Vị trí địa lý và lãnh thổ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 42 - 44)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Vị trí địa lý và lãnh thổ

Thái Nguyên là một tỉnh ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc nên Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lí từ 21o19’ đến 22o 03’ vĩ độ bắc và từ 105o 29’ đến 106o 15’ kinh độ đông. Từ bắc xuống nam dài 43 phút vĩ độ (80 km), từ tây sang đông rộng 46 phút kinh độ (85km). Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.526,20 km², dân số hiện nay năm 2009 là 1.127.430 người, mật độ dân số trung bình 320 người/km2. Thái Nguyên là tỉnh có diện tích không lớn, chỉ chiếm 1,07% diện tích và 1,31% dân số cả nước nhưng vị trí địa lí rất quan trọng.

Tỉnh Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của vùng Đông Bắc nói riêng, của vùng Trung du miền núi phía Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí giao thông của Thái Nguyên thuận lợi, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

Vị trí địa chính trị của Thái Nguyên cũng rất độc đáo và quan trọng, là thủ đô kháng chiến và căn cứ địa cách mạng vững chắc do Đảng và Bác Hồ lựa chọn trong thời kỳ đầu cách mạng và giai đoạn 1945 – 1954.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 42 - 44)