Các chỉ tiêu phản ánh sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 35 - 142)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.1.Các chỉ tiêu phản ánh sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trên thế giới, sau khi Uỷ ban Brundtland ra đời nhiều tổ chức quốc tế và các nƣớc đã nỗ lực xây dựng các chỉ tiêu về phát triển bền vững, phản ánh sự bền vững trên cả ba mặt phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, đến nay, những tiến bộ đạt đƣợc chủ yếu trong việc lƣợng hoá sự bền vững về môi trƣờng và kinh tế. Các chỉ tiêu đo lƣờng sự bền vững về xã hội chậm đƣợc xây dựng do khái niệm sự bền vững xã hội vẫn chƣa rõ ràng và vẫn còn nhiều tranh luận. Để xác định chính xác các nhóm chỉ tiêu về phát triển bền vững cần dựa trên cơ sở thống kê số liệu, tính đặc thù của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ. Khi đánh giá sự bền vững về tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự phát triển xã hội và các vấn đề môi trƣờng cần đƣợc định lƣợng dựa trên việc đối chiếu, so sánh với bộ tiêu chí phát triển bền vững đã đƣợc xây dựng và có thể áp dụng với từng lãnh thổ.

Cơ sở lý luận và những đánh giá thực tiễn về tính bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững cả phạm vi thế giới và trong nƣớc vẫn còn nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu để đƣa ra các chỉ tiêu phản ánh sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế chƣa có nhiều những tài liệu khoa học chính hoặc ở tầm vĩ mô (quốc gia, vùng kinh tế), chƣa có hệ thống chỉ tiêu đánh giá cho một tỉnh, địa phƣơng cụ thể. Trên cơ sở tham khảo các tài liệu có liên quan và kết hợp các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững của thế giới và Việt Nam, yêu cầu chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững, tác giả xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho tỉnh Thái Nguyên. Hệ thống các tiêu chí đánh giá sự bền vững đảm bảo sự tăng trƣởng phát triển kinh tế hài hoà với sự phát triển ổn định các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28

(i) Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (thông thƣờng sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng của GDP) và mức tăng GDP trên đầu ngƣời. Mức tăng trƣởng kinh tế thể hiện sự gia tăng giá trị vật chất, hàng hoá và sự tích luỹ của nền kinh tế, mức tăng trƣởng kinh tế chung, tổng sản phẩm GDP và các ngành càng cao càng tốt. Chỉ tiêu này cũng phản ánh một cách gián tiếp mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lƣợng,… chỉ tiêu GDP bình quân trên đầu ngƣời phản ánh sự thay đổi tổng lƣợng hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia hay một vùng trên mỗi ngƣời dân trong khoảng thời gian nhất định. Đây là chỉ tiêu đánh giá một cách khái quát sự bền vững chung của nền kinh tế trên quy mô và tốc độ gia tăng dân số.

- Tỷ trọng giá trị hàng hoá và các ngành chế biến sâu trong GDP. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ chế biến nguyên liệu, chế biến sau thu hoạch, và phƣơng thức sản xuất có đảm bảo sự sản xuất sạch hơn. Do đó, đây là tiêu chí phản ánh gián tiếp mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên và vai trò của các ngành kinh tế phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên.

- Cơ cấu thu nhập quốc dân theo ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế.

Thu nhập quốc dân theo ngành kinh tế đƣợc biểu thị bằng phần trăm thu nhập quốc dân của từng khối ngành, theo khu vực lãnh thổ (nông thôn và thành thị) và theo thành phần kinh tế trong tổng thu nhập quốc dân. Dựa vào tiêu chí này có thể đánh giá trình độ khoa học công nghệ, trình độ phát triển kinh tế - xã hội thể hiện qua khu vực sản xuất các sản phẩn vật chất và khu vực sản xuất sản phẩm phi vật chất, tỷ lệ và trình độ phát triển các ngành dịch vụ,... Tỷ lệ này cũng phản ánh trình độ phát triển các ngành, các lãnh thổ và thành phần kinh tế trong nền kinh tế, phản ánh gián tiếp mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Tỷ trọng chi phí cho bảo vệ môi trường trong GDP. Chỉ tiêu này phản ánh những cố gắng để bù đắp, phục hồi, cải thiện và bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, tỷ trọng này chƣa nói lên đƣợc giá trị tuyệt đối của sự đầu tƣ cho môi trƣờng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 một quốc gia. Các chi phí bảo vệ môi trƣờng cần phải đƣợc hạch toán và chi phí ngay trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.

- Tỷ trọng cho phí cho giáo dục, y tế trong GDP. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ quan tâm của một quốc gia đối với nền giáo dục với tính chất là đầu tƣ cho phát triển bền vững và quan tâm tới sức khoẻ con ngƣời, là nhân tố quan trọng để bảo đảm sự phát triển bền vững về chất lƣợng nguồn nhân lực. Tỷ trọng này có ý nghĩa quan trọng trong thời đại kinh tế tri thức với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên bình diện toàn cầu. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối của sự đầu tƣ này ít hay nhiều phụ thuộc vào giá trị của tổng GDP của quốc gia.

Ngoài các chỉ tiêu nêu trên, để đánh giá sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chúng ta sử dụng các chỉ tiêu về năng suất lao động; mức tiêu thụ điện năng để tạo ra một đơn vị GDP; phúc lợi bình quân đầu ngƣời và mức độ chênh lệch giữa các lãnh thổ về trình độ phát triển.

(ii) Nhóm các chỉ tiêu về xã hội

- Các chỉ tiêu về dân số như: Tổng số dân, tốc độ gia tăng dân số (%/năm), cơ cấu sinh học và cơ cấu theo lao động của dân số, trình độ người lao động, chỉ số phát triển con người (HDI),... Các yếu tố dân số có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố kinh tế và môi trƣờng. Kiểm soát dân số và mức tăng dân số là một trong những mục tiêu của mọi quốc gia (kiểm soát tình trạng tăng và giảm dân số, sự di cƣ và lao động giữa các khu vực lãnh thổ). Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự bền vững về xã hội và ảnh hƣởng trực tiếp đến tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

- Tình trạng nghèo đói: Thƣớc đo về nghèo đói chủ yếu thông qua thu nhập ở mỗi nƣớc có sự khác nhau. Ngân hàng Thế giới đã thiết lập một chuẩn nghèo quốc tế, theo đó mỗi quốc gia đã xây dựng những chuẩn nghèo riêng phù hợp với tình hình và thực tế quốc gia. Tuy nhiên khi xem xét vấn đề cần đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 đúng bản chất và lƣợng hoá cụ thể số ngƣời nghèo và nguyên do của những ngƣời nghèo trong xã hội.

- Tỷ lệ thất nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh khái quát việc sử dụng lao động của các ngành và các vùng (thành thị và nông thôn), khả năng phát triển các ngành nghề mới, khả năng tạo việc làm mới và khả năng tự tạo việc làm của ngƣời lao động. Chỉ tiêu này cũng liên quan đến tình trạng mất trật tự, an ninh xã hội và việc phân bổ các phúc lợi xã hội.

- Chênh lệch vùng. Đầu tƣ phát triển trọng điểm nhƣng phải đảm bảo không có chênh lệch vùng quá lớn, thực hiện chính sách bình ổn và hỗ trợ kinh tế cho các vùng chậm phát triển.

- Tỷ lệ người dân được dùng nước sạch. Chỉ tiêu này phản ánh khía cạnh xã hội – nhân văn của việc bảo vệ môi trƣờng nhằm mục tiêu phát triển bền vững và phản ánh chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân thành thị và nông thôn.

- Tình trạng tai nạn giao thông: Chỉ tiêu này gián tiếp phản ánh khả năng phát triển bền vững nói chung. Ngoài việc thể hiện mức độ an toàn của con ngƣời tham gia giao thông, trình độ nhận thức, thái độ chấp hành, tôn trọng pháp luật của ngƣời dân,… chỉ tiêu này còn thể hiện tình trạng cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý đô thị, quản lý xã hội của mỗi địa phƣơng.

(iii) Nhóm các chỉ tiêu về môi trường

- Các chỉ tiêu về môi trường đất. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng do các hoạt động của con ngƣời gây ra, bao gồm mức độ sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các chất khác trong nông nghiệp, mức độ gia tăng chất thải ở khu vực nông thôn.

- Các chỉ tiêu về môi trường nước. Bao gồm các chỉ tiêu đo lƣờng số lƣợng và chất lƣợng nƣớc dƣới đất, nƣớc mặt đƣợc khai thác phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con ngƣời nhƣ nhiệt độ, độ pH, BOD, COD, DO,… và phạm vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 ô nhiễm (nƣớc thải của các khu công nghiệp, lƣu vực sông, làm nghề,…), tỷ lệ nƣớc thải đƣợc xử lý.

- Các chỉ tiêu về môi trường không khí. Bao gồm chất lƣợng không khí đô thị, số lƣợng chất thải gây ô nhiễm không khí, tổng lƣợng chất thải ô nhiễm vào khí quyển theo một số lĩnh vực hoạt động, mức độ ô nhiễm tại một số điểm tiêu biểu, số lƣợng xe có động cơ đốt trong.

- Các chỉ tiêu về đa dạng sinh học. Bao gồm tỷ lệ các loài bị đe doạ trong tổng số các loại đƣợc phát hiện, tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích rừng, diện tích đầm phá, số loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng (độ che phủ rừng cũng phản ánh gián tiếp tình trạng xói mòn đất, nguyên nhân gây lũ lụt, biến đổi khí hậu,…).

- Các chỉ tiêu về chất thải rắn. Bao gồm khối lƣợng chất thải rắn sinh ra hàng năm, khối lƣợng chất thải độc hại, khối lƣợng rác thải công nghiệp, chất thải y tế và rác thải sinh hoạt.

- Các chỉ tiêu về sự cố môi trường. Bao gồm lũ lụt, hạn hán, bão, sụt lở đất, động đất, cháy rừng, rò rỉ hoá chất,…

1.4.2. Phương pháp đo lường sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cũng nhƣ các nhóm chỉ tiêu về phát triển bền vững nói chung, việc đo lƣờng chính xác hệ thống nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đánh giá toàn diện sự bền vững về các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng là công việc hết sức khó khăn và phức tạp, nhất là việc đo lƣờng sự bền vững của mối liên hệ giữa các lĩnh vực này. Giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các vấn đề kinh tế, môi trƣờng, xã hội liên hệ với nhau qua quá nhiều đặc trƣng và mỗi đặc trƣng đều có mối quan hệ tƣơng tác, hữu cơ với nhau; các đặc trƣng đôi khi không thể lƣợng hoá đƣợc; mối quan hệ giữa các vấn đề phải là đơn giản là các mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy vậy, trên cơ sở các nhóm chỉ tiêu nêu trên, chúng ta vẫn có thể xác định một cách tƣơng đối sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để đo lƣờng sự bền vững về kinh tế chúng ta sử dụng phƣơng pháp phân tích kinh tế vĩ mô, trong đó chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu GDP và GNP (đối với cả nền kinh tế của cả nƣớc, cấp vùng và các địa phƣơng), giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng (đối với các ngành). Để đo lƣờng sự bền vững về xã hội thì sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, điều tra xã hội học, sử dụng chuyên gia. Để đo lƣờng sự bền vững về môi trƣờng thì sử dụng các phƣơng hạch toán xanh, mức tiết kiệm ròng đã điều chỉnh, hệ thống tính toán kinh tế và môi trƣờng (SEEA) hay phƣơng pháp điều tra, đo lƣờng và so sánh với chuẩn quốc gia.

Theo kinh nghiệm của nhiều nƣớc phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững khi tỷ lệ tăng của khối sản xuất và khối dịch vụ phải là 1  1,8 (tức là khi khối sản xuất tăng 1% thì khối dịch vụ ít nhất phải tăng 1,8%, thậm chí có nƣớc tỷ lệ này tới 1% và 4%). Tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp tăng lên khoảng trên 85% thì mới có thể giúp cách tân đối với nền nông nghiệp truyền thống. Khi ngành công nghiệp chế tác chiếm khoảng 35% - 40% giá trị ngành công nghiệp, các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 80% thì có thể xem nền kinh tế đó đã vào loại phát triển. Một nền kinh tế cũng đƣợc xem là ở trình độ phát triển khi có tỷ trọng lao động các ngành công nghệ đóng góp khoảng 80% năng suất lao động.

1.5. Tiểu kết

Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững là nội dung trọng yếu đƣợc sử dụng để đánh giá sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 – 2009.

Phát triển bền vững là sự phát triển bảo đảm hài hoà trên cả ba phƣơng diện kinh tế, xã hội và môi trƣờng, là yêu cầu của thời đại ngày nay, của công cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33

công nghiệp hóa, hiện đại hoá của mọi quốc gia. Bài học trên thế giới, ở nhiều nƣớc nhất là các nƣớc đang phát triển cơ cấu kinh tế chƣa hợp lý, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chƣa thật bền vững có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của hệ thống kinh tế.

Đối với mỗi quốc gia, địa phƣơng có xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế riêng phù hợp với tiềm năng và nội lực phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu và đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng trong cả nƣớc có ý nghĩa quan trọng để hoạch định các chính sách và định hƣớng chiến lƣợc trong phát triển kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Đề xuất của tác giả về hệ thống các tiêu chí đánh giá sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay là cơ sở quan trọng để đánh giá sự bền vững chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong chƣơng 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1. Khái quát về nguồn lực, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Vị trí địa lý và lãnh thổ

Thái Nguyên là một tỉnh ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc nên Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lí từ 21o19’ đến 22o 03’ vĩ độ bắc và từ 105o 29’ đến 106o 15’ kinh độ đông. Từ bắc xuống nam dài 43 phút vĩ độ (80 km), từ tây sang đông rộng 46 phút kinh độ (85km). Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.526,20 km², dân số hiện nay năm 2009 là 1.127.430 người, mật độ dân số trung bình 320 người/km2. Thái Nguyên là tỉnh có diện tích không lớn, chỉ chiếm 1,07% diện tích và 1,31% dân số cả nước nhưng vị trí địa lí rất quan trọng.

Tỉnh Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 35 - 142)