Thực trạng nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu tại Chi nhánh ABBANK Hưng

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ lc xuất khẩu tại ngân hàng tmcp an bình việt nam-chi nhánh hưng yên (Trang 46)

2.2.3.1. Doanh số thanh toán hàng xuất tại ABBANK Hưng Yên.

Trong cơ chế mới, do có sự tham gia của nhiều NHTM vào hoạt động thanh toán quốc tế, Chi nhánh ABBANK Hưng Yên đứng trước sự cạnh tranh, tuy thị phần thanh toán của chi nhánh có bị giảm sút song giá trị tuyệt đối của kim nghạch vẫn tăng và duy trì ở mức tăng trưởng ổn định. Có được kết quả như vậy là do Chi nhánh được trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện và hiện đại, đội ngũ thanh toán viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao. Các cán bộ thanh toán của Chi nhánh với kiến thức và kinh nghiệm của mình đã hoàn thành tốt công tác,đem lại hiệu quả cao trong hoạt động thông báo và thanh toán L/C hàng xuất khẩu.

Hoạt động thanh toán xuất khẩu qua Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình xuất khẩu hàng hóa trong nước cũng như sự lựa chọn của những nhà xuất khẩu trong nước thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua Ngân hàng. Trước hết, xem xét tổng quan tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh ABBANK Hưng Yên với ba phương thức chủ yêu trong TTQT là: L/C, chuyển tiền và nhờ thu.

Bảng 2.9. Doanh số hoạt động xuất khẩu tại ABBANK Hưng Yên.

(Đơn vị: nghìn USD) Năm Doanh số TT bằng L/C Doanh số TT bằng nhờ thu Doanh số TT bằng TTR Tổng 2009 1.000 0 7.000 8.000 2010 1.500 300 12.000 13.800 2011 1.700 700 18.000 20.400

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT năm 2009-2011 tại ABBANK Hưng Yên)

Biểu đồ 2.10. Tỷ trọng phương thức thanh toán xuất khẩu tại ABBANK Hưng Yên.

2009 2010 2011

87,5% 12,5% 86,96% 10,87% 88,27% 8,3%

Thông qua biểu đồ trên ta có thể thấy tỷ trọng các phương thức thanh toán qua từng năm là rất ít biến động và có sự chênh lệch lớn về tỷ trọng. Trong ba năm thì tỷ trọng thanh toán bằng TTR luôn chiếm tỷ trọng rất cao và áp đảo hai phương thức còn lại; cụ thể năm 2009 tỷ trọng thanh toán bằng TTR chiếm 87,5 %, thanh toán bằng L/C chiếm 12,5 % và nhờ thu thì không được sử dụng. Năm 2010 và năm 2011 tỷ trọng vẫn không có nhiều thay đổi. Doanh số thanh toán bằng TTR cao nhất vào năm 2011,cũng là năm mà hoạt động thanh toán rất phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu. Năm 2011, doanh số tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2009 ; tăng 11 triệu USD tương ứng với 157 %.

Sở dĩ năm 2009 có doanh số thấp như vậy là do nền kinh tế vừa thoát ra khỏi khủng hoảng nên nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn rất nhiều hạn chế, hoạt động xuất ,nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Sự phát triển qua hai năm gần đây đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc về nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói riêng và nghiệp vụ ngân hàng của cả Chi nhánh nói chung.

Nhìn chung, công tác thanh toán hàng xuất khẩu tại Chi nhánh đã đạt được hiệu quả tốt mặc dù có sự biến động của thị trường làm cho tỷ giá biến động, sự khan hiếm ngọai tệ khi đồng USD bị mất giá làm cho các đồng tiền ở Đông Nam Á bị phá giá ở mức cao, đã tạo sức ép đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thì trường nước ngoài buộc phải giảm giá, nếu không họ sẽ không nhập hàng của nước ta. Điều này cho thấy sự cố gắng trong việc đưa ra các chính sách thích hợp trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã giúp Ngân hàng đạt được kết quả cao như vậy. Tuy vậy, khi so sánh doanh số thanh toán hàng xuất giữa các phương thức L/C, chuyển tiền và nhờ thu ta cũng thấy rõ rằng L/C chiếm một tỷ lệ nhỏ so với phương thức chuyển tiền. Điều này sẽ gây rủi roc ho các doanh nghiệp Việt Nam và Ngân hàng cần có thêm những giải pháp và chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C thay cho chuyển tiền và nhờ thu.

2.2.3.2. Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu.

Biểu 2.11. Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tại ABBANK Hưng Yên.

(Đơn vị: nghìn USD)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT năm 2009-2011 tại ABBANK Hưng Yên)

Qua bảng trên cho ta thấy trong năm 2009 thanh toán chỉ có 3 L/C xuất khẩu với trị giá là 1 triệu USD. Sang năm 2010, số lượng L/C được thanh toán là 4 L/C tương đương với trị giá là 1,5 triệu USD, tăng 0,5 triệu USD. Nhưng đến năm 2011 mặc dù số lượng thanh toán tăng 3 L/C nhưng giá trị thì chỉ tăng 0,2 triệu USD. Phân tích chênh lệch giữa các kỳ:

*) Kỳ báo cáo từ 01/01/2010 đến 31/12/2010; kỳ so sánh từ 01/01/2011 đến 30/12/2011.

Tên nghiệp vụ Chênh lệch Phân tích tăng

Số lượng Trị giá (USD)

Thanh toán L/C 3 200.000 13,33 %

*) Kỳ báo cáo từ 01/01/2009 đến 30/12/2009; kỳ so sánh từ 01/01/2010 đến 31/10/2010.

Tên nghiệp vụ Chênh lệch Phân tích tăng

Số lượng Trị giá (USD)

Thanh toán L/C 1 500.000 50 %

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT năm 2009- 2011 tại ABBANK Hưng Yên).

Năm 2009, số lượng L/C xuất khẩu tương đối ít, cụ thể số L/C thanh toán là 3 món tương đương với 1 triệu USD.Như đã biết, doanh số thanh toán L/C còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của khách hàng- những doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông…Tuy vậy sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 dẫn đến tiêu dùng của các nước giảm, qua đó dẫn đến giảm hàng hóa của Việt Nam qua các thị trường trên. Chi nhánh Abbank Hưng Yên đóng vai trò trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bởi vậy số lượng thanh toán L/C cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn.

Năm 2010, số lượng và chất lượng L/C xuất khẩu của chi nhánh vẫn giữ ở mức thấp,có tăng nhưng tăng không đáng kể. Cụ thể như doanh số thanh toán L/C tăng 50% ,chất lượng tăng không nhiều, tăng 0,5 triệu USD. Mặc dù nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi nhưng do các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm trong khu vực rất ít nên kéo theo đó số lượng và chất lượng thanh toán không cao, mặt khác vì NHPH được quyền chọn NHTB cho nên Ngân hàng Abbank cần nỗ lực hơn trong việc gây dựng uy tín đối với các Ngân hàng nước ngoài, bên cạnh đó tăng cường tham gia tham gia các hoạt động đối ngoại với các tổ chức quốc tế mở rộng quan hệ đại lý.

Sang đến năm 2011, số lượng L/C trong thanh toán xuất khẩu tăng đáng kể lên 7 món,đây là một dấu hiệu đáng mừng, các doanh nghiệp bắt đầu tin tưởng và chú ý nhiều hơn tới Ngân hàng. Cụ thể số lượng tăng 75% so với năm 2010,đây là một cơ hội tốt để Ngân hàng quảng bá hình ảnh cũng như chất lượng dịch vụ của Ngân hàng mình. Để đạt được những kết quả trong năm 2011 cũng có sự đóng góp

rất nhiều từ các mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn, cũng như sự nhiệt tình chuyên nghiệp của các cán bộ Ngân hàng Abbank.

Nhìn chung, ta thấy doanh số thanh toán L/C xuât khẩu là khá thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng doanh số thanh toán xuất khẩu. Và mặc dù những năm gần đây số lượng thanh toán bằng L/C có tăng nhưng còn thấp, cho thấy khả năng cạnh tranh của Ngân hàng chưa cao, phải nỗ lực trong việc thúc đẩy tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu với giá trị lớn hơn.

2.2.3.3. Các nghiệp vụ L/C xuất khẩu được thực hiện tại Chi nhánh ABBANK Hưng Yên.

Bảng 2.12. Doanh số các nghiệp vụ xuất khẩu tại chi nhánh Hưng Yên.

(Đơn vị: nghìn USD)

Tên nghiệp vụ Số Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

lượng Trị giá Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá 1.Thông báo L/C 0 0 8 1.200 3 850 2. Thanh toán L/C 3 1.000 4 1.500 7 1.700 3. Chiết khấu chứng từ 0 0 10 550 12 800

(Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT tại ABBANK Hưng Yên)

Qua bảng trên ta thấy rằng nghiệp vụ thông báo L/C tăng đáng kể. Cụ thể là số lượng chừng chiết khấu năm 2011 là 12 chứng từ tăng 20% so với năm 2010, trị giá chiết khấu lên đến 0,8 triệu USD; tăng 45,46 % so với năm 2010. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu, tăng vòng quay vốn, ABBANK Hưng Yên đã thực hiện chiết khấu chứng từ hàng xuất cho các doanh nghiệp xuất khẩu, không phân biệt thành phần kinh tế, có tài khoản tại ABBANK Hưng Yên và có bộ chứng từ trả ngay, nhờ thu và trả chậm. Thêm vào đó, Chi nhánh có quan hệ rộng rãi với các NHPH L/C nên có thể giảm thiểu rủi ro không đòi được tiền từ NHPH. Tuy là nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất tăng đều qua các năm và tính đến nay, chưa có trường hợp nào ABBANK Hưng Yên đã chiết khấu mà Ngân hàng nước ngoài chưa trả tiền nhưng hầu hết ABBANK Hưng Yên chỉ thực hiện chiết khấu có truy đòi, còn chiết khấu miễn truy đòi chiếm

tỷ lệ rất thấp, hầu như không có. Điều này phản ánh một thực trạng các L/C được phát hành bởi các Ngân hàng nước ngoài không có uy tín, ở thị trường bất ổn về chính trị, hoặc L/C có xác nhận nhưng lại được xác nhận bởi các Ngân hàng kém chất lượng không có quan hệ tốt với Ngân hàng ABBANK.

Việc số lượng thông báo L/C giảm từ 8 bộ xuống 3 bộ năm 2011 có thể là lý do khách quan,vì NHPH được quyền chọn NHTB. Điều này cho thấy Ngân hàng Abbank cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc gây dựng uy tín đối với các Ngân hàng nước ngoài, bên cạnh đó tăng cường tham gia vào các hoạt động đối ngoại với các tổ chức quốc tế để mở rộng quan hệ đại lý.

Năm 2009 số lượng L/C tương đối ít và không có L/C thông báo. Như trên đã phân tích đây là năm sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới nên số lượng hàng xuất và nhập khẩu bị giảm sút rất nhiều. Mặt khác cũng do trên địa bàn các mặt hàng xuât khẩu rất ít nên kéo theo thanh toán L/C nhập thấp.

Đến năm 2011, số lượng L/C xuất tăng đáng kể,nó chi thấy uy tín và mối quan tâm lớn của Ngân hàng Abbank đối với các doanh nghiệp cũng như đối với các Ngân hàng khác. Mặc dù vậy nhưng Ngân hàng cần phải nỗ lực rất nhiều để thu hút khách hàng cũng như tạo niềm tin trong họ.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ lc xuất khẩu tại ngân hàng tmcp an bình việt nam-chi nhánh hưng yên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w