Định hƣớng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thá

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 101 - 142)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.Định hƣớng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thá

Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững tầm nhìn năm 2020

3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh cơ cấu kinh tế vĩ mô

Mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững là điểm quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Trong giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn năm 2020, tỉnh Thái Nguyên mục tiêu đạt mức tăng trưởng cao (trên 12%), tuy nhiên chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

94

lượng tăng trưởng cần đảm bảo tính vững chắc và ổn định tương đối, khắc phục được những ảnh hưởng bất lợi từ tình hình thế giới. Tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ định hướng đạt trên 13% trong cả giai đoạn cần chú trọng đến cơ cấu ngành và tăng trưởng của từng ngành công nghiệp và dịch vụ, đảm bảo sự phát triển và tăng tưởng các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao và các ngành công nghiệp chế biến sử dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường. Đối với nông nghiệp, tăng trưởng cần phát triển vốn rừng và doanh thu các sản phẩm từ rừng nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường đất, nước,… và cân bằng sinh thái.

Hình 3.1. Định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 36.15 22.51 15 10 32.54 43.77 46 48 31.31 33.72 39 42 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2009 2015 2020 Năm %

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Nguồn: Xử lý của tác giả

Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020 của tỉnh Thái Nguyên: công nghiệp và xây dựng chiếm 48%, dịch vụ chiếm 42%, nông nghiệp chiếm 10% vào năm 2020. Tỉnh Thái Nguyên cần có nhiều chính sách, chủ trương và các giải pháp hỗ trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn và nhiều lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

95

thế so sánh, giảm thiểu các ngành kinh tế tài nguyên bằng nhiều chế tài và xử lý các sai phạm, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế được tiếp cận thông tin và khoa học công nghệ, nắm bắt cơ hội phát triển và hội nhập. Nghiên cứu vũng lãnh thổ có nhiều lợi thế và đầu tư trọng điểm là nhiệm vụ quan trọng nhằm phân bố sản xuất và phát triển không gian lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Phát triển nông nghiệp với tốc độ nhanh, ổn định, đa dạng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến (tỷ lệ nông sản chế biến đạt khoảng 40 - 50%) và thị trường. Sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất nông nghiệp bằng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, thực hiện tốt chủ trương dồn điền, đổi thửa; bảo đảm an ninh lương thực. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả; phát triển các cây, con có giá trị cao phù hợp điều kiện của địa phương; phát triển các nông sản đặc sản của từng vùng trong Tỉnh. Đến năm 2020, tỉnh Thái Nguyên xây dựng các vùng sản xuất nông, lâm sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ như vùng cây ăn quả đặc sản, vùng chè và vùng rau sạch.

Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng: tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng và lao động nông nghiệp. Xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất và văn hoá không ngừng được nâng cao; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản cho sản xuất và đời sống của nông dân với trọng tâm là đường giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống dịch vụ nông nghiệp.

Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp; chú trọng đầu tư cho công nghệ bảo quản sau thu hoạch; đặc biệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

96

chú ý đến các tiến bộ về sử dụng đất hiệu quả, bền vững, tiến bộ về giống, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, phòng trừ dịch bệnh.

Phát triển mạnh kinh tế trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác; các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển bền vững các làng nghề; tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển; khuyến khích nông dân góp quyền sử dụng đất và lao động của mình với các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại để phát triển sản xuất hàng hoá. Tỉnh Thái Nguyên cần khuyến khích hơn nữa đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn; kinh tế nhà nước tập trung sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng, đổi mới kỹ thuật trong nông nghiệp.

Mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân thời kỳ 2010 - 2020 đạt 6,5 - 7,5%/năm; giá trị sản xuất trồng trọt đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác vào năm 2020; cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: trồng trọt giảm xuống còn 34%, chăn nuôi tăng nhanh chiếm 46%, lâm nghiệp chiếm 7%, thủy sản chiếm 6%, dịch vụ (nông, lâm nghiệp, thuỷ sản) chiếm 7% vào năm 2020.

Hình 3.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020

7 6

7

46

34

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Thuỷ sản Dịch vụ NN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

98

3.2.3. Công nghiệp và xây dựng

Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, có chất lượng và hiệu quả; tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng thời kỳ 2010 - 2020 đạt 12,5 - 13,5%/năm; ưu tiên về các nguồn lực, ưu đãi về chính sách cho một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực như: công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống, công nghiệp dệt may, da giày.

Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng: tăng nhanh nhóm ngành chủ đạo, có lợi thế, có truyền thống; hình thành các ngành, sản phẩm công nghiệp mới; tăng nhóm ngành sản xuất hàng xuất khẩu; tăng thoả đáng các ngành công nghiệp phụ trợ; tăng tỷ trọng công nghiệp tư nhân, đặc biệt là đầu tư ngoài nước trong các ngành công nghiệp chủ lực. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và lao động không yêu cầu trình độ cao được chuyển dần về khu vực nông thôn; huy động có hiệu quả các nguồn lực nội sinh; thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài.

Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, gắn với phát triển hệ thống đô thị; kết hợp các loại quy mô, loại hình sản xuất; hiện đại hóa và đổi mới thiết bị, công nghệ.

Một số nhóm ngành công nghiệp cụ thể:

Công nghiệp luyện kim: là nhóm ngành chủ đạo, được xác định là một trong những khâu đột phá của Tỉnh trong thời kỳ 2000 - 2009; phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011- 2020 đạt 14 - 15%/năm; tỷ trọng ngành công nghiệp luyện kim đạt 40% giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2015.

Công nghiệp cơ khí: phát triển đáp ứng cơ bản nhu cầu của Tỉnh về các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp và nông thôn, nhu cầu thị trường trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

99

nước; đặc biệt là các sản phẩm động cơ đi-ê-zen và các loại phụ tùng của ngành cơ khí cung cấp cho vùng và cả nước. Tỉnh Thái Nguyên từng bước sản xuất một số sản phẩm phục vụ công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim thay thế cho sản phẩm nhập khẩu; mở rộng thêm các sản phẩm xuất khẩu, tiến tới xuất khẩu một số loại phụ tùng.

Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: tập trung khai thác và chế biến khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn; đa dạng hoá quy mô khai thác, chế biến khoáng sản và đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm; chú trọng công tác điều tra, thăm dò tìm kiếm mỏ mới, trữ lượng mới,... bảo đảm khai thác, chế biến cung cấp đủ nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp luyện kim và công nghiệp vật liệu của Tỉnh; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2010 - 2020 đạt 13 - 14%/năm.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 17 - 18%/năm và thời kỳ 2011 - 2020 đạt 16 - 17%/năm; tập trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế, có thị trường (xi măng, gạch, ngói nung, tấm lợp...); phát triển các sản phẩm mới (đá ốp lát, sứ cao cấp, cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu chịu lửa...).

Công nghiệp dệt may - da giày: nâng cao năng lực sản xuất của cơ sở hiện có, đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân...; tập trung sản xuất các sản phẩm hiện đang có thị trường ổn định; nghiên cứu mẫu, mốt thời trang, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường,...; tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 16%/năm.

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống: tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2010 - 2020 đạt 22%/năm; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm phải gắn với vùng nguyên liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

100

và thị trường; từng bước đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; tăng các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm tiêu dùng cuối cùng và giảm các sản phẩm sơ chế để tăng giá trị của sản phẩm; tăng nhanh các sản phẩm chủ lực (bia, giấy, chè chế biến, rau quả chế biến, thịt hộp...).

3.2.4. Thương mại và dịch vụ

Nhanh chóng đưa Thái Nguyên trở thành một trung tâm phát triển dịch vụ lớn của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất các ngành dịch vụ thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12,5 - 13%/năm, thời kỳ 2011- 2020 đạt 13 - 13,5%/năm; tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 38 - 39% GDP vào năm 2010 và chiếm trên 42% vào năm 2020; lao động dịch vụ chiếm 22,9% lao động xã hội vào năm 2010 và chiếm 30,9% vào năm 2020;

Tăng nhanh các dịch vụ chủ lực; hình thành các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao phù hợp với lợi thế của Tỉnh, phù hợp với yêu cầu phát triển của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; tăng dần các dịch vụ chất lượng cao và tỷ trọng của khu vực dịch vụ tư nhân; có cơ chế, chính sách phù hợp đối với từng ngành, sản phẩm dịch vụ, ưu tiên các nguồn lực cho các ngành, sản phẩm dịch vụ chủ lực và có lợi thế của Tỉnh; phấn đấu là tỉnh có các dịch vụ: du lịch, thương mại, giáo dục và đào tạo, vận tải, tài chính, ngân hàng phát triển so với các tỉnh trong Vùng vào sau năm 2010.

Bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá, hài hoà lợi ích kinh tế với ổn định chính trị - xã hội và quốc phòng - an ninh;

Doanh thu dịch vụ du lịch - khách sạn - nhà hàng đạt 950 tỷ đồng vào năm 2010 và đạt 5.000 tỷ đồng vào năm 2020; khách du lịch đạt khoảng 1,2 triệu lượt (trong đó: khách quốc tế đạt 20 nghìn lượt) vào năm 2010 và đạt khoảng 3,1 triệu lượt (trong đó: khách quốc tế đạt trên 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

101

nghìn lượt) vào năm 2020; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 6.360 tỷ đồng vào năm 2010 và đạt trên 24.600 tỷ đồng vào năm 2020; một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: chè, quặng kẽm chế biến, sản phẩm may mặc, quặng đa kim.

3.2.5. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

a. Giao thông

Ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông đường bộ; gắn phát triển mạng lưới giao thông của Thái Nguyên với mạng lưới giao thông của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ để gia tăng giao lưu giữa Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh trong cả nước nhằm khai thác tốt hơn lợi thế của Thái Nguyên và tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào Tỉnh.

Đầu tư xây dựng đường quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; mở rộng, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ gắn với các tuyến quốc lộ; nâng cấp các tuyến đường cấp huyện và liên xã; phấn đấu thời kỳ 2006 - 2010 nâng cấp đường tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp V và IV miền núi và thời kỳ 2011 - 2020 các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, các đường qua thị trấn, khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn đường cấp III trở lên, mặt đường thảm bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng đạt 100%; thay thế toàn bộ ngầm, tràn bằng cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu; 70 - 80% đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V trở lên vào năm 2010 và đạt 100% đường huyện mặt nhựa hoặc bê tông xi măng vào năm 2020; 60 - 70% đường liên xã, đường đến trung tâm xã đạt tiêu chuẩn đường cấp V trở lên vào năm 2010 và đạt 100% đường liên xã, đường đến trung tâm xã mặt nhựa hoặc bê tông xi măng vào năm 2020; nâng cao năng lực các tuyến đường thuỷ nội tỉnh, khai thác hiệu quả hơn dịch vụ cảng và bến sông, tạo sự kết nối thuận lợi hơn giữa đường thuỷ, đường bộ; khai thác hiệu quả giao thông đường sắt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

102

b. Cấp điện, cấp, thoát nước và xử lý chất thải

Tập trung đầu tư nâng cấp, xây mới đồng bộ hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa và nước thải, đặc biệt là hệ thống thoát nước ở các khu đô thị, công nghiệp; bảo đảm đạt 100% hộ dân thành thị, 90% hộ dân nông thôn được dùng nước sạch và 100% số hộ dân trên địa bàn Tỉnh có điện sử dụng vào năm 2010 và đạt 100% hộ dân trên địa bàn Tỉnh được dùng nước sạch, có điện sử dụng vào năm 2020.

Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải; bảo đảm 70% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường và 90% chất thải đô thị được xử lý vào năm 2010; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường và 100% chất thải đô thị được xử lý vào năm 2020.

c. Thông tin liên lạc

Tỉnh Thái Nguyên phát triển mạng thông tin liên lạc hiện đại; đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là hệ thống thông tin lãnh đạo và quản lý; mật độ điện thoại đạt 32 máy/100 dân vào năm 2010 và 65 máy/100 dân vào năm 2020.

3.2.6. Các vấn đề xã hội

a. Phát triển dân số và nguồn nhân lực

Tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản để nâng cao chất lượng dân số; dân số tăng bình quân thời kỳ 2006 - 2020 đạt 0,9%/năm, trong đó: tăng dân số tự nhiên đạt

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 101 - 142)