Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh cải thiện năng lực đáp ứng thị trường của dịch vụ thanh toán quốc tế (Trang 54 - 126)

6. Bố cục của đề tài

2.4.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank

Agribank Biên Hòa

2.4.2.1 Kết quả đạt đƣợc trong hoạt động thanh toán quốc tế

Trong thời gian qua, phòng Kế hoạch và kinh doanh Agribank Biên Hòa là bộ phận chịu trách nhiệm trong công tác thanh toán quốc tế như thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại tệ, nhờ thu, mở L/C v.v,Ầ

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động của dịch vụ thanh toán quốc tế qua năm

Đơn vị tắnh: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2009/2010 Chênh lệch 2010/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chuyển tiền đi 1,426 1,969 2,567 543 38.08 598 30.37 Chuyển tiền đến 4,567 8,695 9,221 4,128 90.39 526 6.05 Hoạt động bảo lãnh 2,957 3,987 4,323 1,030 34.83 436 10.94 Kinh doanh ngoại hối 655 1,405 2,079 750 114.50 674 47.97

(Nguồn: Tác giả xử lý bằng phần mềm Excel)

Qua bảng số liệu 2.3 chúng ta thấy chi nhánh nói chung và phòng kế hoạch kinh doanh nói riêng đã đưa ra các chiến lược cũng như định hướng kinh doanh phù hợp, đối mặt với tình hình tài chắnh đầy biến động, thêm vào đó là những áp lực cạnh tranh mạnh từ các NHTM khác. Hoạt động thanh toán quốc tế dần dần đổi mới cũng như đóng góp phần lớn vào nguồn thu nhập của chi nhánh. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh năm 2009-2011 tăng đều qua các năm, mặt dù bị ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, nhưng dịch vụ thanh toán quốc tế vẫn tăng 10,116,000 USD tương ứng với 145.42% so với năm 2009. Đến năm 2011 Agribank Biên Hòa tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng với doanh số 40,093,000 USD đạt 123.89% so với năm 2010, đây chắnh là động lực thúc đẩy và nâng cao doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Agribank Biên Hòa. Mặt khác thể hiện rằng chiến lược marketing và mối quan hệ khách hàng của chi nhánh có hiệu quả.

Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động của dịch vụ thanh toán quốc tế qua các năm

Đơn vị tắnh: 1000USD

(Nguồn: Tác giả xử lý bằng phần mềm Excel, căn cứ vào bảng 3.3)

Trong những năm gần đây hoạt động chuyển tiền đến và chuyển tiền đi tại Agribank Biên Hòa tăng chậm. Dịch vụ thu được từ hoạt động chuyển tiền đi năm 2010 tăng 543,000 USD tương đương năm 38.08% so với năm 2009, đến năm 2011 dịch vụ chuyển tiền đi tăng 598,000 USD so với năm 2010, tăng tương ứng 30.37 % so với năm 2010. Các giao dịch chuyển tiền đi bao gồm các giao dịch chuyển tiền đi mậu dịch và phi mậu dịch. Chuyển tiền phi mậu dịch là các giao dịch chuyển tiền đơn thuần, không liên quan đến việc thanh toán hàng hóa. Các khách hàng có thể là cá nhân, doanh nghiệp,Ầ Hiện nay, sự xuất hiện rất nhiều NHTM cổ phần tại Việt Nam, khiến cho lượng khách hàng có nhiều sự lựa chọn, chắnh vì vậy nhu cầu của khách hàng trở nên cao hơn trong việc sử dụng dịch vụ tại ngân hàng. Vì vậy để tăng cao lợi nhuận cao trong những năm tiếp theo là một thách thức không dễ đối với Agribank Biên Hòa nói chung và các liên ngân hàng nói riêng.

Ngoài ra, hoạt động bão lãnh nước ngoài về thanh toán, dự thầu, bão lãnh hợp đồng,Ầ Tại Agribank Biên Hòa trong giai đoạn này tăng cao nhất vào năm 2010 đạt 8,695,000 USD tăng 38.08% so với năm 2009 do cuộc đua về lãi suất huy động vốn của các ngân hàng tăng lên, chắnh điều này đã khiến cho doanh thu từ hoạt

động bão lãnh cũng tăng do các ngân hàng đồng loạt mở rộng hoạt động bão lãnh cho các doanh nghiệp trong nước trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhưng đến năm 2011 do chắnh sách áp dụng mức lãi suất trần cho tất cả các ngân hàng để kìm hãm cuộc đua lãi suất. Hoạt động bão lãnh vẫn tăng trong năm 2011 nhưng không cao như năm 2010 đạt 4,323,000USD tăng 436,000 USD so với năm 2010 và tăng tương ứng với 10.94%.

Theo ngân hàng nhà nước, vào thời điểm cuối năm 2009, hoạt động mua, bán ngoại tệ trái pháp luật càng diễn ra tinh vi, phức tạp, làm ảnh hưởng tới việc điều hành chắnh sách ngoại hối. Việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không chỉ công khai như trước mà còn có các hình thức giao dịch ngầm. Do vậy, việc bắt quả tang hành vi mua bán ngoại tệ trái phép để xử lý gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, sự tồn tại của thị trường ngoại tệ tự do song song với thị trường chắnh thức với sức lan truyền của các tin đồn thất thiệt đã tạo tâm lý lo ngại cho người dân. Tại nhiều thời điểm, tỷ giá trên thị trường tự do có độ chênh lệch lớn so với thị trường chắnh thức đã tạo điều kiện cho hoạt động găm giữ, đầu cơ, lũng đoạn thị trường, làm ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối. Năm 2010 với chủ trương xóa bỏ tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, thủ tướng chắnh phủ ra quyết định chỉ có các NHTM mới có thể kinh doanh ngoại tệ. Vì vậy năm 2010 hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank Biên Hòa tăng cao hơn so với năm 2009, tăng 750,000 so với năm 2009, đạt 1,405,000 USD, tương ứng với tỷ lệ là 114.50%. Đến năm 2011, hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng lên đến 2,079,000 USD tương ứng với tỷ lệ là 47.97%. Từ những áp lực trên, chi nhánh cần đưa ra những chắnh sách để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, như vậy, khách hàng mới có thể trung thành và sử dụng dịch vụ tại chi nhánh nhiều hơn, giúp cho chi nhánh tăng lợi nhuận, và uy tắn trên địa bàn.

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Agribank Biên Hòa

Đơn vị tắnh: 1000USD

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

2010/2009 Năm 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số thanh toán xuất khẩu 15,598 70.02 19,546 60.35 28,076 70.03 3,948 25.31 8,530 0.44 Doanh số thanh toán nhập khẩu 6,676 29.98 12,842 39.65 12,017 29.97 6,166 92.36 (825) (0.06) Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu 22,274 100 32,388 100 40,093 100 10,114 45.41 7,705 0.24

(Nguồn: Tác giả xử lý bằng phần mềm Excel)

Qua bảng số liệu trên thể hiện doanh số và tỷ trọng thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu trong giai đoạn 2009-2011. Năm 2009, tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 22,274,000 USD trong đó thanh toán xuất khẩu đạt 15,598,000 USD, chiếm 70.02% tổng doanh số xuất nhập khẩu, và doanh số nhập khẩu đạt 6,676,000 USD chiếm 29.98% tổng doanh số xuất nhập khẩu trong năm 2009. Đến năm 2010, mặc dù thanh toán xuất khẩu tăng 19,546,000 USD nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 60.35%, thấp hơn so với năm 2009. Bên cạnh đó doanh số nhập khẩu tăng 12,842,000 USD chiếm 39.65% tăng 9.65% so với năm trước đó. Nguyên nhân giảm là do khủng hoảng tài chắnh và suy thoái kinh tế thế giới mà các thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng nằm trong khu vực này, vì vậy các này hạn chế nhập khẩu hàng hóa. Do đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mất đi nguồn thu về, điều này cũng tác động không nhỏ đến hoạt động của chi nhánh dẫn đến giảm doanh thu.

Nhưng đến năm 2011 thì hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu đạt 40,093,000 USD tăng 7,705,000 USD so với năm 2010 trong đó hoạt động nhập khẩu giảm xuống còn 12,017,000 USD chiếm tỷ lệ 29.97% hoạt động xuất nhập khẩu năm 2011. Trong đó doanh số thanh toán hàng xuất khẩu lại tăng lên đạt 28,076,000

USD chiếm 70.03%, tăng 8,530,000 USD so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng là 0.44%. Nguyên nhân tăng lên là do các doanh nghiệp dần dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu.

Biểu đồ 2.4: Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Agribank Biên Hòa

Đơn vị tắnh: 1000USD

(Nguồn: Tác giả xử lý bằng phần mềm Excel, căn cứ vào bảng 3.4)

Doanh số xuất khẩu các khách hàng Agribank Biên Hòa vẫn tăng trong nền kinh tế chung trong tình trạng xuất siêu, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh vẫn đang ổn định và tăng trưởng tốt. Đặc biệt vùng đông nam bộ là vùng kinh tế trọng điểm, hoạt động của doanh nghiệp được đẩy mạnh làm cho hoạt động TTQT của chi nhánh ngày càng phát triển và mở rộng. Vì vậy chi nhánh cần chủ động tìm hiểu và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng để tránh tình trạng khi các khách hàng làm ăn không hiệu quả chi nhánh hỗ trợ và đưa ra những chắnh sách phù hợp với khách hàng.

2.4.2.2 Doanh số phƣơng thức thanh toán quốc tế qua các năm

Trong những năm gần đây phòng kế hoạch và kinh doanh luôn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu và kế hoạch được giao, cũng như đảm bảo các yêu cầu, điều kiện trong việc thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế cho khách hàng cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Bảng 2.5: Doanh số phƣơng thức thanh toán quốc tế qua các năm Đơn vị tắnh: 1000USD Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chuyển tiền 5,993 10,664 10,787 4,671 77.94 123 1.15 Nhờ thu 3,290 6,068 5,922 2,778 84.44 (146) (2.41) L/C 9,329 10,137 16,792 808 8.66 6,655 65.65

(Nguồn: Tác giả xử lý bằng phần mềm Excel)

Biểu đồ 2.5:Doanh số phƣơng thức thanh toán quốc tế qua các năm

Đơn vị tắnh: 1000USD

(Nguồn: Tác giả xử lý bằng phần mềm Excel, căn cứ vào bảng 3.5)

Qua bảng số liệu trên thể hiện kết quả cụ thể của các nghiệp vụ thanh toán quốc tế (như chuyển tiền, nhờ thu, L/C) tại Agribank Biên Hòa. Nhìn chung cho thấy hầu hết các phương thức thanh toán đều tăng mạnh hơn so với năm 2010 thể hiện sự phát triển mạnh của dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh. Doanh thu từ dịch vụ chuyển tiền chiếm phần lớn trong tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế đạt 10,664 triệu đồng tăng 4,671 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 77.94%. Dịch vụ nhờ thu tăng mạnh nhất so với năm 2009 là 6,068 triệu đồng tương ứng với 84.44%. Một hoạt động không thể thiếu trong dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank Biên Hòa chắnh là phương thức tắn dụng chứng từ (L/C). Năm 2010 doanh số thanh toán L/C là 10,137 triệu đồng tăng 808 triệu đồng

tương ứng với 8.66% so với năm 2009. Đây chắnh là phương thức thanh toán mang lại tắnh an toàn cao cho các doanh nghiệp, tuy nhiên không phải là không có rủi ro. Đến năm 2011 với những biến động lớn từ nền kinh tế thế giới cũng như thiên tai đến với các nước trên thế giới cho nên năm vừa qua là một sự khó khăn lớn đối với nền kinh tế của Việt Nam nhưng cùng với sự nỗ lực của chắnh phủ và ban ngành, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dần dần vượt qua khó khăn. Vì vậy, doanh thu từ hoạt động chuyển tiền đạt 10,787 triệu đồng tăng 123 triệu đồng tương ứng với 1.15% so với năm 2009. Hoạt động nhờ thu là 5,922 triệu đồng giảm hơn so với năm 2009 là 146 triệu đồng tương ứng với âm 2.41%. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động L/C lại tăng mạnh trở lại, doanh thu từ phương thức thanh toán chứng từ 16,792 triệu đồng tăng 6,655 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng với 65.65%. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2010 nền kinh tế không ổn định, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đến đầu năm 2011 tình hình thế giới lại đầy biến động do các thiên tai từ các quốc gia trên thế giới, và chắnh điều này đã tác động không nhỏ so đến với nền kinh tế của Việt Nam dẫn đến các doanh nghiệp gặp không ắt khó khăn. Vì vậy chi nhánh cần đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng để giữ vững vị thế cạnh tranh đối với các đối thủ. Ngoài ra, chi nhánh cần củng cố chất lượng dịch vụ cũng như tăng cường tài trợ thương mại, phát triển xuất nhập khẩu để tăng nguồn thu nội tệ cũng như ngoại tệ.

2.4.3 Điểm mạnh, điểm yếu đối với hoạt động TTQT tại Agribank Biên Hòa Hòa

2.4.3.1 Điểm mạnh

Ngày nay, khi áp lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng càng gia tăng, các NHTM luôn tìm mọi cách để nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình, trong đó, việc tận dụng những lợi thế có mà mình có sẵn để phát huy sức mạnh được là bước đi ngắn nhất và hiệu quả nhất. Các lợi thế mà Agribank Biên Hòa đã phát huy là:

Thứ nhất, tận dụng mạng lưới rộng khắp để phát triển sản phẩm dịch vụ, xứng với danh hiệu Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. Đa đạng hóa các dòng

sản phẩm tiền gửi và huy động vốn, sản phẩm thẻ, sản phẩm công nghệ cao tại Đồng Nai, Bình Dương,Ầ

Thứ hai, đẩy mạnh quan hệ hợp tác, thành lập tổ TTQT ở các phòng giao dịch, để phát triển mảng thanh toán đa biên, chuyển tiền,... Tiếp tục cũng cố và phát triển thị trường tại khu vực nông thôn, thị trấn thị xã,Ầ Trên thương hiệu được biết đến bao đời nay của người nông dân.

Thứ ba, chi nhánh đã áp dụng hình thức huy động đa dạng (tiền gửi tiết kiệm, các sản phẩm thẻ,Ầ) nâng cao nguồn huy động vốn tại ngân hàng tăng hơn so với năm 2011. Điều này giúp cho chi nhánh có thể thực hiện dịch vụ TTQT một cách tốt hơn.

Thứ tư, không phát sinh những tranh chấp nào trong dịch vụ TTQT làm ảnh hưởng đến uy tắn cũng như hoạt động của chi nhánh.

Thứ năm, luôn tuân thủ quy trình TTQT của hội sở chắnh hay thông lệ Quốc tế đã đề ra.

Thứ sáu, các giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng và chắnh xác làm tăng độ tin cậy của khách hàng, vì vậy có số lượng khách hàng truyền thống, uy tắn.

Thứ bảy, sử dụng hệ thống IPCAS vào việc quản trị ngân hàng trong dịch vụ TTQT như: dịch vụ kiểm tra mật mã cho các ngân hàng đại lý. Đối với dịch vụ này, Agribank Biên Hòa sẽ kiểm tra mật mã các giao dịch TTQT theo yêu cầu của các ngân hàng đại lý, Khi nhận được yêu cầu của ngân hàng đại lý kèm theo L/C, sửa đổi L/C, bộ chứng từ. Nếu đúng thì thông báo cho ngân hàng đại lý. Nếu sai thì gửi điện tra soát cho ngân hàng gửi L/C hay sửa đổi L/C. Dịch vụ kiểm tra xác nhận chữ ký ủy quyền cho ngân hàng đại lý, Agribank Biên Hòa sẽ kiểm tra, xác nhận chữ ký ủy quyền cho các các dịch TTQT mà ngân hàng đại lý yêu cầu. Khi nhận được yêu cầu kèm theo L/C, sửa đổi L/C gốc hay bộ chứng từ bằng SWIFT.[19]

2.4.3.2 Điểm yếu

Không chỉ riêng Agribank Biên Hòa mà bất cứ tổ chức tài chắnh nào cũng luôn tồn tại những yếu kém nhất định.

Thứ nhất, đội ngũ nhân viên ắt, sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, trình độ cán bộ nghiệp vụ còn bất cập, ắt đổi mới, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Thứ hai, công tác tuyên truyền marketing còn có nhiều hạn chế chưa tiếp cận với những khách hàng mới nhiều.

Thứ ba, chi nhánh chưa có website riêng, không sử dụng dịch vụ lưu trữ nên nhân viên không e-mail theo tên miền của ngân hàng, vì vậy chưa tạo được tắnh chuyên nghiệp cao.

Thứ tư, công tác đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT chưa thực sự được chú trọng, khi tổng hợp kết quả hoạt động tài chắnh, chi nhánh vẫn chưa tách biệt được chi phắ TTQT, lợi nhuận TTQT, chưa đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động riêng của bộ phận mình. Báo cáo hoạt động TTQT theo định kỳ chỉ phản ánh doanh số các nghiệp vụ và chưa phân tắch được những hạn chế trong kết quả hoạt động TTQT.

Thứ năm, công tác phục vụ khách hàng chưa hoàn hảo, khách hàng còn than phiền về thủ tục, chứng từ rườm ra và khó chuẩn bị. Họ thực không nắm rõ về quy trình thực hiện các nghiệp vụ TTQT tại ngân hàng, khi thắc mắc và cần giải thắch thì nhân viên tỏ thái độ ắt thiện chắ với khách hàng.

Thứ sáu, công nghệ kỹ thuật còn hạn chế: hệ thống mạng chưa thông suốt và xử lý khá lâu. Hơn nữa, Agribank Biên Hòa chưa có website riêng, chưa triển khai

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh cải thiện năng lực đáp ứng thị trường của dịch vụ thanh toán quốc tế (Trang 54 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)