3.1.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2012.
Năm 2012 có tầm quan trọng đặc biệt với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Đây là năm thứ hai trong giai đoạn phát triển từ năm 2011 tới 2020. - Giai đoạn 2011- 2015 tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động giá rẻ như thủy sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm công nghệ trung bình…Tuy nhiên cần chuẩn bị điều kiện gia tăng tỷ trọng xuất khẩu trong hàng chế biến.
- Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút nhiều lao động rẻ, ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp. Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng và tài nguyên.
- Tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn. Trước hết là khai thác cơ hội mở cửa thị trường cam hội nhập quốc tế đẩy mạnh xuất khẩu và các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc… Khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu…
- Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với nước có nền công nghiệp phát triển.
Với những định hướng về mặt hàng và thị trường xuất khẩu mà Bộ Công thương đặt ra thì đây là cơ sở để các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng ABBANK nói riêng đưa ra các chính sách để phát triển hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu của mình.
3.1.2. Định hướng hoạt động NHTMCP An Bình trong năm 2012.
Đây là năm nhiều thử thách cũng như nhiều cơ hội cho ngành Ngân hàng Việt Nam. Rõ ràng chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới với sự chuyển dịch sang một xu hướng đầy khó khăn và thách thức. Tuy nhiên Abbank luôn tin tưởng rằng trong khó khăn luôn có cơ hội và điều quan trọng là ta phải biết nhận diện và nắm bắt nó. Trong tình hình hiện tại, Ngân hàng đang là một Ngân hàng có số vốn chủ sở hữu cao và Ngân hàng sẽ có định hướng tận dụng lợi thế này, chắt chui những cơ hội mà thị trường mang lại, đồng thời thực hiện cắt giảm chi phí, tiến tới việc khoán chi phí cho từng bộ phận trong toàn hệ thống. Hơn nữa, Ngân hàng cũng sẽ đẩy mạnh đầu tư vào phát triển các dịch vụ sản phẩm mới, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và đặc biệt đội ngũ nhân lực của Ngân hàng.
Với những điều kiện trên, Ngân hàng đã định hướng chiến lược và xây dựng kế hoạc kinh doanh năm 2012 là:
- Phát hành cổ phiếu thặng dư vốn cổ phần 204 tỷ và phát hành cổ phiếu từ trái phiếu chuyển đổi của IFC và Maybank 600 tỷ. Tổng cộng phát hành cổ phiểu mới 804 tỷ.
- Tổng tài sản đạt trên 60.000 tỷ đồng tăng 35 % so với năm 2011. - Cho vay đạt trên 40.000 tỷ đồng tăng 30 % so với năm 2011. - Tiền gửi khách hàng đạt 32.000 tỷ đồng .
- Vốn điều lệ tăng từ 4.200 tỷ đồng lên 5.004 tỷ đồng.
- Lợi nhuận trước thuế đạt 710 tỷ đồng tăng 70 % so với năm 2011.
3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán L/C xuất khẩu nói riêng tại ABBANK Hưng Yên trong thời gian tới. toán L/C xuất khẩu nói riêng tại ABBANK Hưng Yên trong thời gian tới.
- Nâng cao chất lượng công tác thanh toán XNK, đảm bảo canh tranh được với các NHTM hàng đầu trong nước. Đánh giá, nghiên cứu, phân tích các thông tin tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng, thị trường tài chính, tiền tệ và kinh tế các nước có quan hệ kinh tế với Việt Nam nhằm tạo điều kiện để phát triển kinh doanh đối ngoại có hiệu quả và tăng cường khả năng tư vấn cho khách hàng.
- Tiếp tục duy trì và bổ sung đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật đang làm việc tại những nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Đây là nhiệm vụ phải được quan tâm hàng đầu đối với cả Hội Sở Chính và Chi nhánh, đặc biệt là năng lực nghiệp vụ tài trợ thương mại XNK và TTQT của các cán bộ tín dụng chuyên trách quan hệ với khách hàng, kỹ năng giao tiếp của các cán bộ nghiệp vụ và tiếp thị cũng là nội dung cần đào tạo một cách có hệ thống.
- Đầu tư thích đáng để công nghệ thông tin thực sự trở thành mũi nhọn, tạo nên sự đột phá cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh. Con người và công nghệ được xem là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đem lại sự thành công trong cạnh tranh và hội nhập của Ngân hàng ABBANK trong những năm tới.
- Củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại theo mô hình NHTM quốc tế. Nghiên cứu, điều chỉnh mô hình tổ chức hiện nay, chức năng và phân cấp quản lý, kinh doanh đối với các nghiệp vụ Chi nhánh để phù hợp với xu thế phát triển trong mỗi giai đoạn.
- Tổ chức và triển khai tốt các hoạt động tiếp thị, nâng cao tính cạnh tranh với bên ngoài đồng thời đảm bảo tính thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ từ Hội Sở Chính đến Chi nhánh, cũng như giữa các phòng ban trong nội bộ Chi nhánh
Abbank Hưng Yên.
3.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI CHI NHÁNH ABBANK HƯNG YÊN.
3.2.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của cán bộ TTQT.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh ABBANK Hưng Yên đa phần đều ở độ tuổi trẻ, có bản lĩnh, có nghiệp vụ chuyên môn tốt, tâm huyết với sự nghiệp phát triển của Ngân hàng. Với sức trẻ, tính năng động, sáng tạo và nhiệt tình là những điều kiện tốt cho sự phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng trong tương lai. Đây là một trong những nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng trong tình hình cạnh tranh hiện nay. Đặc biệt trong thanh toán L/C thì các thanh toán viên đóng vai trò vô cùng quan trọng, là những người trực tiếp thực
bất kỳ máy móc nào cũng không thể thay thế. Do đó, thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên trong lĩnh vực này là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, yêu cầu của giao dịch TTQT đòi hỏi cán bộ lãnh đạo cũng như cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ không chỉ có trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn mà phải có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao và có kinh nghiệm TTQT. Đồng thời họ cũng phải am hiểu về luật pháp, tập quán quốc tế và thực tiễn hoạt động Ngân hàng của từng nước, từng vùng, từng khu vực để có khả năng tư vấn cho khách hàng khi có yêu cầu.
Xuất phát từ thực tế đó, đòi hỏi các Ngân hàng trong thời gian tới cần phải có chiến lược nhằm nâng cao trình độ kinh nghiệm của cán bộ TTQT như: tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp cán bộ làm công tác TTQT hợp lý, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu an toàn, hiệu quả, bền vững trong hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn mới. Thêm vào đó là nâng cao chính sách ưu đãi cho nhân viên NH.
3.2.2. Phát triển và nâng cao chất lượng Ngân hàng đại lý
Quan hệ giữa một Ngân hàng với một Ngân hàng nước ngoài trong việc làm đại lý thanh toán cho nhau đem lại rất nhiều lợi ich cho cả hai bên. Hai bên mở tài khoản ở NH của nhau và trao đổi các tài liệu mật để phục vụ giao dịch như: mẫu chữ ký, mật mã Telex.
Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả, từng NHTM phải có chiến lược cho tương lai của công tác quan hệ đại lý, đó là quan hệ đại lý phải gắn liền với công tác khách hàng và tập trung vào những điểm chính sau:
- Tôn trọng các quy ước, cam kết và tập quán quốc tế để không làm ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín của Ngân hàng và tăng cường thắt chặt các mối quan hệ truyền thống.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ bằng cách xây dựng một chương trình thông tin, báo cáo và quản lý thống nhất về Ngân hàng đại lý kết hợp với thu nhập và mua thông tin từ bên ngoài để có được những thông tin tổng hợp, cập nhật và cụ thể hóa, tạo lợi thế trong nghiệp vụ TTQT.
- Chấn chỉnh và tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong thanh toán, chuẩn hóa các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ thanh toán, đánh giá mức độ rủi ro
các Ngân hàng đại lý, nhất là các Ngân hàng đại lý chính để xếp hạng uy tín và hạn mức tín dụng.
3.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài trợ TMQT
Bên cạnh việc phải chấp hành đầy đủ các quy định theo Thông lệ quốc tế, Chi nhánh cần phải đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, phát triển các sản phẩm mới. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng, nhăm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về sử dụng các sản phẩm mới, Chi nhánh cần nhanh chóng xây dựng cho mình một chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu, nghiên cứu và khẩn trương khiển khai các loại hình tài trợ xuất nhập khẩu như bao thanh toán ( Factoring) và các hình thức bảo lãnh, bảo hiểm xuất khẩu.
Việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ không chỉ giúp cho Abbank Hưng Yên thu hút được khách hàng của mình, mà còn giảm thiểu rủi ro sức ép cạnh tranh tăng lên khi mà số lượng các Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam ngày càng nhiều hơn, những ngân hàng này có tiềm lực rất lớn về tài chính và khả năng cung cấp dịch vụ.
3.2.4. Khuyến khích doanh nghiệp thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C.
Phương thức thanh toán bằng L/C là một phương thức rất có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vì nó đảm bảo cho doanh nghiệp sẽ nhận được tiền từ NHPH khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp cũng như tránh rủi ro không được thanh toán từ người nhập khẩu. Do vậy Ngân hàng cần khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp thanh toán hàng xuất bằng L/C thông qua một số chính sách tài trợ xuất khẩu như sau:
3.2.4.1. Đẩy mạnh nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi chứng từ hàng xuất.
Ở Việt Nam hiện nay, để giúp cho người xuất khẩu thu hồi được vốn sớm mặc dù L/C không quy định nhưng NHTB Việt Nam vẫn thực hiện chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theo L/C. Nếu L/C quy định “ available with any bank by negotiation” thì đó là trường hợp NHPH cho phép bộ chứng từ chiết khấu tại bất cứ
như chưa thực hiện nhưng trong quá trình cạnh tranh gay gắt hiện nay các Ngân hàng dần dần triển khai. Khi triển khai nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi, rủi ro đối với NHCK tăng lên vì NHPH có thể từ chối thanh toán, nhưng nếu xảy ra trương hợp đó thì NHCK không có quyền truy đòi lại người bán nữa. Do đó NHCK phải có năng lực đánh giá bộ chứng từ để quyết định xem có nên chiết khấu miễn truy đòi hay không.
3.2.4.2. Giảm phí và đa dạng hóa hình thức cho vay đối với khách hàng khi thực hiện thanh toán bằng L/C.
Hiệu quả của hoạt động thanh toán hàng xuất bằng L/C phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà xuất khẩu nếu được tài trợ trước nguồn vốn sẽ kinh doanh có hiệu quả, có uy tín, dự án có khả thi từ đó giúp đẩy mạnh hoạt động thanh toán L/C hàng xuất của Ngân hàng.
Thực trạng của Chi nhánh ABBANK Hưng Yên là sự chênh lệch quá lớn giữa thanh toán nhập khẩu và xuất khẩu gây mất cân đối về thu chi ngoại tệ. Điều này làm cho thấy một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay là Chi nhánh cần mạnh dạn đa dạng hóa các hình thức cho vay khác hay giảm phỉ khi thanh toán L/C xuất khẩu để thu hút nhiều khách hàng sử dụng phương thức này hơn.
Chẳng hạn, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng nhằm củng cố quan hệ tốt giữa các Ngân hàng và khách hàng, đồng thời qua đó phổ biến các thông tin về hoạt động của Ngân hàng, nghĩa vụ và quyền lợi của Ngân hàng và khách hàng trong hoạt động TTQT. Bản thân Chi nhánh cần chủ động nghiên cứu thế mạnh của địa phương mình, khu vực, nghành nghề, các doanh nghiệp mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả để quảng cáo, tiếp thị các dịch vụ của Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng có thể thương lượng với bên nước ngoài để yêu cầu mở L/C điều khoản đó bởi loại L/C này sẽ bổ sung vốn cho các đơn vị xuất khẩu thông qua tiền ứng trước của nhà nhập khẩu nước ngoài.
3.2.5. Quản trị rủi ro.
Rủi ro trong thanh toán L/C ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động này. Mặc dù đây là phương thức thanh toán tương đối ưu việt trong TTQT song nó không phải là phương thức tuyệt đối an toàn. Chính vì vậy, trong thanh
toán L/C, các Ngân hàng một mặt phải đảm bảo tuân thủ theo đúng thông lệ quốc tế, mặt khác cần phải có những biện pháp riêng để hạn chế rủi ro, nhằm tạo hiệu quả cho hoạt động TTQT.
3.2.6. Tuân thủ triệt để nguyên tắc lập L/C và thanh toán L/C xuất khẩu theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành.
Các cán bộ thanh toán cần phải nắm vững, bám sát UCP 600 và ISBP 681 và thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ. Với tư cách là Ngân hàng của người xuất khẩu ta phải căn cứ vào các cơ sở pháp lý này để yêu cầu đối phương trả tiền đúng hạn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các Ngân hàng cũng không nên quá máy móc mà phải có sự linh hoạt. Sự linh hoạt ở đây không có nghĩa là Ngân hàng làm trái với nguyên tắc đề ra mà trong từng tinhg huống cụ thể Ngân hàng đưa ra những quyết định hợp lý, không gây khó khăn cho khách hàng mà vẫn đảm bảo uy tín của Ngân hàng.
3.2.7. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng
Để chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới thì ngoài việc tăng cường vốn, việc triển khai các công nghệ Ngân hàng hiện đại, là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ABBANK Hưng Yên.
ABBANK Hưng Yên có hệ thống đáp ứng tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại, xử lý tự động và quản lý tập trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng phát triển nhanh mạng lưới hoạt động trên phạm vi cả nước.
Tuy vậy hệ thống thông tin điện tử của Ngân hàng chất lượng chưa cao, nhiều khi còn bị nghẽn đường truyền gây rủi ro trong việc chuyển điện đi các nước.
Do vậy Ngân hàng cần phát triển các hệ thống ứng dụng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh, đặc biệt là kênh thanh toán điện tử. Ngoài ra, Ngân hàng còn nên dự kiến phối hợp cùng với các đối tác chiến lược nghiên cứu, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, có hàm lượng công nghệ cao.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với khách hàng.
Hoạt động thanh toán được bắt đầu từ khách hàng,kết thúc cũng ở khách