SWOT hệ thống nhượng quyền của Starbucks

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH kế HOẠCH MARKETING và PHÁT TRIỂN hệ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN CHO THƯƠNG HIỆU STARBUCKS tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 66 - 68)

5.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống nhượng quyền của Starbucks ở thị trường Việt Nam

Starbucks hiện đang thực hiện rất tốt chiến lược thương hiệu của mình tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, cần đầu tư xây dựng cũng như duy trì và nâng cao giá trị thương hiệu hơn nữa, để ln thích ứng với sự đổi mới của người tiêu dùng Việt hiện nay. Bởi vì, để có thể tiến hành nhượng quyền cho một doanh nghiệp, thì trước hết Starbucks phải có một thương hiệu mạnh.

Cần hình thành và trau dồi thêm kỹ năng cho đội ngũ chuyên viên quản trị thương hiệu, để làm cho việc xây dựng, phát triển thương hiệu một cách chun nghiệp hơn. Việc này có thể làm tăng chi phí của Starbucks, nhưng là điều thật sự cần thiết và sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn, đồng thời tạo dựng niềm tin thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp cho bên nhận quyền và cả khách hàng.

Các hoạt động marketing, chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, chính sách marketing, quan hệ cơng chúng… cần phải duy trì thường xun, phải được kế hoạch hố và địi hỏi Starbucks phải bố trí ngân sách hàng năm hợp lý, để bên nhận quyền có thể thực hiện tốt các chiến lược mà Starbucks đề ra. Bởi vì, marketing là một mảng quan trọng đối với mối quan hệ giữa Starbucks và bên nhận quyền, khơng những vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu - một tài sản vơ hình nhưng q giá nhất của hệ thống nhượng quyền. Nếu khâu marketing được thực hiện tốt thì có lợi cho thương hiệu và ngược lại.

Huấn luyện và đào tạo là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên tính đồng bộ của cả hệ thống. Chính vì vậy, Starbucks cần phải thiết lập các điều khoản về đào tạo, huấn luyện rõ ràng từ đầu trong hợp đồng nhượng quyền. Bên cạnh đó, thiết lập chương trình đào tạo chun nghiệp và nghiêm ngặt cho bên nhận quyền. Đồng thời, phạt nặng các trường hợp không bảo mật thơng tin theo hợp đồng, khơng hồn thành theo quy chuẩn

của quy trình phục vụ khách hàng hoặc việc đào tạo nhân viên tại cửa hàng còn sơ sài của bên nhận quyền.

Để duy trì và phát triển hệ thống nhượng quyền ngày càng tốt hơn, giữa Starbucks với bên nhận quyền (Coffee Concepts Việt Nam) cần được tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Để làm được điều này, Starbucks cần thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng nhượng quyền, tiến hành một cách hiệu quả nhất các hoạt động hỗ trợ cho bên nhận quyền để họ có thể kinh doanh thuận lợi, duy trì sự ủng hộ, cho những lời khuyên, ý tưởng bổ ích, giúp đối tác ngày càng lớn mạnh hơn. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống liên lạc với bên nhận quyền, đồng thời Starbucks cũng cần phải tiến hành các hoạt động kiểm soát đối với hoạt động của bên nhận quyền nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền.

KẾT LUẬN

Starbucks vẫn luôn cố gắng tiếp cận đến thị trường Việt Nam. Những mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp trong tương lai là mở rộng thị phần và mở thêm các chi nhánh ở thành phố lân cận. Đồng thời, tiếp tục đưa giá trị thương hiệu của Starbucks lên vị trí cao hơn và gần gũi hơn với khách hàng.

Sự nhạy bén, thấu hiểu và hịa nhập văn hóa khi nhượng quyền về thị trường Việt Nam đã góp phần làm cho Starbucks đến gần với người tiêu dùng Việt, từ những người khơng đam mê cho đến những tín đồ có gu cà phê đã ngày càng tin tưởng thương hiệu này. Mặc dù, Starbucks có mặt ở Việt Nam khá trễ so với các đối thủ nặng cân như: Trung Nguyên, Highlands Coffee nhưng hãng này cũng đã nhanh chóng chiếm được vị thế trên thị trường cà phê Việt.

Dù vẫn cịn nhiều thiếu sót và bất cập, nhưng Starbucks đã khơng ngừng trau dồi, xây dựng và phát triển, đồng thời phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế, luôn biết nắm bắt những cơ hội trong thị trường để đối mặt với những thách thức. Nhờ đó, những kế hoạch marketing và phát triển hệ thống nhượng quyền cho thương hiệu Starbucks tại thị trường Việt Nam ngày càng được hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Nguyễn Thị Phương Dung (2021), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021, tapchitaichinh.vn

2. Tổng hợp (2020), Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu cà phê Starbucks, coffeeroasters.com.vn

3. Lương Hạnh (2020), Đối tượng mục tiêu của Starbucks, marketingai.admicro.vn 4. The Leader (2019), Mơ hình kinh doanh của Starbucks tại Việt Nam,

vnfranchise.vn

5. Starbucks Vietnam, starbucks.vn

6. Uyen Vu, Mơ hình kinh doanh mở quán cafe Starbucks tại Việt Nam, fnbvietnam.vn

7. Câu chuyện về 2 thương hiệu cà phê Starbucks và Dunkin Donuts, cafebiz.vn 8. Sự đa dạng tại Starbucks, starbucks.vn

9. Mơ hình kinh doanh của Starbucks tại Vietnam, vnfranchise.vn

10. Anh Hoa, Thương hiệu nhượng quyền: Sức ép từ Mc Donals’s và Starbucks, thitruong.nld.com.vn

11. Starbucks Việt Nam: Cách chơi mới, nhuongquyenvietnam.com

12. Có hay khơng cơ hội nhượng quyền Starbucks Coffee, nhuongquyencafe.com.vn 13. Chi phí nhượng quyền 9 thương hiệu cà phê “hot” hiện nay, ipos.vn

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÂN TÍCH kế HOẠCH MARKETING và PHÁT TRIỂN hệ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN CHO THƯƠNG HIỆU STARBUCKS tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)