Khuyến khích doanh nghiệp thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ lc xuất khẩu tại ngân hàng tmcp an bình việt nam-chi nhánh hưng yên (Trang 63)

Phương thức thanh toán bằng L/C là một phương thức rất có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vì nó đảm bảo cho doanh nghiệp sẽ nhận được tiền từ NHPH khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp cũng như tránh rủi ro không được thanh toán từ người nhập khẩu. Do vậy Ngân hàng cần khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp thanh toán hàng xuất bằng L/C thông qua một số chính sách tài trợ xuất khẩu như sau:

3.2.4.1. Đẩy mạnh nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi chứng từ hàng xuất.

Ở Việt Nam hiện nay, để giúp cho người xuất khẩu thu hồi được vốn sớm mặc dù L/C không quy định nhưng NHTB Việt Nam vẫn thực hiện chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theo L/C. Nếu L/C quy định “ available with any bank by negotiation” thì đó là trường hợp NHPH cho phép bộ chứng từ chiết khấu tại bất cứ

như chưa thực hiện nhưng trong quá trình cạnh tranh gay gắt hiện nay các Ngân hàng dần dần triển khai. Khi triển khai nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi, rủi ro đối với NHCK tăng lên vì NHPH có thể từ chối thanh toán, nhưng nếu xảy ra trương hợp đó thì NHCK không có quyền truy đòi lại người bán nữa. Do đó NHCK phải có năng lực đánh giá bộ chứng từ để quyết định xem có nên chiết khấu miễn truy đòi hay không.

3.2.4.2. Giảm phí và đa dạng hóa hình thức cho vay đối với khách hàng khi thực hiện thanh toán bằng L/C.

Hiệu quả của hoạt động thanh toán hàng xuất bằng L/C phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà xuất khẩu nếu được tài trợ trước nguồn vốn sẽ kinh doanh có hiệu quả, có uy tín, dự án có khả thi từ đó giúp đẩy mạnh hoạt động thanh toán L/C hàng xuất của Ngân hàng.

Thực trạng của Chi nhánh ABBANK Hưng Yên là sự chênh lệch quá lớn giữa thanh toán nhập khẩu và xuất khẩu gây mất cân đối về thu chi ngoại tệ. Điều này làm cho thấy một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay là Chi nhánh cần mạnh dạn đa dạng hóa các hình thức cho vay khác hay giảm phỉ khi thanh toán L/C xuất khẩu để thu hút nhiều khách hàng sử dụng phương thức này hơn.

Chẳng hạn, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng nhằm củng cố quan hệ tốt giữa các Ngân hàng và khách hàng, đồng thời qua đó phổ biến các thông tin về hoạt động của Ngân hàng, nghĩa vụ và quyền lợi của Ngân hàng và khách hàng trong hoạt động TTQT. Bản thân Chi nhánh cần chủ động nghiên cứu thế mạnh của địa phương mình, khu vực, nghành nghề, các doanh nghiệp mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả để quảng cáo, tiếp thị các dịch vụ của Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng có thể thương lượng với bên nước ngoài để yêu cầu mở L/C điều khoản đó bởi loại L/C này sẽ bổ sung vốn cho các đơn vị xuất khẩu thông qua tiền ứng trước của nhà nhập khẩu nước ngoài.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ lc xuất khẩu tại ngân hàng tmcp an bình việt nam-chi nhánh hưng yên (Trang 63)