3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
1.5 Hiệu quả cho vay ngắn hạn
1.5.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay
Trong quan hệ cho vay, những chủ thể tham gia phải gồm hai bên: Một
bên là Ngân hàng – phía cấp vốn, bên cịn lại là khách hàng – phía có nhu cầu
vay vốn. Ngồi ra có thể có một số chủ thể khác tham gia như: Bên bảo lãnh vay
vốn ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước. Cũng như các doanh nghiệp khác
trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng luôn chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay nhằm đáp ứng một cách phù hợp nhất nhu cầu về vốn của
khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng.
Trên góc độ NHTM thì hiệu quả cho vay chỉ được xem xét dưới các chỉ
tiêu về mức độ an toàn và khả năng sinh lời cho Ngân hàng. Khả năng sinh lời là
những khoản thu do hoạt động cho vay mang lại và những khoản thu này phải lớn hơn so với chi phí bỏ ra để từ đó có lãi cho ngân hàng. Mặt khác hoạt động
cho vay còn phải đảm bảo mục tiêu an toàn cho ngân hàng và khách hàng của
ngân hàng.
Trên góc độ kinh tế khoản cho vay có hiệu quả khi nó được sử dụng đúng
mục đích để góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cho xã hội với giá
thành hạ, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một khoản cho vay có hiệu quả phải mang lại lợi ích cho người đi vay, cho ngân
hàng và cho nền kinh tế.
Trên góc độ xã hội, hoạt động cho vay hiệu quả sẽ góp phần thực hiện các chính sách, mục tiêu kinh tế vĩ mô của Đảng và Nhà nước đề ra, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển kinh doanh.
Do giới hạn của đề tài nên khái niệm hiệu quả cho vay được nghiên cứu kĩ
hơn từ góc độ của ngân hàng và được cụ thể bằng các chỉ tiêu định tính và định lượng chính.
1.5.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả cho vay.1.5.2.1 Các chỉ tiêu định tính. 1.5.2.1 Các chỉ tiêu định tính.
Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay trên cơ sở pháp lý, việc
tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHTM, việc thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng cho vay, HĐTD.
Trên cơ sở pháp lý, hoạt động cho vay có hiệu quả nếu chấp hành đúng
pháp luật của Nhà nước, các quy chế cho vay, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan.
Trên cơ sở quy chế cho vay của từng NHTM, hoạt động cho vay có hiệu quả luôn phải tuân thủ ba nguyên tắc:
1) Vốn vay phải được hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn cam kết.
2) Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.
3) Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả.
Ba ngun tắc tín dụng trên hinh thành một quy luật nội tại của tín dụng. Do đó từ những đặc điểm riêng có của mình, hầu hết các ngân hàng đều nghiên cứu và đưa ra các quy chế cho vay phù hợp nhất. Cụ thể là các ngân hàng lập ra Sổ tay tín dụng, trong đó đưa ra các khái niệm, quy định, quy trình và các hướng dẫn cụ thể dành cho các cán bộ ngân hàng. Các quy định trong quy trình cho vay được áp dụng cụ thể cho từng trường hợp xin vay ở mỗi NHTM là nhằm thực hiện việc cho vay có hiệu quả. Do vậy việc tuân thủ những quy trình là một điều kiện quan trọng, tiền đề của một khoản cho vay có hiệu quả.
Trên cơ sở hợp đồng cho vay: khi tiến hành hoạt động cho vay, ngân hàng
và khách hàng sẽ lập nên một hợp đồng tín dụng. Trong hợp đồng tín dụng sẽ
quy định chi tiết về các yếu tố quan trọng như thời hạn vay, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền vay, lãi suất vay, phương thức hoàn trả gốc, trả lãi... và được thể hiện ở dạng những cam kết. Một khoản vay được coi là có hiệu quả khi nó được thực hiện đúng những cam kết đã kí trong hợp đồng tín dụng.
Các nhóm chỉ tiêu định tính trên đây đã có thể phản ánh một phần của hiệu quả cho vay. Đây là những chỉ tiêu gần như bắt buộc phải có để một khoản
cho vay được coi là có hiệu quả. Tuy vậy, muốn xem xét cụ thể, cẩn thẩn và
1.5.2.2 Các chỉ tiêu định lượng.
Nhóm chỉ tiêu định lượng phản ánh mặt lượng của khoản vay, thơng qua việc phân tích các chỉ tiêu, tính tốn và so sánh. Nhóm các chỉ tiêu định lượng
bao gồm: