Các yếu tố từ môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh đánh giá hoạt động marketing bất động sản của công ty cổ phần đầu tư địa ốc thắng lợi miền trung (Trang 60 - 62)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3.2.2. Các yếu tố từ môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động Marketing

như vũ bão của công nghệ hiện nay.

1.1.3.2.2. Các yếu tố từ môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động Marketingbất động sản bất động sản

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Có 5 yếu tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. Mối quan hệ giữa các yếu tố đó được phản ánh qua sơ đồ:

Sơ đồ 3: Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh

Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản do các đối thủ cạnh tranh quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành.

Với sự gia tăng lớn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng như mức độ đa dạng hóa sản phẩm bất động sản đã làm cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản càng dữ dội. Nhận biết được tình hình hiện tại của đối thủ cạnh tranh là một trong những cơ sở quan trọng dể các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược Marketing của mình.

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Nguồn cung trên thị trường bất động sản trong thời gian qua là khá lớn. Do vậy, các khách hàng, người tiêu dùng cũng cần các sản phẩm có chất lượng, thiết kế đẹp, vị trí thuận tiện trong giao thơng hơn nữa giá cả cũng phải hợp lý,...đó cũng chính là các áp lực cạnh tranh từ khách hàng mà nhà cung cấp phải tìm hiểu và có những chiến lược cho cơng tác marketing sản phẩm của mình một cách tốt nhất.

Áp lực cạnh tranh từ nhà cung ứng

Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

− Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành, mà kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đem lại lợi nhuận lớn, tỷ suất sinh lợi cao,...

− Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn.

Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

46

Sản phẩm thay thế là sản phẩm cho phép thõa mãn cùng nhu cầu với sản phẩm hiện tại của ngành. Đặc điểm cơ bản của chúng là thường có ưu thế hơn so với sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Do vậy, chúng gây sức ép đến các doanh nghiệp trong ngành về thị trường và khách hàng. Đe dạo này địi hỏi doanh nghiệp phải có sự phân tích, theo dõi thường xun những tiến bộ kỹ thuật – cơng nghệ, trong đó liên quan trực tiếp là đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Hơn nữa sự thay đổi nhu cầu thị trường cũng là yếu tố quan trọng tạo ra sự đe dọa này.

Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành

Không chỉ các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản mà còn rất nhiều các doanh nghiệp khác cũng tham gia lĩnh vực này vơ hình chung đã tạo ra một áp lực cạnh tranh trực tiếp với nhau và sức ép trở lại lên ngành. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh lên các đối thủ như:

− Tình trạng ngành

− Cấu trúc của ngành

− Các rào cản rút lui,…

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh đánh giá hoạt động marketing bất động sản của công ty cổ phần đầu tư địa ốc thắng lợi miền trung (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)