XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị marketing nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm pocari sweat của công ty TNHH dinh dưỡng otsuka thăng tại thành phố hồ chí minh (Trang 68)

` 3.1 Định hướng phát triển chung

3.1.1 Mục tiêu

Quá trình phát triển và mở cửa nền kinh tế có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động của nền kinh tế Việt Nam. Một mặt quá trình này tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để thích nghi với tầm cao mới và những quy định mới khi tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế; mặt khác quá trình này tạo ra những cơ hội mà các doanh nghiệp muốn chủ động tăng cường năng lực cạnh tranh của mình để nắm giữ.

Trước những điều kiện mơi trường đó cùng với những thuận lợi khó khăn đã nhận định công ty đã đưa ra mục tiêu tổng quát trong thời gian tới là: phải nâng cao sức cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường, đưa thương hiệu sản phẩm Pocari Sweat trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.

3.1.2 Định hướng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nghiệp

Củng cố và duy trì kênh phân phối ở các khu vực thị trường bằng cách đảm bảo cung cấp đủ lượng hàng bán cho đại lý với mức giá cạnh tranh, hợp lý, hỗ trợ việc phân phối cho từng khu vực, chăm sóc viếng thăm khách hàng thường xuyên.

- Xây dựng các chương trình bán hàng hiệu quả và hấp dẫn để duy trì long trung thành của khách hàng.

- Thành lập đại diện bán hàng chăm sóc cho các khu vực trọng tâm doanh số.

- Giao chỉ tiêu doanh số tại các điểm bán hàng và hỗ trợ các nhà phân phối trong hoạt động giao nhận-trưng bày hàng hóa, tư vấn sản phẩm.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH DINH DƯỠNG OTSUKA THĂNG TY TNHH DINH DƯỠNG OTSUKA THĂNG

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và phương thức quản trị điều hành hành

3.2.1.1 Mục tiêu

o Hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như mạng lưới phân phối

o Chuyên nghiệp hóa năng lực quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp

3.2.1.2 Cơ sở đề xuất

o Căn cứ vào kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại chương 2

3.2.1.3 Nội dung thực hiện

Để cải thiện trong thời gian tới, trước hết doanh nghiệp chú trọng nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu. Quan trọng hơn hết là nâng cao năng lực tài chính và nguồn nhân lực để có thể vận hành hệ thống một cách có hiệu quả.

Mở rộng mạng lưới phân phối đồng thời với việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Để làm được điều này doanh nghiệp cần hoàn thiện bộ máy tổ chức, đào tạo bồi dưỡng lực lượng nhân sự chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh diễn ra trơi chảy, có khả năng giải quyết được các vấn đề cũng như sự cố trong công việc, tạo dựng mối quan hệ với các nhà phân phối. Ngoài ra, cần phải đẩy mạnh phát triển các giao dịch điện tử thông qua việc phát triển thương mại điện tử bằng việc xây dựng cổng giao dịch trực tuyến thông qua trang web của cơng ty.

3.2.1.4 Lợi ích thực hiện

Mở rộng được quy mô kinh doanh cũng như tăng doanh số của sản phẩm. Tạo điều kiện phát triển năng lực tài chính.

3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.2.2.1 Mục tiêu

o Nâng cao trình độ cũng như năng lực trong trong việc của nhân viên công ty

o Khơi dậy tinh thần tập thể đồn kết, xem lợi ích của doanh nghiệp gắn với lợi ích của từng cá nhân.

o Tạo mối quan hệ nội bộ tốt đẹp, cùng nhau chung sức xây dựng một nội bộ vững mạnh, đóng góp hết mình vào q trình sản xuất kinh doanh.

3.2.2.2 Cơ sở đề xuất

o Căn cứ vào cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trình bày trong chương 1 Luận văn.

o Căn cứ vào kết quả khảo sát về tình hình nguồn nhân lực và cơng tác tuyển dụng cơng ty trình bày trong chương 2 của Luận văn.

o Khắc phục điểm yếu trong ma trận năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.2.2.3 Nội dung thực hiện

Hồn thiện cơng tác lựa chọn nhân viên kênh (Sale và Product consultant)

Công tác tuyển chọn các thành viên trong hoạt động bán hàng, tư vấn sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Công ty muốn thành công và hoạt động hiệu quả trên thị trường thì địi hỏi các thành viên phải có sức cạnh tranh và hoạt động tốt trong việc phân phối sản phẩm đến tay khách hàng. Do đó việc lựa chọn các thành viên này – các chìa khóa để thâm nhập thị trường – là việc rất quan trọng, cần phải được xem xét kỹ đến tất cả các nhân tố.

Khi đã có nguồn tuyển chọn công ty phải chủ động tiến hành các nghiên cứu về thị trường như sau:

- Phải cử nhân viên đi nghiên cứu thị trường cụ thể về các vấn đề: Mật độ dân cư, mức sống của người dân, văn hố lối sống…

- Cơng ty cần phải thống kê được số đại lý và các cửa hàng bán lẻ sản phẩm của

đối thủ cạnh tranh, sản lượng tiêu thụ của các đại lý của đối thủ cạnh tranh trên địa bàn của họ hoạt động

- Nghiên cứu mức độ ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, đặc điểm nào của sản phẩm mà khách hàng ưa thích, những đặc điểm nào chưa.

- Sau khi nghiên cứu, khảo sát thị trường, tổng hợp, phân tích các thơng tin một cách chặt chẽ hồn chỉnh.

Từ những nghiên cứu đó cơng ty sẽ chủ động tìm được thành viên thích hợp sau khi đánh giá các đại lý đó theo tiêu chí đã đặt ra. Điều này khơng chỉ giúp cơng ty chủ động hơn trước những biến đổi của thị trường do đã có những nghiên cứu kỹ về thị trường từ trước, từ đó giúp cơng ty có những biện pháp dự phịng trước những tình huống có thể xảy ra trong tương lai mà cịn tạo ra sự phát triển tồn diện và đồng bộ cho hệ thống kênh phân phối nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Thực hiện công tác PR nội bộ

Để kích thích sự quan tâm của nhân viên đến tình hình chung của cơng ty, khơi dậy tinh thần tập thể đồn kết, xem lợi ích của cơng ty gắn với lợi ích của từng cá nhân, và tạo mối quan hệ nội bộ tốt đẹp, cùng nhau chung sức xây dựng một nội bộ vững mạnh, đóng góp hết mình vào q trình sản xuất kinh doanh của cơng ty. Do đó:

Về thơng tin nội bộ: Biên tập và xuất bản tạp chí nội bộ 6 tháng 1 lần cho toàn

thể nhân viên, tổ chức các hình thức thơng tin nội bộ khác như chiếu phim hoặc trình bày bằng hình ảnh hay báo tường nói về thành tựu đạt được trong năm và hướng phát triển trong những năm tới, giao lưu nhân viên giữa các phòng ban với nhau.

Về bản tin nội bộ: “Làm mới” bản tin nội bộ nhằm thu hút sự quan tâm của nhân

viên hơn nữa, nên cập nhật thơng tin thường xun cho bản tin, tránh tình trạng thơng tin cũ được dán quá lâu – không quá 1 tuần. Đồng thời, làm phong phú hơn về nội dung và cách thức trình bày bản tin nội bộ.

Nên thay đổi cách trang trí bản tin: Khoảng 1 tháng/lần nhằm thu hút thị hiếu, tránh sự nhàm chán ở người xem.

Về chính sách và ưu đãi dành cho nhân viên: Cần phát huy và tìm hiểu thêm để

có thể đề ra những chính sách và ưu đãi phù hợp hơn nữa nhằm đạt tỷ lệ trên 90% nhân viên hài lịng với các chính sách và ưu đãi dành cho họ. Bởi chỉ khi nhân viên hài lòng với bản thân thì mới có thể cống hiến hết mình vì cơng việc, vì sự nghiệp chung của cơng ty.

Tổ chức nhiều hơn nữa và khuyến khích, thu hút nhân viên tham gia vào các phong trào hoạt động Đoàn thể, Hội thao, văn nghệ trong và ngoài doanh nghiệp nhằm tạo tinh thần thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng cho nhân viên. Đồng thời, qua những hoạt động này sẽ tạo mối quan hệ thân hữu giữa các nhân viên làm việc tại các phòng ban khác nhau, cũng như giữa nhân viên và lãnh đạo.

Tổ chức những chuyến đi chơi xa đúng nghĩa cho nhân viên và phù hợp về mặt thời gian để mỗi khi tổ chức đều được đông đảo nhân viên hưởng ứng tham gia, hạn chế tình trạng nhân viên từ chối vì cơng việc nhiều.

Về văn hóa và mơi trường làm việc: Phát huy hơn nữa để con số 100% nhân

viên hài lịng về tình hình văn hóa và mơi trường làm việc.

3.2.2.4 Lợi ích thực hiện

Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động PR nội bộ tạo nên một tập thể đồn kết, có lợi cho cơng việc xây dựng một hình ảnh Cơng ty vững mạnh về mọi mặt. Hoạt động PR nội bộ tốt là cơ sở tạo được sự gắn kết cho công việc chung.

3.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực marketing

3.2.3.1 Mục tiêu

 Đa dạng hóa các hoạt động quảng bá, truyền tải tin tức trong khâu PR nhằm tạo mối quan hệ quần chúng ngày một hiệu quả hơn với chi phí thấp

 Tăng doanh số bán hàng cũng như làm tăng thiện cảm của khách hàng đối với hình ảnh sản phẩm và cơng ty

3.2.3.2 Cơ sở đề xuất

o Thế giới web đã và đang làm thay đổi các quy tắc cơ bản của hoạt động PR truyền thống. Những quy tắc giao tiếp và liên hệ với công chúng đã thay đổi từng bước một trong 10 năm qua, kể từ khi có thể sử dụng các trang web như một công cụ PR để truyền tải các thơng cáo báo chí, thơng tin về sản phẩm mới.

o Khắc phục điểm yếu về năng lực marketing của doanh nghiệp (đã phân tích tại chương 2)

3.2.3.3 Nội dung thực hiện

 Nâng cao hiệu quả tìm kiếm thơng tin về cơng ty và sản phẩm

Viết những bản thông cáo báo chí với nhiều từ khố tìm kiếm trực tuyến. Xây dựng những đường link dẫn tới trang web của công ty trong các công cụ PR gửi tới các KH tiềm năng.

Không cần chờ khi diễn ra các sự kiện quan trọng mới gửi đi các thơng cáo báo chí. Tìm kiếm bất cứ lý do hợp lý nào để gửi chúng vào mọi thời điểm. Những bản thơng cáo báo chí viết với nhiều từ khố tìm kiếm trực tuyến.

Thay vì nhắm tới một số các nhà báo, cơng ty xây dựng những chiến lược PR hướng trực tiếp tới người mua. Tối ưu hố các bản thơng cáo báo chí, bài viết PR... cho phù hợp với hoạt động tìm kiếm trực tuyến và duyệt web.

Quảng bá website với các cỗ máy tìm kiếm – search engines: Như Yahoo.com, Google.com,…

 Xây dựng chương trình promotion theo định kỳ

3.2.3.4 Lợi ích thực hiện

Website ngày nay có thể làm tất cả hoạt động xây dựng thương hiệu như trưng bày sản phẩm và hệ thống nhận diện thương hiệu, những dịch vụ hỗ trợ KH ở bất kì đâu và bất kì lúc nào sẽ giảm đi nhiều về chi phí cho các hoạt động quảng bá của Công ty.

3.2.4 Giải pháp nâng cao uy tín thương hiệu

3.2.4.1 Mục tiêu

 Nhắm đến mọi đối tượng Khách hàng rộng rãi

 Xây dựng một hình ảnh tốt đẹp trong con mắt cơng chúng về doanh nghiệp với sự trẻ trung, thân thiện, luôn quan tâm đến các vấn đề cộng đồng và trách nhiệm xã hội

3.2.4.2 Cơ sở đề xuất

o Quan hệ công chúng thông qua các hoạt động tài trợ, tổ chức sự kiện và cơng ích xã hội là một cơng cụ xúc tiến gián tiếp nhằm mục đích xây dựng một hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp đến rộng rãi cơng chúng, thúc đẩy hình thức thơng tin truyền miệng về doanh nghiệp

o Khắc phục điểm yếu về năng lực uy tín thương hiệu của doanh nghiệp thể hiện tại ma trận năng lực cạnh tranh trình bày tại chương 2.

3.2.4.3 Nội dung thực hiện

 Nâng cao hình ảnh sản phẩm và doanh nghiệp

Hoạt động tài trợ: cân nhắc tài trợ cho một số chương trình như: mùa hè xanh, tiếp sức

mùa thi,... Hay một số hoạt động xã hội quần chúng như: chạy việt dã, hội thi thể thao,... Hình thức tài trợ: tiền mặt hoặc hỗ trợ các dụng cụ cá nhân cho các sinh viên tình nguyện, thành viên tham gia chương trình như: nón, balo, bút, tập có gắn logo Pocari Sweat, nước uống Pocari Sweat… Đây cũng là một hình thức quảng bá thương hiệu phi thương mại khá hiệu quả.

Hoạt động từ thiện: đây là hoạt động dễ gây thiện cảm trong lòng khách hàng nhất, tạo

ấn tượng với các khách hàng tiềm năng và thu hút họ sử dụng sản phẩm trong tương lai. Đề xuất một số hoạt động từ thiện như:

Gây quỹ giúp đỡ trẻ em tàn tật, trẻ mồ cơi, chất độc màu da cam

Đóng góp vào chương trình gây quỹ ủng hộ học sinh, sinh viên nghèo vượt khó của thành đồn thành phố

Khuyến khích nhân viên tham gia đóng góp vào quỹ vì người nghèo, cũng như tham gia vào các hoạt động từ thiện nhằm gây quỹ như: “Chương trình đi bộ đồng hành vì người khuyết tật”

3.2.3.4 Lợi ích thực hiện

Tạo ra sự mong muốn tìm hiểu thơng tin về sản phẩm, về nhà cung cấp đối với khách hàng, đối tượng khách hàng ở đây chính là sinh viên. Đây sẽ là dịp tốt để khách hàng hiểu biết thêm về công ty, về sản phẩm mà công ty đang cung cấp và về hoạt động của công ty. Gây sự chú ý tới báo chí và cơng chúng, từ đó xây dựng được uy tín, thương hiệu cho cơng ty trong một thời gian dài.

3.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực phát triển sản phẩm và chất lượng dịch vụ

3.2.5.1 Mục tiêu

o Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

o Phát triển sản phẩm mới khi sản phẩm đến qua giai đoạn trưởng thành và thị trường trong giai đoạn bão hòa

o Nắm bắt xu hướng mới trong tiêu dùng của khách hàng

3.2.5.2 Cơ sở đề xuất

Thông qua khảo sát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại chương 2 và cơ sở lý thuyết tại chương 1

3.2.5.3 Nội dung thực hiện

Phân bổ nguồn lực phát triển sản phẩm mới. Bởi với mỗi cơng ty việc đa dạng hàng hóa giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Nâng cao chất lượng phục vụ như: giải quyết triệt để các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm bằng cách thiết lập đường dây phản hồi ý kiến người dùng, tư vấn sử dụng sản phẩm,…

Xây dựng hình ảnh nhân viên thân thiện nhiệt tình với khách hàng: thực hiện mặc đồng phục nhân viên, tổ chức chương trình “nụ cười thân thiện”,…

3.2.5.4 Lợi ích thực hiện

Giảm bớt rủi ro, nâng cao tính cạnh tranh cũng như đón đầu xu thế sử dụng sản phẩm mới.

Hình ảnh nhân viên thân thiện nhiệt tình với khách hàng, tạo sự thân thiết trong giao tiếp, giúp khách hàng hiểu biết về sản phẩm cũng như có được thơng tin góp ý chân thành từ phía khách hàng.

3.3 Một số kiến nghị tới chính quyền địa phương

Về công tác quản lý, do thực tế hiện nay, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm ngành nước giải khát cịn chưa đầy đủ. vì vậy để tạo cơ sở thống nhất trong việc đảm bảo và kiểm tra chất lượng sản phẩm, cơ quan chức năng cần bổ sung điều chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an tồn thực phẩm phù hợp.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan nhằm đưa ra những biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như là công nhận về chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp. Tạo lịng tin về những sản phẩm có chất lượng đối với người dân, cũng như tránh tình trạng hàng giả hàng kém chất lượng vẫn còn tồn tại trên thị trường.

Tóm tắt chương 3

Trên cơ sở khảo sát thực tế ở chương 2 kết hợp với cơ sở lý luận được trình bày ở

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị marketing nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm pocari sweat của công ty TNHH dinh dưỡng otsuka thăng tại thành phố hồ chí minh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)