Máy pha cà phê Clover

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH kế HOẠCH MARKETING và PHÁT TRIỂN hệ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN CHO THƯƠNG HIỆU STARBUCKS tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 43 - 49)

(Nguồn: Starbucks.vn, năm 2018)

Ngoài ra, Starbucks cũng đang nghiên cứu về các loại tủ lạnh thông minh giúp theo dõi hạn sử dụng của sữa và các thức uống khác đặt trong tủ, các loại nhiệt kế thơng

minh, các loại khóa cửa thông minh và các thiết bị khác trong cửa hàng nơi mà dữ liệu về tình trạng hiện tại có thể tải lên.

Hơn thế nữa, Starbucks đang cho xây dựng công cụ đo lường sự gắn kết của nhân viên bằng ứng dụng trên điện thoại. Công cụ này, sẽ cho phép lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tâm tư, tình cảm, ý kiến của nhân viên theo thời gian thực. Ứng dụng đo lường sự hài lòng nhân viên của Starbuck cho phép doanh nghiệp truyền tải thông điệp tới nhân viên một cách dễ dàng: từ các thông báo đến những lời động viên, khích lệ nhân viên. Quan trọng hơn, ứng dụng này là kênh để nhân viên bày tỏ suy nghĩ, các sáng kiến cải cách cho doanh nghiệp. Starbucks cũng có thể đánh giá mức độ hài lòng và mức độ gắn kết của nhân viên thơng qua việc đo lường.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Kết thúc chương 2, chúng ta sẽ thấy được Starbucks đã chịu những tác động từ nhiều môi trường khác nhau. Và cũng nhờ vào sự nhạy bén nắm bắt được thị trường toàn ngành, biết được điểm mạnh, điểm yếu từ những đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, Starbucks còn lắng nghe khách hàng của mình, tìm hiểu kỹ càng các yếu tố môi trường để đưa ra những quyết định phát triển doanh nghiệp đúng đắn và tập trung vào thị trường mục tiêu của mình.

Chính vì điều đó, có thể thấy được Starbucks vận dụng hoạt động marketing - mix khá hiệu quả tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so với tốc độ phát triển với các thị trường nước ngồi thì Starbucks tại thị trường Việt Nam cịn phát triển khá chậm.

Để ngày càng chiếm lĩnh thị phần và nâng cao tốc độ phát triển tại thị trường Việt Nam, các yếu tố môi trường tác động cũng như chiến lược STP và hoạt động marketing - mix sẽ làm cơ sở cho quá trình phát triển hệ thống nhượng quyền của thương hiệu Starbucks ở Việt Nam.

CHƯƠNG 3.

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN CỦA THƯƠNG HIỆU STARBUCKS Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

3.1. Mục đích, mục tiêu nhượng quyền của Starbucks

3.1.1. Mục đích trong phát triển nhượng quyền của Starbucks

Là thương hiệu cà phê nổi tiếng hàng đầu trên thế giới với hơn 100 nghìn cửa hàng trên khắp các quốc gia, trong đó có Việt Nam, Starbucks ngày càng khẳng định vị thế và giá trị của mình trong ngành F&B nói chung và thị trường cafe nói riêng. Việc xây dựng chuỗi hệ thống nhượng quyền cho các đối tác sẽ làm cho Starbucks ngày càng phổ biến và rộng rãi hơn nữa với sự nổi tiếng và phát triển không ngừng. Đặc biệt khi thực hiện nhượng quyền Starbucks hướng đến mục tiêu sau cùng là có thể tập trung phát triển giá trị thương hiệu và giá trị doanh nghiệp, qua đó phát triển lợi ích cho tất cả các bên, các đối tác có liên quan trong chuỗi lợi ích của Starbucks, gia tăng lợi nhuận cho cả Starbucks và bên nhận quyền hướng đến lợi ích kinh tế tốt đẹp.

Khách hàng: Với Starbucks nói riêng và các thương hiệu có chuỗi hệ thống

nhưỡng quyền nói chung, khách hàng chính nguồn sống của họ. Do đó, bất kể trong giai đoạn nào và sử dụng chiến lược nào, khách hàng luôn luôn phải được Starbucks đặt lên hàng đầu khi bàn về vấn đề gia tăng lợi ích. Với một mơ hình nhượng quyền hiện đại, họ luônsáng tạo và phát triển dựa trên nhu cầu khách hàng, hiện tại và tương lai.

Đối tác nhận quyền: Starbucks yêu cầu các đối tác nhận quyền phải ln có những

người cam kết đầu tư vào thương hiệu. Xây dựng với mục tiêu quan trọng phải đặt lên hàng đầu là làm thế nào để gia tăng doanh thu, lợi nhuận, và giảm thiểu thời gian hoàn vốn đầu tư cho đối tác.

Đối tác cung ứng: Họ thực hiện mộ chuỗi cung ứng có đầu tư và chất lượng với

nhiên liệu và giá thành ở mức hợp lý, không bị khan hiếm nguồn cung và các bên hợp tác với Starbucks sẽ được giảm thiếu tối đa trong các mơ hình đã thành cơng, hướng đến tất cả các bên đều có lợi

Đội ngũ nhân viên: Khi tiến hành nhượng quyền, Starbuck sẽ có những hướng dẫn

về phong cách cũng như tác phong làm việc cho đội ngũ quản lý và nhân viên. Starbucks

xây dựng chuỗi hệ thống nhượng quyền với dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp và thân thiện, trở thành vũ khí mạnh mẽ và đáng tin tưởng cho những ai có nhu cầu và mong muốn được hợp tác với họ.

3.1.2. Mục tiêu trong phát triển nhượng quyền của Starbucks

Có thể thấy, đối với các thương hiệu lớn, mỗi bước đi đều khá chắc chắn và cẩn thận. Từ việc tiến chân vào thị trường Việt Nam và phủ rộng khắp đất nước với 63 cửa hàng cho đến các chiến lược marketing, khuyến mãi đều được đầu từ và nghiên cứu cẩn thận. Vì vậy khi hướng đến hình thức nhượng thương hiệu Starbucks cũng có những mục tiêu nhất định cho mình về sự phát triển, sức khỏe cho thương hiệu cũng như các nền tảng có thể hỗ trợ cho sự thịnh vượng của họ.

   

Sự phát triển của thương hiệu:

Sự tăng trưởng về doanh số: Doanh số là chỉ số cơ bản đầu tiên mà Starbucks

quan tâm nhất trong thời kinh doanh nhượng quyền. Cụ thể các cửa hàng mà Starbucks nhượng quyền đều tăng doanh số và có số lượng khách hàng nhất định. Số lượng cửa hàng và chi nhánh của Starbucks tăng trưởng rất nhanh từ khi triển khai hệ thống cho đến hiện tại đã có hơn 25.085 cửa hàng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Chưa dừng lại ở đó họ khơng ngừng khai thác và mở rộng tiến vào nền kinh tế của các nước mới yêu cầu khó khăn hơn với những thay đổi và cải cách nhất định để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu khách hàng trên thị trường ở mỗi thời điểm khác nhau.

Sự tăng trưởng về lợi nhuận: Starbucks hướng đến sự tăng trưởng doanh số không

ngừng lớn mạnh hơn trong tương lai với hệ thống nhượng quyền của mình đồng thời xác định rõ chỉ số lợi nhuận mong muốn, qua đó quy định hoặc khống chế các khoản chi phí chủ đạo như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí tiếp thị, chi phí hoạt động… cho bên nhận quyền hiểu rõ và nắm cụ thể khi vận hành.

Sự tăng trưởng mức độ nhận biết thương hiệu: Chắc chắn rằng với chuỗi nhượng

quyền phát triển đồ sộ như hiện tại và đặc biệt trong tương lai sẽ ngày càng có nhiều chi nhánh. Điều đó sẽ làm cho mục tiêu của Starbucks ngày càng rõ ràng hơn về độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu trên tồn thế giới, vì khi người tiêu dùng biết đến họ sẽ tin tưởng và sử dụng cũng như gắn bó dài lâu với doanh nghiệp điều đó cũng đẩy mạnh gia tăng doanh số.

   

Sức khỏe của thương hiệu Starbucks:

Sức khỏe tài chính: Starbucks xây dựng cho mình một đế chế nhượng quyền gắn

kết và chất lượng khi sức khỏe của một hệ thống sẽ phụ thuộc vào đơn vị hình thành nên hệ thống nhượng quyền đó, chuỗi hệ thống các khu vực sẽ hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển và hoành thiện.

Sức khỏe nền tảng nhượng quyền: Đối với Starbucks, họ lựa chọn rất kỹ các đối

tác muốn gia nhập vào hệ thống của họ dưới hình thức nhượng quyền. Bởi lẽ, Starbucks và bên nhận quyền sẽ hợp tác, chia sẽ và đóng góp ý kiến cho sự phát triển của hệ thống khi áp dụng vào thực tế về các tầm nhìn thương hiệu, giá trị văn hóa cũng như chuẩn mực hoạt động trên mỗi địa bàn, quốc gia đều hòa hợp với nhu cầu của người tiêu dùng mà không mất đi những chuẩn mực và yêu cầu chung đã đề ra của Starbucks.

Sức khỏe quan hệ đối tác: Starbucks xây dựng mối quan hệ tích cực và hữu nghị

với các đối tác của mình trong chuỗi lợi ích của mình, dựa trên nền tảng giá trị chung cần đạt được và tinh thần hợp tác chuyên nghiệp hướng đến đơi bên cũng có lợi cũng như phục vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

   

Nền tảng hỗ trợ từ thương hiệu:

Khi kinh doanh độc lập Starbucks thực hiện mọi hoạt động đều hướng đến sự thành cơng của mình và cá nhân người sáng lập thương hiệu. Nhưng khi nhượng quyền họ chăm chút cho thương hiệu dựa trên nèn tảng về sự thành công của các đối tác nhận quyền, hướng về mục tiêu xây dựng sự thành công cho chuỗi hệ thống nhượng quyền và các đối tác nhiều hơn. Họ xây dựng nhiều dự án lớn về tập huấn đào tạo đội ngũ nhân sự vì có những sai lầm sẽ trả giá rất lớn cho việc kinh doanh, bên cạnh đó là các chiến dịch marketing tiếp thị quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền tại các địa phương đến gần hơn với khách hàng, thắt chặt việc quản lí hoạt động cũng như mở rộng và quản lí thị trường.

3.2. Mơ hình và hình thức nhượng quyền của Starbucks

3.2.1. Mơ hình và hình thức nhượng quyền của Starbucks

Đối với nhiều thượng hiệu lớn nổi tiếng trong ngành, muốn xây dựng và phát triển tốt thương hiệu của mình thì mơ hình và hình thức nhượng quyền là vấn đế cũng như yêu cầu tất yêu quan trọng của thương hiệu. Không giống nhiều thương hiệu khác cùng kinh doanh quán cafe trong ngành F&B khi tiến vào thị trường Việt Nam thường sẽ áp dụng

hình thức nhượng quyền thương mại, hoặc liên doanh, liên kết với một đối tác trong nước, Starbucks lại lựa chọn một doanh nghiệp nước ngoài. Mà cụ thể là ký hợp đồng nhượng quyền với công ty con là Công ty TNHH Thực phẩm và Nước giải khát Ý Tưởng Việt của Tập đoàn HongKong Maxim Group.

Mơ hình nhượng quyền: Phân phối sản phẩm và hình thức kinh doanh.

Starbucks là thương hiệu nổi tiếng tồn thế giới đã có mặt trên nhiều quốc gia. Ngay từ lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam đầu năm 2013, Starbucks đã gây ra một cơn sốt trong giới trẻ. Tất cả cá thức uống của Starbucks sẽ được phục vụ tận tay khách hàng ngay tại quầy bar của quán. Starbucks cam kết mối liên hệ này xuất phát từ sự trân trọng của chúng tôi – chúng tôi cam kết phục vụ sản phẩm cà phê với chất lượng tốt nhất, tạo mối liên kết đến từng khách hàng và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng và xã hội tại nơi Starbucks hoạt động kinh doanh.

Hình thức nhượng quyền: MASTER FRANCHISE.

Như vậy, dễ dàng hiểu được định hướng của Starbucks là tập trung tìm kiếm và lựa chọn đối tác có quy mơ và năng lực quản lý chuỗi hiệu quả – cũng là điểm mà doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm đó vẫn chưa thật sự vững chắc và cịn nhiều thiếu sót. Có thể thấy, Starbucks đã tìm hiểu kỹ lưỡng và cẩn thận về thị trường Việt Nam trước khi bắt tay vào phát triển thương hiệu tại đây.

3.2.2. Hình thức hoạt động kênh phân phối khi nhượng quyền

   

Hình thức phục vụ take away:

Cafe theo hình thức mang đi, menu đồ uống và giá cả in trên bảng lớn ngay trước quầy pha chế, khách vào có thể nhìn thấy ngay và order đồ uống, thanh toán nhanh gọn ngay sau khi order. Các quán café take away chủ yếu phục vụ mang đi nên chỉ bố trí vài bộ bàn ghế đơn giản để khách ngồi chờ lấy thức uống hoặc những ai muốn ngồi nghỉ trong thời gian ngắn.

Vị trí cửa hàng được Starbucks điều tra kỹ lưỡng đặc điểm sinh hoạt, đi lại, ước tính thu nhập khách hàng tiềm năng. Tại Starbucks, họ có một đội ngũ chuyên xây dựng mơ hình về nhân khẩu học, tìm hiểu về vị trí đặt cửa hàng. Trong 1000 cửa hàng đầu tiên đã khai trương, Starbucks chỉ đóng cửa hai địa điểm vì đánh giá sai.

Tổ chức cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, liên tục qua tâm đến khách hàng: Bên cạnh những kỷ luật nghiêm khắc, Starbuck đã truyền cảm hứng cho nhân viên bằng việc đưa ra những nguyên tắc “bất di bất dịch” làm nên điểm đặc biệt của Starbuck và sự thành công của thương hiệu này.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH kế HOẠCH MARKETING và PHÁT TRIỂN hệ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN CHO THƯƠNG HIỆU STARBUCKS tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)