Nghiên cứu định tắnh

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh cải thiện năng lực đáp ứng thị trường của dịch vụ thanh toán quốc tế (Trang 33 - 35)

6. Bố cục của đề tài

1.4.1.2 Nghiên cứu định tắnh

Đây là lần đầu tiên tác giả làm khảo sát nên không thể thiếu sai sót vì vậy để hạn chế sai sót thấp nhất, tác giả đã xin thảo luận với những khách mời có những

Mục tiêu nghiên cứu: năng lực đáp ứng thị trường của dịch vụ thanh toán quốc tế

Cơ sở lý luận Xây dựng

thang đo nháp

Nghiên cứu định tắnh Thảo luận tay đôi n=6

Hiện chỉnh Xây dựng thang đo Thang đo chắnh thức Nghiên cứu định lƣợng chắnh thức n = 98 Xử lý và phân tắch dữ liệu (phần mềm SPSS 20.0)

Báo cáo nghiên cứu Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ n = 24

- CronbachỖs Alpha - EFA

(Nguồn tổng hợp của tác giả)

kiến thức cũng như kinh nghiệm nhiều hơn tác giả đề tác giả thiết kế được thang đo phù hợp với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Biên Hòa. Đối tượng tham gia những người có kinh nghiệm và kiến thức để trao đổi, thảo luận tay đôi với từng người. Việc xác định các biến quan sát đo lường năng lực đáp ứng thị trường của dịch vụ thanh toán quốc tế được thể hiện qua phần trọng tâm của những buổi thảo luận. Trong nội dung thảo luận về năng lực đáp ứng thị trường, những người tham gia yêu cầu bỏ hoặc thêm các biến quan sát đo lường năng lực đáp ứng thị trường của ngân hàng Agribank Biên Hòa. Ba mươi hai biến quan sát (các phát biểu) dùng đo lường bốn nhân tố của năng lực đáp ứng thị trường và lòng trung thành của thương hiệu được tác giả đưa ra dựa trên cơ sở lý thuyết. Trong đó, 8 biến cho năng lực đáp ứng khách hàng, 9 biến phản ứng với đối thủ cạnh tranh, 7 biến thắch ứng với môi trường vĩ mô, 4 biến với chất lượng mối quan hệ, và 4 biến về lòng trung thành thương hiệu. Tác giả và khách mời thảo luận và đưa ý kiến cải thiện các phát biểu nếu thấy cần thiết.[Phụ lục 1]

Thảo luận tay đôi

Sau khi xây dựng cơ sở lý luận và thiết kế thang đo nháp, tác giả tiến hành nghiên cứu định tắnh dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đại diện cho các yếu tố năng lực đáp ứng thị trường và lòng trung thành thương hiệu của khách hàng trong lĩnh vực TTQT. Nghiên cứu định tắnh được thực hiện thông qua quá trình thảo luận tay đôi. Vì lý do khoảng cách địa lý, nên tác giả không thể gặp mặt trực tiếp thảo luận được với một số khách mời, mà chỉ thông qua e-mail là chắnh. Những cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề là xin ý kiến và thăm dò những ý kiến của tất cả khách mời về các biến của TS Nguyễn Đình Thọ. Làm thế nào để các biến này phù hợp với đề tài nghiên cứu của tác giả tại Agribank Biên Hòa.

Thiết kế bảng hỏi

Dựa theo cơ sở lý thuyết ở mục 1.3 về phần năng lực đáp ứng thị trường của TS Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, nhân tố lòng trung thành thương hiệu của theo đề tài nghiên cứu khoa học của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc là kết quả của việc sau khi ngân hàng đáng ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Các biến quan sát này được xây dựng để áp dụng vào đánh giá doanh nghiệp thông qua cảm nhận của khách hàng. Vì vậy bốn biến này được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới là dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Biên Hòa và tiến hành xây dựng thang đo lần. Và tiến hành thảo luận với những khách mời.

Kết quả nghiên cứu định tắnh

Dựa trên kết quả nghiên cứu định tắnh, đối tượng cần nghiên cứu chắnh là khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp đã và đang sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank Biên Hòa. Hai tám biến quan sát dùng đo lường bốn nhân tố năng lực đáp ứng thị trường và bốn biến quan sát lòng trung thành của thương hiệu được lược bỏ còn lại 19 biến, trong đó 7 biến cho đáp ứng khách hàng, 2 biến phản ứng với đối thủ cạnh tranh, 4 biến thắch ứng với môi trường vĩ mô, 2 biến đối với chất lượng mối quan hệ, và 4 biến đối với lòng trung thành thương hiệu. Sau thảo luận, một số phát biểu trong thang đo đã được thay từ ngữ, câu chữ cho dễ hiểu và phù hợp với suy nghĩ của khách hàng và trở thành thang đo lần thứ hai. [Phụ lục 2]

1.4.1.3 Nghiên cứu định lƣợng

Nghiên cứu định lượng dựa trên kết quả thảo luận tay đôi với mỗi khách mời. Bảng câu hỏi được hình thành và phát triển trong thang đo này. Mẫu được chọn trong quá trình thu thập ý kiến của mỗi khách mời. Quá trình thu thập thông tin được tiến hành để thử nghiệm độ tin cậy của thang đo lần thứ nhất với 24 mẫu để kiểm định nhằm phát hiện ra những sai sót trong thiết kế câu hỏi và sau khi khảo sát thử, bản câu hỏi được chỉnh sửa và tiến hành phát phiếu khảo sát đồng loạt. Tiếp đó việc xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 được thực hiện để phân tắch, giải thắch và trình bày trong bài báo cáo nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh cải thiện năng lực đáp ứng thị trường của dịch vụ thanh toán quốc tế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)