Về phía khách hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hải phòng (Trang 39 - 40)

d. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay

1.6.2 Về phía khách hàng

Khách hàng chính là đối tác hay con nợ của NH trong hoạt động cho vay. Do vậy khách hàng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay của NH.

Khi việc cho vay chưa diễn ra thì vai trị của các điều kiện về phía ngân hàng là quan trọng. Tuy nhiên khi hợp đồng cho vay được ký kết, khách hàng đã vay được vốn của ngân hàng thì chính khách hàng mới là người quyết định hiệu quả của món vay từ đó ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng được quyết định bởi các yếu tố sau:

Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Khi xem xét hồ sơ khách hàng, chỉ

những khách hàng có tình hình tài chính tốt mới được xem xét để cho vay. Ngân

hàng sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như một kênh thơng tin

quan trọng nhất để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Thơng qua bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ… Ngân hàng xây dựng các nhóm chỉ số về: Khả năng thanh tốn các khoản nợ của

khách hàng, khả năng hoạt động, chỉ số cân đối vốn, nhóm chỉ số phản ánh mức sinh lời.. và qua đó đánh giá khả năng trả nợ, phân tích rủi ro, chất lượng và hiệu

quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nếu tiềm lực tài chính của khách

hàng tốt, đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng, khoản vay sẽ ít rủi ro hơn.

Phương án sử dụng vốn vay: Phương án sản xuất kinh doanh tốt sẽ đem lại lợi nhuận cao cho khách hàng từ đó sẽ đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho

ngân hàng. Khi đó khoản vay đã mang lại thu nhập cho cả khách hàng và ngân

hàng tức là nó đã được sử dụng hiệu quả và nâng cao hiệu quả món vay.

Năng lực điều hành, quản lý và đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp: Một trong những yêu cầu quan trọng khi xem xét cho vay khách hàng là

việc nhân viên tín dụng gặp gỡ trực tiếp và đàm phán với chủ doanh nghiệp.

Thơng qua q trình gặp gỡ và trao đổi này thì nhân viên tín dụng có thể hiểu

thêm nhiều về đối tượng cho vay, về kinh nghiệm, về kiến thức, về ý thức và quyết tâm kinh doanh. Đây mặc dù là một yếu tố phi tài chính nhưng lại vơ cùng

quan trọng thuộc về doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Khi

chủ doanh nghiệp có trình độ chun mơn cao, năng lực lãnh đạo tốt thì ngay ở

khâu đầu tiên là lập dự án đầu tư cũng đã thể hiện khả năng thành công của dự

án, khả năng sử dụng vốn vay từ ngân hàng một cách hiệu quả. Nếu ngược lại, nếu như chủ doanh nghiệp khơng có đủ trình độ quản lý và kinh nghiệm cần thiết thì khoản vay khơng phát huy được tác dụng, không đảm bảo được chất lượng cho vay và kết quả xấu nhất là ngân hàng mất vốn.

Đạo đức khách hàng: Bên cạnh việc xem xét về trình độ chun mơn của

khách hàng, cán bộ tín dụng cũng phải đánh giá khách hàng trên khía cạnh đạo đức. Tính trung thực, mức độ thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo khoản vay có an tồn và hiệu quả

không.

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hải phòng (Trang 39 - 40)