Môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ lc xuất khẩu tại ngân hàng tmcp an bình việt nam-chi nhánh hưng yên (Trang 29)

Các chính sách kinh tễ vĩ mô tác động trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu, một lĩnh vực gắn liền với hoạt động TTQT. Việc ban hành các chính sách kinh tế hợp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu là nhân tố quan trọng tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu an tâm,tin tưởng,đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh.Một hành lang pháp lý ổn định và thông thoáng sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp trong tìm kiếm đối tác và thỏa thuận giao dịch.

Nói đến TTQT hay thanh toán L/C là nói đến mối quan hệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau,do đó hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu phải chịu sự chi phối của Luật pháp các quốc gia có liên quan và Thông lệ Quốc tế. Việc thống nhất giữa luật pháp quốc gia với các Thông lệ Quốc tế để tránh xung đột pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán của NH. Trên thế giới hiện nay chỉ có Mỹ và Comlombia chấp nhận UCP là một bộ phận của Luật Quốc Gia,còn lại hầu hết các quốc gia khác đều tách riêng luật quốc gia với Thông lệ Quốc tế. Điều này sẽ

Vì vậy tạo được sự thống nhất sẽ giúp cho hoạt động của NH suôn sẻ và giảm thiểu rủi ro,nhưng ngược lại sẽ gây ra cản trở lớn cho việc phát triển hoạt động TTQT của NH.

1.3.2. Mối quan hệ và uy tín của Ngân hàng trên thị trường quốc tế.

Trong phương thức thanh toán L/C,sự tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng. Một Nh có khả năng tài chính dồi dào,uy tín cao sẽ được hưởng lợi tin cậy và chọn làm NHTB. Ngoài ra,một NH có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu, với nhiều NH trong và ngoài nước thì cũng sẽ có nhiều cơ hội được chỉ định làm NHTB hay NHCK…

Như vậy, việc mở rộng quan hệ đại lý rộng khắp với các NH nước ngoài của NHTM trong nước là yếu tố cần thiết thúc đẩy hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu phát triển cả về chất lượng và số lượng. Đồng thời cũng là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc nâng cao uy tín của NH trong khu vực và trên thế giới.

1.3.3. Công nghệ ngân hàng.

Ngày nay,với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học và công nghệ đã tác động rất mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực,hoạt động của nền kinh tế quốc dân cũng như nền kinh tế thế giới. Ngành NH đã và đang ứng dụng khoa học công nghệ đối với các hoạt động của mình. Việc áp dụng khoa học công nghệ đối với các hoạt động giao dịch và quản lý NH đóng một vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi NHTM.

Công nghệ hiện đại cho phép nâng cao tốc độ xử lý thông tin,hạn chế sai sót,mất mát phát sinh trong quá trình thông báo L/C,vận chuyển chứng từ…Hạn chế được các rủi ro giúp thanh toán L/C hấp dẫn hơn đối với khách hàng.

1.3.4. Trình độ nhân viên ngân hàng:

Các chứng từ trong thanh toán quốc tế hầu hết được viết dựa vào tiếng Anh. Bởi vậy,yêu cầu đặt ra cho nhân viên ngân hàng là phải có trình độ ngoại ngữ. Mặt khác,các nhân viên NH cần có trình độ để tư vấn L/C để có thể chấp nhận giao hàng,cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra cho khách hàng; tư vấn lập bộ chứng từ hoàn hảo để khách hàng có thể nhanh chóng thu được tiền hàng,kiểm tra chứng từ,nâng cao khả năng chất lượng dịch vụ cho NH đặc biệt là chiết khấu và đòi tiền NH hoàn

trả; giải quyết được những tranh chấp khi cần thiết. Để thực hiện được điều đó thì NH ngân hàng phải có trình độ về ngoại ngữ, kiến thức pháp luật,sự am hiểu về tập quán quốc tế và đặc biệt là phải nắm vững và vận dụng tốt các văn bản pháp lý điều chỉnh TTQT như UCP 600,ISBP…

1.3.5. Hệ thống đại lý:

Mạng lưới NH đại lý rộng khắp giúp các NH trong nước có nhiều điều kiện thuận lợi vì trong các phương thức TTQT nói chung và thanh toán L/C nói riêng. Bên cạnh đó,chất lượng hoạt động của mạng lưới NH đại lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thực hiện tốt vai trò trung gian của NH.Bởi vậy, khi mở rộng mạng lưới đại lý,NH không chỉ quan tâm đến số lượng các đại lý mà còn phải quan tâm đến uy tín và khả năng hoạt động của các NH này.

1.3.6.Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Các dịch vụ trong thanh toán tín dụng chứng từ là rất đa dạng. Các dịch vụ phát triển càng đa dạng và hiệu quả thì khả năng mở rộng thị trường của NH là càng cao. Việc phát triển các sản phẩm dịch vụ không chỉ tạo them doanh thu cho các NH mà còn nâng cao uy tín của NH.

1.3.7. Khách hàng.

Khách hàng là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động ngoại thương,các NH chỉ là những người trung gian giúp cho quá trình thanh toán của khách hàng được nhanh chóng,tiện lợi và giảm thiểu rủi ro. Muốn mở rộng hoạt động TTQT,trước tiên phải mở rộng khách hàng không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Đó chính là năng lực của khách hàng khi tham gia vào thương mại quốc tế, là khả năng tài chính của khách hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán,uy tín của khách hàng trong kinh doanh,khả năng tìm kiếm đối tác…Hội đủ các yếu tố này mới giúp cho khách hàng mở rộng được quan hệ ngoại thương của mình,từ đó giúp các NH phát huy tốt vai trò trung gian thanh toán

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong hoạt động TTQT, phương thức thanh toán bằng L/C được sử dụng phổ biến nhất bởi tính năng ưu việt của nó. Tuy nhiên, phương thức L/C xuất khẩu còn được sử dụng khá hạn chế tại Việt Nam mặc dù nó đem lại rất nhiều lợi ích cho cả người xuât khẩu,ngân hàng và nền kinh tế nước nhà. Để có thể đưa ra những giải pháp mang tính chất thực tế và có hiệu quả cao nhằm phát triển nghiệp vụ L/C xuất khẩu chúng ta cần nghiên cứu cơ sở lý luận.

Chương 1 của chuyên đề đã tập trung phản ánh những vấn đề sau đây: - Khái quát về phương thức thanh toán bằng L/C.

- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ L/C xuất khẩu.

- Những nhân tố tác động đến việc phát triển nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu

Những vấn đề lý luận ở chương 1 chính là cơ sở để phân tích,đánh giám, đối chiếu với thực tế công tác nghiệp vụ L/C xuất khẩu tại NH ABBANK-Chi nhánh Hưng Yên trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ L/C XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH- CHI NHÁNH HƯNG YÊN.

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH- CHI NHÁNH HƯNG YÊN. CHI NHÁNH HƯNG YÊN.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình.

2.1.1.1. Quá trình hình thành của Ngân hàng TMCP An Bình- Chi nhánh Hưng Yên.

Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập từ năm 1993, sau hơn 18 năm hoạt động và phát triển, ABBANK hiện mà một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với vốn điều lệ lên trên 4.200 tỷ đồng. Cùng với mạng lưới hơn 133 điểm giao dich tiếp tục được mở rộng, ABBANK đã trở thành một địa chỉ uy tín và thân thuộc với hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân 29 tỉnh thành trên cả nước.

Với sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược trong nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cùng với sự chia sẻ kinh nghiệm về mô hình quản lý chuyên nghiệp của đối tác chiến lược nước ngoài Maybank- Ngân hàng lớn nhất Maylaysia, Tổ chức tài chính quốc tế -IFC, và các đối tác lớn như tổng công ty bưu chính Việt Nam, Tổng công ty viễn thông quân đội Viettle, Prudential…Abbank đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một “ Ngân hàng bán lẻ thân thiện” hoạt động với mô hình “Siêu tài chính” qua đó khách hàng có thể dễ dàng chọn được những sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với kế hoạch tài chính của mình.

Trong những năm hoạt động của Ngân hàng ABBANK, Ngân hàng đã gặt hái không ít những giải thưởng danh giá, và cũng như để thể hiện chất lượng của sản phẩm và sự phục vụ tận tình chuyên nghiệp của các nhân viên Ngân hàng:

- “ Thương hiệu Việt được yêu thích” do Báo Sài Gòn Giải Phóng trao tặng năm 2010.

- “ Thương hiệu mạnh Việt Nam” do thời báo kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục xúc tiến thương mại ( Bộ Công thương ) tổ chức năm 2010.

- “ Thương hiệu vàng 2009” do Hiệp hội chống hàng giả phối hợp với Bộ Công Thương bình chọn.

- “ Cúp vàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam năm 2008” do hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam trao tặng.

- “ Giải thưởng quả cầu vàng- The best banker” cho ngân hàng phát triển nhanh, các sản phẩm cong nghệ cao do ban tổ chức bảo hiểm Banking Expo 2007 trao tặng.

- “ Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng quốc gia” do Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức và bình chọn trong ba năm liên tiếp 2008,2009,2010… và còn nhiều giải thưởng danh tiếng khác.

2.1.1.2. Sự phát triển của Ngân hàng ABBANK Hưng Yên.

ABBANK Hưng Yên chính thức lên Chi nhánh vào ngày 25/05/2010. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám Đốc và nỗ lực hết mình của các cán bộ nhân viên, chi nhánh đã phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tích đáng kể. Hiện nay ABBANK Hưng Yên cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng tầm cỡ quốc tế. Sau đây em xin giới thiệu một số sản phẩm hiện nay đang được áp dụng nhiều trong chi nhánh ABBANK Hưng Yên.

- Huy động tiền gửi tiết kiệm, thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ, cho vay thấu chi, cho vay sinh hoạt, cho vay tiêu dùng, cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND , ngoại tệ và vàng với các điều kiện thỏa thuận thủ tục đơn giản.

- Mua bán ngoại tệ theo phương thức giao ngay ( Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn ( Forward) và quyền chọn tiền tệ ( Current Option).

- Thanh toán ,tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT đảm bảo nhanh chóng, chi phí hợp lệ, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T.

- Phát hành thẻ quốc tế, thẻ nội địa.

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong nước và ngoài nước.

- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và ngoài nước. - Dịch vụ tài chính trọn gói.

2.1.1.3. Sơ đồ cơ cầu tổ chức bộ máy của ABBANK – CN Hưng Yên.

Bảng 2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của NHTMCP ABBANK – Chi nhánh Hưng Yên.

2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của ABBANK Hưng Yên. 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn. 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn.

Do ABBANK mới lên chi nhánh vào năm 2010 nên các nghiệp vụ vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Nhưng với một đội ngũ cán bộ công nhân viên xuất sắc cùng với tác phong làm việc chuyên nghiệp, luôn đặt mục tiêu hài lòng khách hàng lên hàng đầu với nhiều chương trình khuyến mãi, điều chỉnh lãi suất kịp thời. Các hình thức huy động vốn tại chỗ đa dạng như huy động tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có

GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán Phòng Ngân quỹ Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Hành chính Phòng Tín dụng Các phòng GD Tái thẩm tín dụng

kỳ hạn… bằng VND và ngoại tệ với các mức lãi suất phù hợp từng thời kỳ cụ thể với từng khách hàng, mạng lưới được mở rộng.

Biểu 2.2. Tốc độ huy động vốn của ABBANK Hưng Yên

(Đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009-2011 ABBANK Hưng Yên)

Từ biểu đồ trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng vốn huy động qua các năm của ABBANK như sau: thời điểm 31/12/2009 lượng vốn huy động đạt 84.342 triệu đồng. Đến năm 2011 tốc độ vốn tăng cao đạt 245.782 triệu đồng tăng 191,4 %. Thực sự là con số rất ấn tượng, đây là năm đầu tiên Chi nhánh ABBANK hoạt động, đây thực sự là một con số rất ấn tượng. Và đến năm con số này tăng khá cao lên 312.112 triệu đồng, điều này chứng tỏ rằng ABBANK Hưng Yên ngày càng tạo được niềm tin từ phía khách hàng và điều này thể hiện trên biểu đồ.

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn.

ABBANK Hưng Yên đã hướng tới hoạt động tín dụng theo mục đích nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế nợ quá hạn,nợ xấu phát sinh. Tiếp tục đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng cá nhân,khách hàng doanh nghiệp,khách hàng đầu tư và nhóm khách hàng thuộc tập đoàn điện lực và các đơn vị thành viên.

Bảng 2.3. Dư nợ khách hàng tại Chi nhánh ABBANK Hưng Yên.

(Đơn vị: Triệu đồng)

STT Nguyên tệ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 EUR 600 200 2 HKD 650 400 3 JPY 8.030 6.760 10.430 4 USD 7.460 32.350 42.520 5 VND 112.630 219.380 254.710 Tổng 128.770 258.948 308.260

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009-2011 ABBANK Hưng Yên)

Từ biểu đồ ta thấy,tổng dư nợ khách hàng tính đên 31/12/2010 đạt 258.948 triệu đồng (chiếm 82% tổng tài sản có ); tăng 101.09 % (ứng với 130.178 triệu đồng) so với năm 2009,đạt 123% kế hoạch. Tổng dư nợ cho vay tính đến 31/12/2011 đạt 308.260 triệu đồng (chiếm 86 % tổng tài sản có ); tăng 19,04 % ( ứng với 49.312 triệu đồng ) so với năm 2010. Như vậy dư nợ khách hàng của chi nhánh và tăng mạnh từ năm 2009 đến năm 2010,và tăng khá cao từ năm 2010 đến năm 2011 với các hình thức vay ngày càng đa dạng hơn về các loại ngoại tê.

2.1.2.3. Doanh số thanh toán quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế là một sản phẩm quan trọng và đóng rất nhiều vào thu nhập của ABBANK- Chi nhánh Hưng Yên. Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết và quan trọng đó ABBANK Hưng Yên đã chú trọng và nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong ngân hàng

Bảng 2.4. Doanh số thanh toán quốc tế.

(Đơn vị: nghìn USD)

Năm

Nhập khẩu Xuất khẩu

Tổng TTR Nhờ thu L/C Tổng TTR Nhờ thu L/C Tổng 2009 1.500 500 18.000 20.000 7.000 0 1.000 8.000 26.000 2010 5.000 350 23.000 28.350 12.000 300 1.500 13.800 36.800 2011 9.000 900 40.000 49900 18.000 700 1.700 20.400 70.300

( Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT năm 2009- 2011 ABBANK - Hưng Yên)

Tổng doanh số TTQT năm 2010 đạt 36,8 triệu USD; tăng 41,54 % (tức tăng 10,8 triệu USD) so với năm 2009. Trong đó doanh số hàng nhập khẩu đạt 28,35 triệu USD; tăng 41,75 % ( tương ứng 8,35 triệu USD) so với năm 2009. Doanh số

hàng xuất đạt 13,8 triệu USD; tăng 72,5 % ( tưc 5,8 triệu USD ) so với năm 2009. Từ năm 2009 tới năm 2010 ta thấy được sự phát triển tương đối cao và ổn định tại Chi nhánh ABBANK Hưng Yên. Từ năm 2010 tới năm 2011 ta thấy rõ được sự phát triển vượt bậc của nghiệp vụ TTQT,cụ thể như tổng doanh số TTQT năm 2011 đạt 70,3 triệu USD, tăng 91,03% (tức 33,5 triệu USD). Doanh số thanh toán nhập khẩu vẫn tăng ở mức cao và ổn định, 76.01 % (ứng với 21,55 triệu USD) ,trong khi đó doanh số thanh toán xuất khẩu vẫn tăng khá cao nhưng tỷ lệ tăng có giảm đôi chút so với năm 2010; tăng 47,82 % (tức 6,6 triệu USD).

Điều này cho thấy Chi nhánh ABBANK Hưng Yên đã đạt được những kết quả tích cực trong thanh toán quốc tế,nhưng bên cạnh đó vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa thanh toán xuất khẩu và ngân hàng nên chú trọng tăng cường phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu cho các doanh nghiệp, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của cả nước cũng như ban lãnh đạo Ngân hàng ABBANK.

2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào năm 2008, nền kinh tế đang dấu hiệu hồi phục trở lại qua đó tạo ra cơ hội phát triển và mở rộng hoạt động của

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ lc xuất khẩu tại ngân hàng tmcp an bình việt nam-chi nhánh hưng yên (Trang 29)