Lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị marketing nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm pocari sweat của công ty TNHH dinh dưỡng otsuka thăng tại thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh

1.4. THIẾT KẾ MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

1.4.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh

Về mặt lý luận và thực tiễn có 4 phương pháp cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty:

Phương pháp ma trận SWOT thích hợp cho những nghiên cứu xây dựng chiến lược cạnh tranh. Nếu sử dụng SWOT trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh thì có một số hạn chế trong việc đánh giá tổng quát về sức cạnh tranh của công ty (không cho phép xác định năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty).

Mơ hình kim cương của Michael Porter phân tích 4 yếu tố chính tạo ra năng lực cạnh tranh là: nhu cầu thị trường, vốn, chiến lược công ty và ngành công nghiệp hỗ trợ. Các yếu tố này được đặt trong sự tác động của Chính phủ và cơ hội thị trường. Đây là phương pháp phù hợp khi phân tích năng lực cạnh tranh của một quốc gia hoặc một địa phương. Tuy nhiên, khi sử dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của cơng ty thì

phương pháp này có những hạn chế. Trước hết, phương pháp này bỏ sót việc phân tích nhiều yếu tố bên trong của cơng ty như lao động, công nghệ, các mối quan hệ, thương hiệu,… là những yếu tố rất quan trọng khi cần phân tích chi tiết về năng lực cạnh tranh của cơng ty. Kế đến, nó cũng khơng xét một cách tồn diện yếu tố mơi trường cạnh tranh.

Mơ hình hình ảnh cạnh tranh trong quản trị chiến lược có ưu điểm là chỉ rõ tương quan giữa công ty nghiên cứu với các đối thủ cạnh tranh về từng khía cạnh. Nó cũng cho biết năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty so với đối thủ. Tuy nhiên, nếu áp dụng mơ hình này thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, phương pháp này có sự so sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Thực tế cho thấy trên thị trường hiện nay chưa có sản phẩm của công ty nào là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với nước uống bổ sung ion Pocari sweat, những sản phẩm khác trên thị trường tuy có cùng cơng dụng bổ sung lượng nước bị mất cho cơ thể nhưng xét tổng quan về mặt sản phẩm thì có sự khác biệt rất rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm lẫn công dụng. Do đó, khó có thể đưa tất cả các đối thủ vào để so sánh và việc thu thập thông tin đầy đủ về đối thủ cạnh tranh là rất khó khăn. Vì vậy, gặp trường hợp thiếu thông tin về đối thủ thì phương pháp này khó có thể sử dụng được.

Do đó, khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của cơng ty, đã lựa chọn mơ hình phân tích đánh giá các yếu tố bên trong của Thompson- Strickland, tức là sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của cơng ty. Mơ hình này này khơng địi hỏi phải nắm rõ thông tin về đối thủ, mà chỉ cần có cái nhìn tổng quan về tình hình cạnh tranh trên thị trường và hiểu rõ bản thân công ty được chọn làm đối tượng nghiên cứu. Phương pháp Thompson- Strickland phù hợp với điều kiện khi mà người nghiên cứu khó có thể thu thập được đầy đủ thông tin về các đối thủ cạnh tranh.Việc áp dụng phương pháp này chưa phải là tối ưu, nhưng đây phương pháp tốt nhất trong 4 phương pháp đã đề cập trên. Vận dụng phương pháp này, các bước triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Dinh Dưỡng Otsuka Thăng được trình bày sau đây:

Bước 1: Xác định tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành nước giải khát

Bước 2 : Đo lường năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Dinh Dưỡng Otsuka Thăng Bước 3: Xây dựng ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Dinh Dưỡng Otsuka Thăng

Kết luận, đánh giá về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Dinh Dưỡng Otsuka Thăng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị marketing nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm pocari sweat của công ty TNHH dinh dưỡng otsuka thăng tại thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)