( Đơn vị: nghìn USD).Năm Doanh số TT L/C nhập Doanh số TT L/C xuất Tổng doanh số thanh toán bằng L/C Tổng doanh số TTQT. 2009 18.000 1.000 19.000 26.000 2010 23.000 1.500 24.500 36.800
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT năm 2009- 2011 ABBANK Hưng Yên)
Biểu đồ 2.7. Tổng doanh số thanh toán bằng L/C và TTQT.
(Đơn vị: nghìn USD)
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT năm 2009-2011 ABBANK Hưng Yên)
Qua biểu đồ 2.8 chúng ta có thể thấy rõ được doanh số TTQT bằng L/C tăng trưởng khá từ năm 2009 tới năm 2010 ,cụ thể năm 2010 tăng 28,95 % so với năm 2009 và sang năm 2011 thì mưc tăng trưởng vượt bậc,năm 2011 tăng 70,2 % so với năm 2010. Trong khi đó,tổng doanh số TTQT năm 2010 tăng 41,54% so với năm 2009 và sang năm 2011 là 91.03 %. Tỷ trọng của TTQT bằng L/C chiếm ngày càng ít trong tổng số TTQT là do Ngân hàng đã chú trọng tập trung nhiều hơn vào nghiệp vụ thanh toán nhờ thu hay chuyển tiền.
Nhìn vào biểu đồ ta cũng thấy rõ doanh thu thanh toán L/C xuất khẩu chiếm một phần nhỏ trong tổng số thanh toán bằng L/C. Cụ thể là năm 2009,doanh số thanh toán bằng L/C xuất chỉ là 1 triệu USD,trong khi đó doanh số L/C nhập là 18 triệu USD,chiếm tới 94,74% trong tổng số thanh toán bằng L/C. Đến năm 2010, tổng doanh thu thanh toán bằng L/C đã tăng 28,95% so với năm 2009; trị giá L/C xuất khẩu là 1,5 triệu USD trong khi L/C nhập khẩu lên tới 23 triệu USD,chiếm 93,88 % trong tổng số thanh toán bằng L/C. Và đến năm 2011 thì tỷ lệ thanh toán bằng L/C nhập là 95,92 % trong tổng số thanh toán bằng L/C. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ sự chênh lệch giữa L/C nhập và L/C xuất tại ABBANK Hưng Yên thông qua biểu đồ dưới đây:
Biểu 2.8. Tỷ trọng L/C nhập, L/C xuất tại ABBANK- Hưng Yên. 2009 2010 2011 5,26% 6,12% 4,08%
(Nguồn:Báo cáo hoạt động TTQT năm 2009-2011 ABBANK Hưng Yên)
Căn cứ vào biểu đồ 2.9, ta thấy doanh số L/C nhập và xuất có sự chênh lệch nghiêm trọng, tỷ trọng L/C xuất năm 2009 là 5,26 % ,năm 2010 là 6,12 % và năm 2011 là 4,08 %. Qua đó cho ta thấy trong các phương thức thanh toán bằng L/C tại ABBANK Hưng Yên thì phương thức thanh toán L/C hàng nhập khẩu đang chiếm ưu thế mạnh, L/C xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất ít
Sự mất cân đối giữa doanh số thanh toán L/C nhập và L/C xuất đã gây ra một số bất lợi mà Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm.
Thứ nhất, đây là một thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Như phần chương 1 đã trình bày, thanh toán bằng L/C là một phương thức hạn chế rủi ro rất lớn cho nhà xuất khẩu. Việc thanh toán L/C chiếm tỷ trọng lớn cho thấy doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu thì phải mở L/C để đảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu nước ngoài. Trong khi doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu phải áp dụng các phương thức thanh toán bất lợi cho mình hơn nhu nhờ thu và chuyển tiền. Do đó Ngân hàng ABBANK nói riêng và các NHTM nói chung cần mở rộng và hoàn thiện phương thức L/C xuất khẩu hơn nữa để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Thứ hai, điều này còn gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc thực hiện các nghiệp vụ khác như tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu bằng phương thức L/C, kinh doanh ngoại tệ…hay nói cách khác là hạn chế phát triển các nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế của Chi nhánh. Việc L.C xuất khẩu chỉ chiếm có 5% nên việc xuất khẩu chỉ giúp thanh toán được một phần nhỏ trong nhu cầu ngoại tệ để thanh toán hàng nhập. Việc này gây áp lực cho Ngân hàng trong việc hoàn thành nghĩa vụ thanh toán bằng ngoại tệ của mình với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, việc khan hiếm ngoại tệ cùng với tỷ giá ngày càng bất ổn cũng gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng như hoạt động chiết khấu. Nhiều nhà xuất khẩu muốn chiết khấu bằng ngoại tệ để còn thực hiện việc nhập khẩu của mình, tuy nhiên do ngoại tệ Ngân hàng không sẵn có nên gây khó khăn cho việc thực hiện nghiệp vụ này. Việc không cân đối trong hoạt động thanh toán xuất và nhập dẫn đến sự mất cân đối về thu chi ngoại tệ cho Chi nhánh. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ TTQT trên thế giới và việc xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp giữa các nước trở lên dễ dàng hơn do Việt Nam đã gia nhập vào WTO, việc Ngân hàng nên tập trung đầu tư phát triển hoạt động thanh toán L/C để đưa L/C nói chung và nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu nói riêng sẽ trở thành sản phẩm chiến lược của Ngân hàng trên địa bàn Hưng Yên cũng như trên toàn quốc, phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng TMCP ABBANK.