Tỷ giá hối đoái (USD/VND)

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần á châu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 41 - 44)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu

2.1 Các yếu tố kinh tế vĩ mô

2.1.3 Tỷ giá hối đoái (USD/VND)

Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh về giá trị (sức mua) giữa các ngoại tệ. nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ (giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng tiền tệ nước khác). Có hai phương pháp biểu thị tỷ giá hối đoái:

Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp: là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị

cố định của đồng ngoại tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng nội tệ.

Trong phương pháp này, đồng tiền yết giá là ngoại tệ, đồng tiền định giá là nội tệ.

Hiện nay, đa số các nước biểu diễn theo phương pháp trực tiếp và đồng USD là đồng tiền yết giá. Đơ la Mỹ chỉ đóng vai trị là đồng tiền định giá đối với 5 đồng tiền là GBP, EUR, AUD, NZD và SDR.

Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp: là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị

cố định của đồng nội tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng ngoại tệ.

Phương pháp này rất ít được sử dụng ở các quốc gia trên thế giới. Tiêu biểu là Anh, Newzealand, Úc và các nước dùng đồng tiền chung euro là các nước có áp dụng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp (Nước Anh và các nước thuộc địa của Anh sử dụng phương pháp này là do trước đây nước Anh dùng hệ nhị phân). Đồng SDR (tiền tệ của quỹ tiền tệ quốc tế) cũng được yết giá theo phương pháp này.

Tỷ lệ tăng trưởng tỷ giá USD/VND được tính bằng cơng thức:

ỷ ệ ă ưở ỷ á % ỉ ố ỷ á

Trong đó:

Bảng 2.4. Một số nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái tới giá cổ phiếu Mối quan hệ giữa tỷ giá

hối đoái đến giá cổ phiếu

Biến quan sát Nghiên cứu

Cùng chiều

Tỷ lệ tăng trưởng tỷ giá USD/VND

Mukherjee, Tarun K. & Naka, Atsuyuki (1995). Aurangzeb (2012)

Ngược chiều

Gautam Goswami & Sung – Chang Jung (1997) Liu, Ming-Hua & Keshab Shrestha (2008)

Trong bài nghiên cứu của Mukherjee và Naka (1995) đã sử dụng mơ hình vector hiệu chỉnh sai số VECM để giải thích sự tương quan giữa thị trường chứng khốn Tokyo và 6 yếu tố vĩ mô trong thời gian 240 tháng từ tháng 1 năm 1971 đến tháng 12 năm 1990. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa giá chứng khoán, tỷ lệ lạm phát, cung tiền và sản lượng sản xuất cơng nghiệp có mối quan hệ cùng chiều, trong khi đó mối quan hệ giữa giá cổ phiếu, lạm phát và lãi suất không rõ ràng.

Theo một nghiên cứu khác của Aurangzeb (2012) nghiên cứu thị trường chứng khoán Pakistan, Ấn Độ, Siri Lankan trong giai đoạn 1997 – 2010. Các tác giả sử dụng phương pháp hồi quy để nghiên cứu kết quả cho thấy rằng tỷ giá ngoại tệ tác động tích cực và đáng kể đến giá cổ phiếu. Lý giải cho việc này là do tăng tỷ giá hối đoái đã làm tăng sức mua được nhiều cổ phiếu hơn trước nên cuối cùng điều này sẽ làm tăng sức mua của người nước ngồi vì khi họ đầu tư cùng với một số tiền tại địa phương của họ, nhưng sau khi chuyển đổi thành ngoại tệ thì số lượng này sẽ tăng lên và họ có thể mua được nhiều cổ phiếu hơn trước nên nên cuối cùng điều này sẽ làm tăng thêm tính thanh khoản trên thị trường. Một lý do khác để giải thích cho việc này là do khi tỷ lệ ngoại hối tăng, có nghĩa là khi ấy rủi ro trong thị

trường ngoại hối tăng cao, do đó NĐT sẽ chuyển từ thị trường này sang thị trường khác như là thị trường chứng khoán. Trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi tỷ giá ngoại tệ tăng 1% thì TTCK sẽ tăng 1%. Hệ số này khơng đủ mạnh để thao túng thị trường vì bất cứ khi nào tỷ giá đầu tư trong nước tăng có thể chuyển từ TTCK sang thị trường ngoại hối để nâng cao lợi nhuận của họ.

Mặc khác, theo nghiên cứu của Gautam Goswami & Sung – Chang Jung (1997) thì có quan điểm ngược lại khi các tác giả nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc, khi tỷ giá đồng Won tăng ảnh hưởng tiêu cựu đến hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ và làm tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ. Điều này có thể gây ra sự sụt giảm giá cổ phiếu trong các ngành xuất khẩu và gia tăng giá cổ phiếu trong lĩnh vực nhập khẩu. Do đó khi đồng Won mất giá thì tăng xuất khẩu của hàng hóa có độ co giãn của cầu theo giá làm tăng giá cổ phiếu. Vì vậy, Gautam Goswami & Sung – Chang Jung kết luận giá cổ phiếu và tỷ giá có quan hệ ngược chiều với nhau.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần á châu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)