1.2.2.1. Đối với nhà xuất khẩu:
Về thanh toán bằng L/C,nhà xuất khẩu được bảo đảm thu đầy đủ tiền hàng.Bởi trong phương thức này,người thanh toán cho người xuất khẩu là ngân hàng mở L/C,NHPH không quan tâm đến tình trạng hàng hóa mà chỉ căn cứ vào bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với L/C và được xuất trình trong thời gian hiệu lực của L/C là ngân hàng sẽ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người bán.
nào cũng là người sản xuất hàng hóa. Nhiều khi họ chỉ là trung gian gom hàng người cung cấp để bán cho người nhập khẩu. Họ thường không trả tiền cho nhà cung cấp khi gom hàng mà đợi cho người nhập khẩu trả tiền mình rồi mới thanh toán. Nếu sử dụng L/C thì nhà cung cấp chắc chắn được người nhập khẩu bảo đảm thanh toán hơn.
Về khả năng vay vốn của người xuất khẩu theo L/C cao hơn so với các phương thức khác. Trong kinh doanh,doanh nghiệp xuất khẩu thường không sử dụng tiền tự có của mình mà thường vay vốn của người khác. Nếu người xuất khẩu sử dụng phương thức L/C thì người cho vay thấy họ có khả năng thanh toán cao hơn,do vậy khả năng trả tiền cho họ cao hơn và vì thế họ sẵn sàng cho vay.
Tất cả các điểm trên có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Khi các doanh nghiệp này làm ăn có hiệu quả,nội lực nền kinh tế của một quốc gia được phát huy,đồng thời quốc gia đó có thế mạnh về đồng ngoại tệ cho việc nhập khẩu hàng hóa.
1.2.2.2. Đối với các NHTM.
Thông thường,các NHTM tham gia thanh toán L/C xuất khẩu là NHđCĐ. Các NH này có thể đóng vai trò là NHTB,NHXN,NH thanh toán hoặc NHCK. Việc tham gia thanh toán hàng xuất bằng L/C mang lại nhiều tác động to lớn cho các NHTM.
Thứ nhất,thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C tạo điều kiện tăng nguồn thu ngoại tệ cho NH. Việc này giúp cho NH chủ động trong các hoạt động như thanh toán hàng nhập khẩu,kinh doanh ngoại tệ,phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường hối đoái,tín dụng quốc tế…
Thứ hai,phát triển phương thức thanh toán L/C xuất khẩu tạo điều kiện tăng thu phí dịch vụ cho NH. Với vai trò là NHđCĐ,các NHTM thường thu phí dịch vụ cao hơn đặc biệt là khi NH là NHXN. Bởi vậy,việc thanh toán hàng xuất khẩu theo L/C phát triển sẽ làm tăng khoản phí mà NH chỉ định phải trả cho NH, làm tăng doanh thu của NH.
Thứ ba,thanh toán hàng xuất khẩu qua NH giúp NH kiểm soát được nguồn thu của doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro cho NH. Việc yêu cầu các doanh nghiệp
phải thực hiện thanh toán L/C xuất khẩu qua NH khi NH cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu giúp NH nắm bắt được nguồn thu của doanh nghiệp và chủ động thực hiện việc thu nợ kịp thời tránh được những rủi ro cho NH.
Như vậy,phương thức L/C xuất khẩu giúp tăng cường hiệu quả của hoạt động xuất khẩu từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC L/C.TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC L/C. TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC L/C.
Hiệu quả của L/C xuất khẩu thể hiện rõ nhất là thông qua mức độ hoàn hảo của bộ chứng từ. Chính vì thế,các nhân tố tác động đến L/C xuất khẩu chủ yếu nhằm vào việc làm thế nào để NHPH nhận được một bộ chứng từ phù hợp với điều khoản của L/C. Tất cả các sai sót về mặt kỹ thuật dù là từ phía nào cũng làm cho quá trình thanh toán L/C bị gián đoạn,kéo dài,thậm chí gây thiệt hại rất lớn cho các bên tham gia thanh toán. Ngoài ra,một số nhân tố về công nghệ thông tin,tình hình kinh tế xã hội,các chính sách…cũng ảnh hưởng đến L/C xuất khẩu.
1.3.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế.
Các chính sách kinh tễ vĩ mô tác động trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu, một lĩnh vực gắn liền với hoạt động TTQT. Việc ban hành các chính sách kinh tế hợp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu là nhân tố quan trọng tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu an tâm,tin tưởng,đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh.Một hành lang pháp lý ổn định và thông thoáng sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp trong tìm kiếm đối tác và thỏa thuận giao dịch.
Nói đến TTQT hay thanh toán L/C là nói đến mối quan hệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau,do đó hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu phải chịu sự chi phối của Luật pháp các quốc gia có liên quan và Thông lệ Quốc tế. Việc thống nhất giữa luật pháp quốc gia với các Thông lệ Quốc tế để tránh xung đột pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán của NH. Trên thế giới hiện nay chỉ có Mỹ và Comlombia chấp nhận UCP là một bộ phận của Luật Quốc Gia,còn lại hầu hết các quốc gia khác đều tách riêng luật quốc gia với Thông lệ Quốc tế. Điều này sẽ
Vì vậy tạo được sự thống nhất sẽ giúp cho hoạt động của NH suôn sẻ và giảm thiểu rủi ro,nhưng ngược lại sẽ gây ra cản trở lớn cho việc phát triển hoạt động TTQT của NH.