Đa dạng hoá phương thức cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hải phòng (Trang 88 - 89)

d. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngânhàng TMCP Sà

3.3.2 Đa dạng hoá phương thức cho vay ngắn hạn

Sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu về vốn ngày càng phức tạp và đa dạng. Để hoạt động cho vay có hiệu quả, thì cần thiết phải đáp ứng được trước hết là nhu cầu đó. Để nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn, trước hết phải đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của cho vay ngắn hạn. Do đó, đa dạng hoá phương thức

cho vay là điều kiện cần để đạt được hiệu quả cho vay. Bên cạnh hai phương thức

cho vay ngắn hạn chủ yếu tại Ngân hàng, cần phát triển thêm các phương thức

khác.

Một trong những phương thức Ngân hàng có thể áp dụng là cho vay luân chuyển. Tại Ngân hàng, một bộ phận lớn khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến. Đối với những khách hàng này, Ngân

mức. Tuy nhiên, đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thường xun với Ngân

hàng thì phương thức cho vay từng lần tỏ ra tốn kém về thời gian và chi phí cho

khách hàng, không nên áp dụng. Phương thức cho vay theo hạn mức hiện đang được áp dụng tỏ ra phù hợp hơn. Nhưng việc kiểm soát khoản vay trong trường hợp này là khó khăn đối với Ngân hàng. Các khoản vay theo hạn mức tín dụng

khơng tách biệt, Ngân hàng khó kiểm sốt chi tiết từng khoản vay, cho nên dẫn đến

rủi ro tín dụng. Trong khi đó, cho vay theo phương thức luân chuyển địi hỏi người

vay phải xuất trình các chứng từ hợp pháp, hợp lệ về hàng hóa đã nhập thì mới xuất khoản vay. Việc cho vay căn cứ vào số lượng giá trị hàng hố thực nhập như vậy khơng chỉ hỗ trợ vốn kịp thời cho khách hàng, không tốn kém nhiều thời gian

và chi phí (cũng có những ưu điểm của cho vay theo hạn mức) mà còn định hướng cho số tiền vay của Ngân hàng được sử dụng đúng mục đích.

Một phương thức cho vay có hiệu quả khác là cho vay ứng trước căn cứ vào

giá trị của giấy tờ có giá. Đây thực chất là chiết khấu chứng từ có giá (chủ yếu là thương phiếu). Đối với Ngân hàng, đây là hình thức cấp cho vay ngắn hạn ít rủi ro,

vì Ngân hàng ln nắm quyền địi nợ chính ở các giấy tờ có giá. Nếu trường hợp

Ngân hàng không thu hồi được nợ của người phát hành, thì có thể truy địi ở những

người liên đới hoặc có thể đem tái chiết khấu tại NHNN khi chứng từ đến hạn

thanh toán. Một ưu điểm nữa của phương thức chiết khấu là chứng từ được chiết khấu thường có tính thanh khoản cao, thậm chí gần như tiền mặt. Với thời hạn ngắn, an toàn cao, đây là một phương thức cho vay ngắn hạn tốt.

Ngoài ra, khi chiết khấu chứng từ có giá, các doanh nghiệp thường ghi tăng

tài khoản tiền gửi của mình tại Ngân hàng để thực hiện thanh tốn. Số tiền này có thể chưa được sử dụng toàn bộ, và như vậy nguồn vốn của Ngân hàng lại tăng lên.

Ngân hàng được hưởng toàn bộ số lãi trên số tiền đó.

Hiện nay, Ngân hàng đã có thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá, song còn rất hạn chế. Với những ưu điểm trên, cho vay luân chuyển và cho vay ứng trước là phương thức cho vay ngắn hạn hiệu quả. Phát triển các phương thức này sẽ giúp

nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn ở Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hải phòng (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)