(Nguồn: Baotintuc.vn)
- Khuyến nghị về thiết kế nội thất của các tổ chức, theo một tiêu chuẩn được chấp nhận chung.
- Tư vấn về việc tạo ra một bầu khơng khí ấm cúng, vốn có trong tất cả các tổ chức "Starbucks": âm nhạc, dịch vụ, làm việc với các du khách…
Và song song đó, Starbucks giữ quyền thay đổi hoặc sửa đổi các Điều khoản Sử dụng này hay bất kỳ chính sách hoặc nguyên tắc nào trên trang web, vào bất kỳ lúc nào và theo quyết định riêng của hãng. Mọi hoạt động bán hàng trên trang web đều chịu sự chi phối của Điều khoản Bán hàng của Starbucks.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Như vậy, kết thúc chương 3 chúng ta đã có thể nắm rõ, và có những hiểu biết cơ bản, ngắn gọn và tương đối đầy đủ về cách phát triển hệ thống nhượng quyền cho thương hiệu Starbucks tại thị trường Việt Nam. Qua đó chúng ta biết mục đích và mục tiêu mà Starbucks hướng đến đối với mỗi đối tác mà họ nhượng quyền. Khi đã nắm bắt được những yêu cầu cũng như mục đích của Starbucks, để có thể dễ dàng tiến đến việc trở thành đối tác của họ ta cũng sẽ nắm bắt được mơ hình và hình thức nhượng quyền của Starbucks, cách họ xây dựng chính sách nhượng quyền, cũng như các điều kiện về trách nhiệm, yêu cầu đối với hệ thống phân phơi, q trình vận hành, và cách tuyển dụng đối tác.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ được cung cấp các thông tin về hỗ trợ của Starbucks khi các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia vào hệ thống nhượng quyền của họ. Từ đó, chúng ta sẽ có tầm nhìn và chiến lược cụ thể hơn khi có quyết định đầu tư hay mong muốn nhận quyền thành công thương hiệu khổng lồ này tại thị trường Việt Nam nói chung và các thành phố lớn trọng điểm tiềm năng nói riêng.
CHƯƠNG 4.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA THƯƠNG HIỆU NHƯỢNG QUYỀN STARBUCKS TẠI VIỆT NAM 4.1. Xây dựng bản đồ thị trường của Starbucks tại Việt Nam
Để có một chiến lược nhượng quyền thành công và ngày càng phát triển hệ thống Starbucks và các đối tác đã có những chiến lược xây dựng bản đồ thị trường rõ ràng và cụ thể. Cụ thể khi hợp tác với Tập đoàn HongKong Maxim Group họ đã có những bước đi chắn chắn. Mở quán cafe Starbucks đầu tiên tại thị trường vốn có nền văn hóa cafe như Việt Nam vào năm 2013 đã thu hút sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng và được nhận định sẽ nhanh chóng càn quét thị trường tiềm năng trong khoảng thời gian tới. Thực tế cho thấy sau 7 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Starbucks khai trương 70 cửa hàng tại nhiều thành phố lớn. Vị trí địa lý:
Starbucks và đối tác quan sát những vị trí nổi bật và có thể dễ dàng tiếp cận được khách hàng mục tiêu của mình khi mới gia nhập. Xây dựng và phát triển thương hiệu với chuỗi hệ thống trải dài khắp đất nước từ Bắc đến Nam. Cụ thể tập trung vào 5 thành phố lớn tại miền Nam là TPHCM, miền Bắc là Hà Nội và Hải Phòng, miền Trung là Đã Nẵng và Nha Trang… Các cửa hàng cà phê Starbucks được phân bố khắp các quận, huyện của thành phố.
Bởi lẽ, khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, Starbucks gặp trở ngại là thói quen uống cafe của người tiêu dùng Việt chủ yếu dùng cà phê Robusta có hương vị thơm nồng và đậm đà hơn hẳn so với cà phê Arabica mà Starbucks sử dụng. Việc không thể điều chỉnh hương vị cafe để phù hợp với khẩu vị khách hàng Việt là yếu tố khiến Starbucks không thể đánh bại các thương hiệu cafe trong nước như Trung Nguyên hay Highlands.
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất cà phê Arabica cũng cao hơn rất nhiều so với cà phê Robusta dẫn đến giá thành sản phẩm cũng bị đẩy lên cao. Không nhiều khách hàng sẵn sàng chi trả một mức giá cao cho một cốc cà phê để có những trải nghiệm sang trọng,
sành điệu và cao cấp như định vị thương hiệu của Starbucks, vì vậy vị trí địa lí cũng góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển mới trong việc định vị của cửa hàng.
Hình 4.1: Khẩu vị thức uống của Starbucks khó đáp ứng “gu” cà phê của khách hàng Việt Nam (Nguồn: coffeeroasters.com.vn) Cấu trúc chi phí:
Chi phí mặt bằng khá cao vì Starbucks tập trung vào những khu mua sắm sầm uất hay mặt đường có giá mặt bằng khá cao. Nguồn tin cho biết một tháng Starbucks phải trả 320 triệu cho tiền thuê mặt bằng của cửa hàng ở khách sạn New World - cửa hàng đầu tiên.
Chi phí thu mua nguyên liệu: cà phê Chi phí nhân lực
Chi phí quản lý
Chi phí marketing Starbucks thường khơng q tốn kém trong hoạt động này khi họ dùng các chiến lược như marketing truyền miệng hay tập trung vào mảng decor để khách hàng có thể check in trên mạng xã hội.
Khách hàng mục tiêu:
Người trưởng thành: Thị trường mục tiêu chính của Starbucks là nam giới và phụ
nữ trong độ tuổi từ 25 đến 40. Họ chiếm gần một nửa (49%) trong tổng số doanh nghiệp của mình. Khách hàng thường là những người có thu nhập tương đối cao, sự nghiệp chuyên nghiệp và tập trung vào phúc lợi xã hội. Đối tượng mục tiêu này tăng trưởng ở mức 3% mỗi năm.
Người trẻ tuổi: Người tuổi từ 18 đến 24, tổng cộng 40% doanh thu của Starbucks.
Starbucks định vị là nơi sinh viên đại học có thể học bài, ghi chép, tán gẫu bạn bè, gặp gỡ mọi người. Starbucks thu hút đối tượng khách hàng này trực tiếp thông qua công nghệ, tập trung vào mạng xã hội và tích cực xây dựng một hình ảnh trẻ trung năng động. Đối tượng trẻ tuổi tăng trưởng 4,6 phần trăm mỗi năm.
Trẻ em và thanh thiếu niên: Trẻ em và thanh thiếu niên cũng là một phần lớn đối
tượng khách hàng của Starbucks. Cùng với nhau, khách hàng từ 13 đến 17 chỉ chiếm 2% doanh thu của Starbucks, nhưng hầu hết các mặt hàng dành cho trẻ em đều do cha mẹ mua. Thiếu niên trong khi đó sử dụng Starbucks như một nơi để đi chơi với bạn bè hoặc học tập. Nhân sự:
Khi mở quán cafe Starbucks thì vấn đề tìm kiếm đối tác và tuyển dụng nhân sự cũng gặp nhiều thử thách khiến Starbucks vẫn chưa thể tối ưu giải pháp để mở rộng thương hiệu tại các tỉnh thành khác tại thị trường Việt Nam. Bởi, chẳng hạn như nếu một thành phố có khoảng 20 cửa hàng tương đương với 100 nhân sự thì khi cần sẽ có thể hỗ trợ lẫn nhau, nhưng nếu chỉ mở quán cafe Starbucks đơn lẻ thì sẽ phải điều động nhân sự từ TPHCM hoặc Hà Nội. Việc tìm kiếm đối tác tại các tỉnh thành khác cũng khó tìm được nguồn cung cấp có chất lượng dịch vụ tốt như các thành phố lớn được.