào so với năm 2008. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng mạnh. Nếu so về giá trị, chi phí dự phịng cả 2 q đầu năm gần gấp đôi cả năm 2008. Tuy nhiên, NHNN đã có quyết định kiểm sốt tăng trưởng tín dụng chung của tồn ngành khơng quá 27% trong khi hiện nay ACB đã vượt 16% so với mức quy định, dự báo sẽ có sự điều chỉnh tốc độ tăng trưởng cho vay trong thời gian tới. Một điểm lưu ý khi đầu tư vào ACB là rủi ro tín dụng. Cơng tác quản trị rủi ro cho vay khá hiệu quả nhưng song song việc tăng trưởng tín dụng cao, nợ xấu tăng lên cuối năm là điều khó tránh khỏi. Trong năm 2009, ACB chuyển đổi khoảng 1,350 tỷ đồng giá trị trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu phổ thông. Với tâm lý lượng cung tăng lên, nhà đầu tư phần nào ngần ngại khi quyết định mua. Hơn nữa, với tỷ lệ chia thưởng cổ phiếu 1.43% và cổ tức bằng tiền mặt 23%, thấp hơn nhiều so với năm trước sẽ làm giảm đi tính thu hút. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của tính đến cuối quý II khoảng 0.52%. “Chúng tôi thực sự bất ngờ khi tỷ lệ này giảm mạnh so với quý trước trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đạt mức cao, có thể do các khoản vay mới chưa có dấu hiệu

phát sinh nợ quá hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp so với trung bình ngành (2.5%), cho thấy mức độ quản trị rủi ro tín dụng của ACB khá chặt chẽ”, báo cáo của VDSC nhận định. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động (LDR) dao động quanh mức 50% - 58% tương đối thấp so với các ngân hàng khác, điều đó chứng tỏ ACB thận trọng trong việc giải ngân. Tuy nhiên, đây cũng chính là điểm yếu khi chi phí lãi tăng cao, nguồn thu từ lãi vẫn đang bị hạn chế. Bên cạnh đó, mặc dù tốc độ tăng trưởng vốn và tài sản cao nhưng ACB vẫn duy trì được hiệu quả hoạt động kinh doanh khá tốt khi ROE và ROA trong năm 2008 lần lượt đạt 28.5% và 2.1% (cao nhất trong ngành ngân hàng hiện nay). Thu nhập từ lãi nửa cuối năm khả năng đạt mức cao hơn so với nửa đầu năm. Tuy nhiên, tỷ lệ NIM các tháng cuối năm sẽ giảm do lãi suất đầu vào có dấu hiệu tăng lên, dẫn đến tỷ lệ NIM cả năm quanh mức 2.3%. Dựa trên mức lợi nhuận sau thuế dự phóng, với giá tham chiếu ngày 28/08 là 46,700 đồng/CP, cổ phiếu ACB đang giao dịch với mức P/E dự phóng là 14 lần, thấp hơn so với mức trung bình ngành. Với những năng lực ACB hiện tại, giá trị cổ phiếu ACB vẫn có tiềm năng tăng trưởng cao hơn. Theo VDSC, trước những tín hiệu phục hồi nền kinh tế ngày càng rõ nét, với vai trò nguồn cung cấp vốn cho nền kinh tế tăng trưởng, ngành tài chính ngân hàng sẽ là ngành trước tiên được hưởng lợi trực tiếp từ kết quả này. Trong đó, ACB được đánh giá là ngân hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất. Cơ cấu nguồn thu nhập đa dạng, tăng trưởng lợi nhuận cao qua các năm, ít phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp nhất ngành. Vì vậy, ACB là cổ phiếu đáng được nhà đầu tư chọn lựa đưa vào danh mục của mạnh, nhất là các nhà đầu tư giá trị.

Năm 2012, Nguyễn Đức Kiên (sinh năm 1964, Hà Nội) nguyên là thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Ơng bị bắt vì 4 tội: Kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý và kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế. Sau Nguyễn Đức Kiên, sóng gió lần lượt ập đến với ACB khi ông Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó Chủ tịch HĐQT lần lượt từ nhiệm và bị khởi tố. Vụ án kinh tế xảy ra

nghiêm trọng, được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đưa vào diện án điểm. Liền sau sự cố về các cựu lãnh đạo, một đòn mạnh nữa được giáng vào ACB khi NHNN yêu cầu các Ngân hàng thương mại phải tất toán và chấm dứt việc huy động vàng của khách hàng. Đây là yếu tố góp phần làm cho tổng tài sản của ACB sụt giảm và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khoản lỗ trên 1.700 tỷ đồng của ACB trong quý 4/2012. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho cấu trúc bảng cân đối tài sản của ACB có những thay đổi rất lớn.

Sơ đồ 2.3.1 Quy mô tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2006 - 2017

Liền sau sự cố về các cựu lãnh đạo, một đòn mạnh nữa được giáng vào ACB khi NHNN yêu cầu các Ngân hàng thương mại phải tất toán và chấm dứt việc huy động vàng của khách hàng. Đây là yếu tố góp phần làm cho tổng tài sản của ACB sụt giảm và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khoản lỗ trên 1.700 tỷ đồng của ACB trong quý 4/2012. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho cấu trúc bảng cân đối tài sản của ACB có những thay đổi rất lớn. Riêng phần liên quan đến Nguyễn Đức Kiên, báo cáo tài chính kiểm tốn năm 2012 của ACB cho thấy ngân hàng này có khoản dư nợ liên quan đến nhóm các cơng ty của bầu Kiên là hơn 7.400 tỷ đồng - một con số khổng lồ lúc bấy giờ.

Và theo ngay sau đó, giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu xuống dốc một cách khơng kiểm sốt được. Với những 9 tháng đầu năm 2012, thị giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu đang ở mức giá cao trung bình khoảng 17,000 đồng. Nhưng đến tháng 10, sau vụ Nguyễn Đức Kiên đã làm ảnh hưởng khơng hề nhỏ đến lịng tin của các nhà đầu tư trên thị trường lúc bấy giờ, tâm lý bán cổ phiếu ACB nhanh nhất khi cịn có thể của các nhà đầu tư làm cho thị giá cổ phiếu của ngân hàng rơi xuống còn 11,000 đồng. Hệ lụy này khơng những khơng chấm dứt mà nó kéo dài xuyên suốt 2 năm, làm cho giá trị của cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu chỉ nằm trong khoảng 11,500 đồng đến 12,500 đồng.

Từ năm 2015 đến nay, nhờ có sự tâm huyết của gia đình ơng Trần Mộng Hùng cùng với tồn bộ cán bộ nhân viên đã xây đắp lại cho Ngân hàng TMCP Á Châu sang một trang mới. Cho đến nay, sau 5 năm biến cố, từ một ACB bị đảo lộn đã bật dậy nhanh chóng. Năm 2015 là một dấu hiệu khởi sắc đáng mừng cho ACB, nhờ các hoạt động tái cơ cấu, ACB cũng đã cơ bản hồn thành theo lộ trình, trong đó đã kết thúc giai đoạn 2012 – 2015. Giá cổ phiếu ACB nhảy vọt từ 13,000 đồng đến gần 17,000 đồng vào cuối năm 2015 và tạo đà cho khởi sắc mới vào năm 2016. Từ năm 2016 đến năm 2017, thị giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu tăng mạnh. Tính đến cuối năm 2017, con số cao nhất đã vượt khỏi 35,000 đồng. "ACB đang đi đúng mục tiêu, lộ trình xử lý nợ liên quan nhóm 6 cơng ty, xử lý nợ

16.52 16.02 16.70 16.55 13.20 11.26 12.40 12.09 11.84 11.84 12.46 12.39 12.16 12.17 14.92 IIIIIIIVIIIIIIIVIIIIIIIVIIIIIIIV 2012 2012 2012 2012 2013 2013 2013 2013 2014 2014 2014 2014 2015 2015 2015 2015 18.67

Giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP ACB năm 2012 - 2015

điểm vấn đề sở hữu chéo. Các nhóm liên quan nợ xấu tồn đọng, nợ liên ngân hàng. Vừa qua, ACB đã xin phép xử lý trước thời hạn, đây là động thái tích cực trong q trình tái cơ cấu", ơng Dũng khẳng định.

Cũng theo vị đại diện NHNN, về vấn đề cổ tức, trong những năm trở lại đây nhiều ngân hàng chia cổ tức với tỷ lệ 5-7% hoặc khơng chia cổ tức thì ACB năm qua lại chia 10%. Theo lãnh đạo của ngân hàng này, trong lộ trình năm nay, ngân hàng sẽ tích cực thu nợ chưa trích lập dự phịng, đối với nợ đã trích lập thì sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi dứt điểm, xử lý dứt điểm các tồn đọng trong quá khứ...

Với những nỗ lực trong thời gian đây của ACB cho thấy ngân hàng đang quay trở lại quỹ đạo nhưng để lấy lại thời kỳ hoàng kim dẫn đầu top 5 ngân hàng cổ phần tư nhân lớn nhất về lợi nhuận trước đó thì ACB cần thêm thời gian bởi các ngân hàng cổ phần khác như VPBank hay Techcombank trong thời gian đó đã liên tục đổi mới chiến lược kinh doanh, bứt phá và nhanh chóng vươn lên vị trí dẫn đầu.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần á châu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)