Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ lc xuất khẩu tại ngân hàng tmcp an bình việt nam-chi nhánh hưng yên (Trang 67)

Trong xu thế hội nhập quốc tế về Ngân hàng, đòi hỏi các ngành ngân hàng cần phải tích cực chủ động hơn nữa trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động Ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét một số vấn đề sau:

Thứ nhất là: Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến tới thành lập một thị trường hối đoái ở Việt Nam.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các Ngân hàng với nhau, Ngân hàng Nhà nước tham gia với tư cách là người mua- bán cuối cùng và chỉ can thiệp khi cần thiết. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ TTQT có hiệu quả. Thông qua thị trường này Ngân hàng Nhà nước có thể điều hành tỷ giá cuối cùng một cách linh hoạt và chính xác nhất. Để hoàn thiện thị trường này làm cơ sở cho việc hoàn thiện thị trường hối đoái Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện ngay một số biện pháp sau:

- Giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, quản lý và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại tệ của mình trong ngày bằng việc mua và bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tùy thuộc theo nhu cầu của từng NHTM.

- Mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước và các NHTM, các đơn vị thành viên có doanh số

TTQT lớn, những người môi giới, tạo cho thị trường hoạt động sôi nổi với tỷ giá sát thực tế thị trường hơn.

- Đa dạng hóa các loại ngoại tệ, các phương tiện TTQT được mua bán trên thị trường, đa dạng hóa các hình thức giao dịch như mua bán trao ngay, mua bán có kỳ hạn, mua bán quyền lựa chọn, hoán đổi ngoại tệ, phát triển các hình thức nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ vay mượn trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường, dần từng bước tiến tới áp dụng một số cơ chế tỷ giá hối đoái tự do và Nhà nước chỉ cần can thiệp khi cần thiết thông qua công cụ lãi suất chiết khấu và các biện pháp vĩ mô khác.

- Cần tính toán xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý có đủ khả năng điều chỉnh thị trường ngoại tệ khi có căng thẳng về tỷ giá, đồng thời có kế hoạch quản lý chặt các nguồn ngoại tệ vào ra cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do tránh hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ tạo nên những cơn sốt giả tạo.

- Củng cố và phát triển hiệp hội Ngân hàng Việt Nam,tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam hợp tác cùng tìm hiểu khách hàng và đối tác, giúp đỡ và tương trợ nhau trong quá trình hòa nhập cùng nghiên cứu và hạn chế bớt rủi ro.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ lc xuất khẩu tại ngân hàng tmcp an bình việt nam-chi nhánh hưng yên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w