Phân tích mơi trường kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần kính nổi Chu Lai Indevco đến năm 2016 (Trang 51)

2.2. Phân tích các căn cứ hoạch định chiế nl ợc kinh doanh của Công ty cổ phầ nư

2.2.1.2. Phân tích mơi trường kinh tế Việt Nam

a. Sự phát triển kinh tế

Trong bối cảnh kinh tế tồn cầu suy thối, kinh tế trong nước cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Cùng với xu hướng của thế giới, chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững. Hai giải pháp chính là: Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiệnchính sách tài chínhvà giải ngân các nguồn vốn kích cầu để kịp thời thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Năm 2009 Chính phủ đã phê duyệt các gói kích cầu với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỷ USD được chia làm 8 phần nhằm hỗ trợ lãi suất trong trung, dài hạn và kích cầu đầu tư.

Những cuộc khảo sát của VnEconomy thời gian gần đây cho thấy, nhiều doanh nghiệp sau khi được tiếp vốn từ chính sách kích cầu của Chính phủ đã phục hồi lại sản xuất và đạt kết quả kinh doanh tốt hơn hẳn những tháng đầu năm. Nền sản xuất quốc dân đang được hậu thuẫn bởi hai lực cầu kéo chính là tiêu dùng trong nước (bao gồm cả một phần chi tiêu công) và xuất khẩu.

Tại nghị quyết Số: 10/2011/QH13 ngày 8 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015. Mục tiêu tổng quát đề ra là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh. Bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thông qua các chỉ số chủ yếu:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm tăng khoảng 6,5%-7%. - Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5% 7% vào năm 2015.-

- Nợ công đến năm 2015 khơng q 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 50% GDP, dư nợ quốc gia không quá 50% GDP.

- GDP năm 2015 đạt khoảng 200 tỷ USD.

- Thu nhập b ân ình qu đầu người khoảng 2.100 USD, gấp 1,7 lần năm 2010

* Thị trường kính:

Hiện nay, Việt Nam là đất nước có hơn 80 triệu dân và đang trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đẩy mạnh xây dựng tái thiết đất nước với tốc độ đơ thị hố trong 5 năm trở lại đây tăng rất nhanh từ 1,2 1,5 %/năm; tốc độ -

phát triển nhà ở, nhà văn phòng làm việc, trung tâm thương mại.v.v . tăng với tốc ..

độ cao. Theo số liệu vừa thống kê chỉ tính riêng năm 2009 trên tồn quốc đã xây dựng khoảng hơn 20 triệu m2 nhà ở, trong đó ở khu vực thành phố khoảng hơn 10 triệu m2; đây là thị trường rất lớn tiêu thụ sản phẩm kính xây dựng. Trong những năm qua cũng theo số liệu thống kê thì nhu cầu tiêu thụ kính bình quân mỗi năm tăng từ 8-10%; riêng năm 2010 trên tồn quốc sử dụng khoảng 150,56 triệu m2 kính

xây dựng các loại.

Khi xã hội ngày một phát triển, kinh tế phát triển, tốc độ phát triển các toà nhà cao ốc càng tăng rất nhanh (chỉ tính riêng thành phố HCM và Thủ đơ Hà Nội mỗi

năm, mỗi nơi có thêm khoảng 20 tồ nhà từ 20 tầng trở lên), dẫn tới nhu cầu sử dụng kính xây dựng tăng rất cao.

Kính sử dụng làm cửa, làm vách ngăn, làm vách bên ngoài ở các toà nhà cao ốc, vừa đẹp, vừa dễ trang trí và lấy được ánh sáng tự nhiên, làm giảm tiêu thụ năng lượng trong quá trình sử dụng. Từ trước tới nay kính sử dụng nhiều ở khu vực thành phố, ngày nay kính xây dựng đã và đang phát triển mạnh về các vùng nông thôn,

nơi chiếm khoảng 70- 75% dân số, đây sẽ là thị trường rất lớn cho việc tiêu thụ vật liệu xây dựng trong đó có sản phẩm kính xây dựng.

Hiện nay kính sử dụng trong xây dựng rất đa dạng và phong phú, kính khơng những sử dụng làm kính tơi an tồn, kính dán nhiều lớp an tồn, kính tráng gương, kính làm cửa sổ, cửa ra vào, làm vách ngăn, vách chắn bên ngồi.v.v… mà với cơng nghệ tiên tiến hiện đại kính cịn sử dụng để tạo lên các tấm pin năng lượng, có thể chuyển hố nhiệt năng thành điện năng cung cấp nhiệt, điện cho tồ nhà khi sử dụng nó làm vách phía ngồi cho các tồ cao ốc, gọi là tồ nhà "thơng minh" tạo lên tính hiện đại cho đơ thị, đồng thời nó góp phần tích cực vào chương trình tiết kiệm năng lượng giảm khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu tồn cầu.

Theo dự báo của Bộ Xây dựng, Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam (Vieglass) và báo cáo thường niên trước đại hội cổ đông của Chu lai Glass nhu cầu của thị trường về vật liệu kính xây dựng đang có xu hướng tăng liên tiếp trong những năm gần đây.

Sử dụng các nguồn dữ liệu đã điều tra được của Cơng ty cổ phần kính nổi Chu

Lai - INDEVCO(CFG), Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam (Vieglass) và một số tài liệu khác trong quá trình thu thập thơng tin và xử lý số liệu thu được kết quả về mức tiêu thụ kính tấm xây dựng của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 201 như sau:1

Bảng 2.1.Bảng tình hình tiêu thụ kính từ năm 2008 đến năm 2011

Đơn vị tính: Triệu m2

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Xuất khẩu 6,92 21,53 18,54 16,5

Tổng cộng 129,32 142,53 150,56 123,82

(Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội kính hàng năm)

Theo tổng hợp của hiệp hội kính hiện nay Việt Nam có 9 nhà máy kính đang hoạt đơng với tổng cơng suốt ngành đạt trên 153,3 triệu m2/năm.

Bình qn mỗi năm diện tích nhà ở tăng thêm khoảng trên 70 triệu m2/năm, khu vực đô thị tăng thêm 22,5 triệu m2/năm. Hà Nội, mỗi năm các dự án nhà ở, khu đô thị mới đã cung cấp 1,2 triệu m2nhà ở; tại thành phố Hồ Chí Minh là là 3,5 triệu

m2. Diện tích nhà ở bình qn đầu người tồn quốc năm 2009 là 16,7m2/người; khu vực đô thị là 19,2 m2/người; nông thôn là 15,7 m2/người.Trong năm 2010 cả nước hiện có 2.500 dự án nhà ở, khu đơ thị mới và dự án kinh doanh bất động sản khác, với diện tích đất khoảng 80.000 ha đã và đang triển khai.

Do ảnh hưởng của ộccu khủng hoảng tài chính và nợ cơng trên thế giới để giảm lạm phát và ổn định nền kinh tế Chính phủ thông qua nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Các dự án, các công trình xây dựng có nguồn vốn ngân sách cũng giảm. Ngành kính trong năm 2011 cũng chịu ảnh hưởng rất lớn lượng hàng tồn kho tại các nhà máy đã vượt quá mức

cho phép. Đầu năm 2012 chính phủ đã cơng bố gói kích cầu mới với giá trị lên tới 29.000 tỷ đồng nhằm bình ổn nền kinh tế vĩ mơ, hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn, giảm lãi xuất, tái cơ cấu nền kinh tế và cơ cấu doanh nghiệp. Với các biện pháp của Chính phủ các chuyên gia nhận định những tháng cuối năm 2012 nền kinh tế sẽ có những chuyển biến tốt.

Nhận xét: Cả thế giới đang trong cơn khủng hoảng kinh tế tương đối trầm trọng từ trước tới nay. Trong khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam cũng khơng phải ngoại lệ, chính vì vậy nền kinh tế nước nhà cũng trải qua rất nhiều khó khăn. Điều này đã tác động khơng tốt tới các hoạt động sản xuất kinh doanh

của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Với các giải pháp tích cực của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi rất tốt, theo đó các hoạt động sản xuất kinh doanh đang dần quay trở lại guồng phát triển mạnh mẽ. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sản xuất kinh doanh phát triển, trong đó ngành kính nói chung và CFG cũng không phải ngoại lệ. Mặt khác trong khủng hoảng CFG vẫn giữ được uy tín, thương hiệu và quan hệ của mình đối với

khách hàng trong và ngồi nước nên khi khủng hoảng đi qua sẽ là thời cơ để

CFG phát triển mạnh mẽ.

b. Tỷ lệ lạm phát

Phân tích những áp lực dẫn tới gia tăng chỉ số lạm phát từ nay đến cuối năm, như áp lực tăng giá USD so với VND, áp lực điều chỉnh tăng giá điện, giá xăng, áp

lực tăng lương…, Ủy ban Kinh tế nhận định khả năng kiềm giữ lạm phát dưới 18% theo mục tiêu của Chính phủ “trở nên rất khó khăn”.

Đáng chú ý, theo Ủy ban Kinh tế, tỷ lệ lạm phát chung của Việt Nam năm

2011 là 18,6%. Tuy nhiên, theo tình hình thực hiện Nghị quyết 11, cộng với việc thúc đẩy ưu đãi tín dụng cho vay đối với sản xuất lương thực và thực phẩm, cũng như kịch bản kiểm sốt tăng trưởng tín dụng dự báo tỷ lệ lạm phát chung của Việt Nam năm 2012 sẽ ở mức khoảng: 7,9% đến 14,7% độ tin cậy 70%.

Tương ứng với đó, tỷ lệ lạm phát cơ bản (đã loại trừ nhóm lương thực, thực phẩm và năng lượng) của Việt Nam năm 2012 dự báo ở mức 5,46% so với cuối năm 2011 (biến thiên từ 5,0% tới 5,92% với độ tin cậy 70%).

Cũng theo Ủy ban Kinh tế, mức độ giảm nhiều hay giảm ít của lạm phát năm nay, sẽ phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả của việc phối hợp điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa. Bên cạnh đó là nỗ lực khơi phục và củng cố niềm tin của thị trường và dân chúng vào giá trị của đồng nội tệ và tiếp tục hạ thấp lạm phát kỳvọng.

Nhận xét: Mặc dù tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có xu hướng giảm tốc và năm 2011 đạt 18,6% nhưngViệt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước lạm phát

tăng cao trên thế giới. Điều đó cho thấy tồn tại nguy cơ tiềm ẩn rủi ro khá cao về bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.

c.Tỷ lệ thất nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,29%; trong đó khu vực thành thị là 3,62% và khu vực nông thôn là 1,65%. So sánh với cùng kỳ năm 2011 có tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,58%, thất nghiệp thành

thị là 3,96% và nơng thơn là 2,02% thì tỷ lệ thất nghiệp 6 tháng đầu năm nay tương đối thấp, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế vẫn tiếp tục tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp 6 tháng qua cũng chỉ tương đương với tỷ lệ thất nghiệp chung của các nước trong khu vực và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp của nhiều nước đang phát triển và phát triển trên thế giới như

Nam Phi (25%), Iran (11,5%), Hà Lan (9,6%), Tây Ban Nha (21,6%), Pháp (9,3%).

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vẫn đang thấp so với các nước trên thế giới. Nhưng thị trường lao động Việt nam đang đứng trước thách thức lớn trong 6 tháng đầu năm đã có hơn 26.300 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và khoảng 31,7% số doanh nghiệp dự kiến thu hẹp sản xuất.

Nhận xét: Tỷ lệ thất nghiệp dự báo của Việt Nam tăng sẽ ảnh hưởng tới tiêu dùng, ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, do đó cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự phát triển kinh doanh của CFG.

d. Lãi xuất và Tỷ giá hối đoái

Nhà nước đang thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bình ổn nền kinh tế vĩ

mơ. Trước sự biến động tăng liên tục của lãi suất, một trong những giải pháp để bình ổn kinh tế vĩ mơ là giảm lãi xuất. Ngân hàng nhà nước đưa ra quy định chặt chẽ về trần lãi suất huy động VND là 14%, nhiều ngân hàng thương mại đẩy lãi suất huy động lên 19%. Với lãi suất huy động gần 20% thì lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp lên đến khoảng 25%/năm. Từ khi NHNN có biện pháp mạnh đối với các NHTM vượt trần lãi suất 14%, thì lãi suất cho vay có giảm nhiệt đơi chút, tuy nhiên lãi suất mà các doanh nghiệp phải trả cho vẫn ở mức 19% đến 22%.

Việc tỷ giá hối đối biến động khơng ngừng làm ảnh hưởng khơng ít tới hoạt động kinh doanh của các công ty thương mại, đặc biệt là các công ty tham gia vào

hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó có CFG. Tỷ giá hối đối khơng ổn định khiến việc hoạch định các phương án kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó là khả năng huy động ngoại tệ để phục vụ cho kinh doanh cũng gặp khó khăn vì cung ngoại tệ ít, cầu ngoại tệ nhiều và người dân có xu hướng tích trữ ngoại tệ, trong khi đó đối với các nguyên liệu dầu vào thiết yếu để sản xuất kính như: sơda, muối natri sunfat thị trường trong nước chưa có, CFG đều phải nhập khẩu mà khách hàng lại

khơng chấp nhận thanh tốn bằng đồng tiền trong nước.

Nhận xét: Việc lãi xuất và tỷ giá hối đối khơng ổn định là khó khăn với các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và CFG cũng không ngoại lệ, việc lãi xuất ngân hàng tăng làm cho việc huy động vốnsản xuất kinh doanh khó khăn hơn. Tỷ giá hối đối khơng ổn địnhlàm cho chi phí mua nguyên

vật liệu cũng biến đổi ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

e. Đầu tư nước ngoài

Ngày 01/01/1988 Luật đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam chính thức có hiệu lực, kể từ đó tới này đầu tư nước ngồi đã mang lại những kết quả to lớn và tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta phát triển mạnh mẽ.

Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi bổ dung nhiều lần vào tháng 6/1992, 11/1996, 6/2000, năm 2003 ... nhằm điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh và chủ trương của Nhà nước. Những năm qua, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã nỗ lực và hành động để tạo ra mơi trường đầu tư hấp dẫn, thơng thống, hiệu quả và tạo những điều kiện tố nhất thu hút các nhà đầu tư vàt o Việt Nam. Với một thị trường khá hấp dẫn, nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nhân công rẻ, ... đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngồi tìm đến Việt Nam như là kênh đầu tư hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao.

Trong 11 tháng đầu năm 2011, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,05 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2010.

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngồi (kể cả dầu khí) trong 11 tháng đầu năm 2011 dự kiến đạt 49,35 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm

56,6% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngồi tính đến tháng 11 năm 2011 đạt 43,49 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 45,27% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 11 tháng, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 5,8 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 8,9 tỷ USD.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 382 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 6,24 tỷ USD, chiếm 49,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 11 tháng năm 2011. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,53 tỷ USD, chiếm gần 20% tổng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần kính nổi Chu Lai Indevco đến năm 2016 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)