6. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ
Cùng với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế lãnh thổ đã có những chuyển biến. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ thể hiện sự sắp xếp các mặt dân số, tăng trưởng kinh tế, phân bố nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ,... Về mặt không gian, cơ cấu kinh tế lãnh thổ đã hình thành và phát triển các tiểu vùng và các điểm đô thị trung tâm.
Vùng núi cao gồm: huyện Võ Nhai, huyện Định Hoá, các xã trong vùng núi cao phía Bắc huyện Đại Từ và phía Bắc huyện Phú Lương. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của tiểu vùng có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tiểu vùng núi cao chiếm một diện tích lớn (trên 55%) toàn tỉnh Thái Nguyên tuy nhiên dân số lại chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 20% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số 150 người/km2
bằng ½ mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên. Kinh tế tăng trưởng và phát triển chậm, chủ yếu là phát triển nông – lâm nghiệp; ngành trồng cây lương thực; cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, đậu tương, mía; cây công nghiệp lâu năm như: chè, quế, hồi; chăn nuôi trâu, bò phát triển. Ngành công nghiệp nhỏ bé và chủ yếu là công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng chỉ chiếm 6,5% toàn tỉnh. Ngành dịch vụ kém phát triển, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng được yêu cầu phát triển của tiểu vùng.
Vùng đồi núi thấp gồm: huyện Đồng Hỷ, các xã phía Nam huyện Phú Lương và Nam huyện Đại Từ. Đây là vùng có địa hình và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn và các điểm dân cư thị trấn, thị tứ là cơ sở cho tiểu vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ tiêu dùng. Hiện nay, trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
60
tiểu vùng đang phát triển các loại cây trồng như: rau thực phẩm, chè và cây ăn quả các loại cung cấp cho các khu đô thị, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc và chăn nuôi lợn; bảo vệ vốn rừng hiện có và đẩy mạnh trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy và gỗ ván nhân tạo. Ngành công nghiệp chậm phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 3% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (năm 2009). Trong đó chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tiểu vùng còn thấp chỉ chiếm dưới 10% toàn tỉnh Thái Nguyên.
Vùng đồi gò và vùng trung tâm gồm: huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một số xã của huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương giáp thành phố Thái Nguyên. Đây là tiểu vùng có tốc tăng trưởng kinh tế cao, vùng động lực phát triển của tỉnh Thái Nguyên có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật tốt đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Vùng này chiếm 25% diện tích nhưng tập trung trên 55% dân số của tỉnh, mật độ dân số cao (gấp 2 lần) mật độ dân số toàn tỉnh Thái Nguyên. Tỷ lệ dân thành thị trung bình đạt 35% cao hơn mức bình quân của tỉnh, trong đó thành phố Thái Nguyên đạt 71,65%, thị xã Sông Công đạt 53,20% dân thành thị (năm 2009). Ngành công nghiệp phát triển nhanh đa dạng về cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm, các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu tập trung tại đây, giá trị sản xuất công nghiệp vùng này chiếm trên 90% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Thái Nguyên. Nông nghiệp được phát triển với mức độ thâm canh cao, chủ yếu trồng cây lương thực và cây thực phẩm; xây dựng đã một số vùng rau an toàn, chất lượng cao cung cấp cho các khu công nghiệp, đô thị và phục vụ du lịch; trồng và chế biến chè; phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa, chăn nuôi lợn và gà. Năm 2009, trong vùng có trên 420
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
61
trang trại, chiếm trên 60% số trang trại sản xuất nông nghiệp của tỉnh được áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật ở mức cao vào sản xuất.
Giai đoạn 2000 – 2009, về mặt lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo đơn vị hành chính thành phố, thị xã và huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao vai trò vùng trọng điểm và thúc đẩy các vùng chậm phát triển.
Bảng 2.6. So sánh một số tiêu chí của thành phố Thái Nguyên trong toàn tỉnh Thái Nguyên năm 2009
Tiêu chí Đơn vị Thành phố Thái Nguyên
Diện tích % toàn tỉnh 5,38
Dân số % toàn tỉnh 24,81
Tỷ lệ dân thành thị % 71,65
Số lao động trong các ngành kinh tế % toàn tỉnh 33,45 Tỷ lệ đóng góp trong cơ cấu giá
trị sản xuất công nghiệp % toàn tỉnh 66,55 Tỷ lệ đóng góp trong cơ cấu giá
trị sản xuất nông nghiệp % toàn tỉnh 9,55 Số trang trại trong nông nghiệp % toàn tỉnh 27,92 Tổng mức hàng hoá bản lẻ và
doanh thu dịch vụ % toàn tỉnh 76,46
Số doanh nghiệp hạch toán độc
lập đang hoạt động % toàn tỉnh 61,67
Nguồn: Xử lý của tác giả từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2009
Thành phố Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi, nhiều nguồn lực phát triển kinh tế và các lợi thế so sánh đã trở thành Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng Trung du miền núi phía Bắc; là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục – đào tạo của cả nước; là đầu mối giao thông quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
62
trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phong; đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng của tỉnh và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
Thành phố Thái Nguyên chiếm 5,38% diện tích và 24,81% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số cao 1.474 người/km2 (gấp 4,6 lần) mật độ chung toàn tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố năm 2009 đạt 6.691,3 triệu đồng (theo giá so sánh) tăng gấp 3,81 năm 2000 là 1.775 triệu đồng; giá trị đóng góp công nghiệp của thành phố luôn chiếm trên 65% toàn tỉnh. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, tổng hợp, trong đó công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo là chủ đạo. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, dịch vụ thương mại và du lịch của toàn tỉnh.
Không gian đô thị thành phố Thái Nguyên được quy hoạch và phát triển theo các hướng: Phía Bắc thành phố xây dựng khu công nghiệp tập trung để di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nằm rải rác trong nội thành; Phía Nam thành phố phát triển đến hết xã Lương Sơn, xây dựng các khu đô thị mới, kết hợp với cải tạo các khu hiện có, dành quỹ đất phía Đông xã Lương Sơn giáp Sông Cầu để xây dựng các công trình dịch vụ và khu du lịch sinh thái; Phía Tây thành phố thuộc phường Thịnh Đán, xây dựng khu công viên cây xanh, thể dục thể thao cấp vùng; Phía Đông thành phố phát triển sang xã Cao Ngạn và Đồng Bẩm khai thác cảnh quan hai bên Sông Cầu đoạn từ Quán Triều đến Bến Oánh phát triển thương mại, du lịch tổng hợp.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng (theo giá thực tế) của thành phố năm 2009 đạt 5.839,4 tỷ đồng chiếm 76,46% toàn tỉnh. Hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối hình thành nâng cao vị trí, vai trò trung tâm dịch vụ của thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
63
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2009 (Đơn vị: tỷ đồng)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 2,169.0 2,821.9 3,324.4 3,638.4 4,499.6 5,175.6 5,850.0 7,339.7 8,749.7 10,054.9 TP Thái Nguyên 1,755.0 2,275.2 2,655.5 2,878.5 3,364.3 3,801.8 4,132.4 5,204.4 6,030.4 6,691.3 TX Sông Công 130.5 171.9 203.7 271.0 378.4 460.3 607.6 795.4 1,030.0 1,098.9 Huyện Võ Nhai 80.1 106.0 116.1 132.0 161.5 185.7 257.7 314.1 352.3 435.0 Định Hoá 3.5 3.6 6.1 6.8 8.1 9.2 12.7 20.2 32.4 23.9 Đại Từ 69.2 89.0 117.7 107.6 139.9 163.1 177.2 174.9 179.0 199.8 Phú Lương 40.6 49.1 69.7 76.4 83.1 97.6 135.2 176.3 191.2 217.7 Đồng Hỷ 65.0 85.2 101.3 102.7 132.6 149.2 172.1 197.0 103.5 96.9 Phổ Yên 21.1 30.6 41.9 50.2 217.0 292.7 338.1 437.1 810.7 1,270.3 Phú Bình 4.0 11.4 12.4 13.2 14.7 16.0 17.0 20.3 20.2 21.1
Cơ cấu phân theo huyện/thị xã/thành phố (Đơn vị: %)
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 TP Thái Nguyên 80.91 80.62 79.88 79.11 74.77 73.46 70.64 70.91 68.92 66.55 TX Sông Công 6.02 6.09 6.13 7.45 8.41 8.89 10.39 10.84 11.77 10.93 Huyện Võ Nhai 3.69 3.76 3.49 3.63 3.59 3.59 4.40 4.28 4.03 4.33 Định Hoá 0.16 0.13 0.18 0.19 0.18 0.18 0.22 0.28 0.37 0.24 Đại Từ 3.19 3.15 3.54 2.96 3.11 3.15 3.03 2.38 2.05 1.99 Phú Lương 1.87 1.74 2.10 2.10 1.85 1.89 2.31 2.40 2.19 2.17 Đồng Hỷ 3.00 3.02 3.05 2.82 2.95 2.88 2.94 2.68 1.18 0.96 Phổ Yên 0.97 1.08 1.26 1.38 4.82 5.66 5.78 5.96 9.27 12.63 Phú Bình 0.18 0.40 0.37 0.36 0.33 0.31 0.29 0.28 0.23 0.21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
64
Đến năm 2020, toàn tỉnh Thái Nguyên quy hoạch 169 chợ gồm: 01 chợ vùng Việt Bắc, 5 chợ loại I; 20 chợ loại II và 143 chợ loại III; đảm bảo các dịch vụ thương mại, xuất khẩu được thuận tiện. Trong đó, tại thành phố quy hoạch chợ vùng Việt Bắc thuộc phường Thịnh Đán là nơi tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh, trung tâm Hội chợ triển lãm,... có diện tích 90.000 m2
; chợ đầu mối nông sản Túc Duyên (gắn liền với vùng nguyên liệu rau củ quả, thực phẩm Phía đông bắc Thành phố và huyện Đồng Hỷ, với diện tích trên 13.000 m2
).
Thị xã Sông Công có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, khá ổn định trong giai đoạn 2000 – 2009 chỉ đứng sau thành phố Thái Nguyên. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 1098,9 triệu đồng (theo giá so sánh) gấp 8,42 lần năm 2000 và chiếm 10,93% tổng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Thị xã Sông Công có mật độ dân số khá cao 598 người/km2, tỷ lệ dân thành thị đạt trên 50% trong giai đoạn 2000 – 2009, cao gấp 2 lần tỷ lệ dân thành thị của toàn tỉnh. Khu công nghiệp Sông Công là động lực phát triển, đóng góp lớn vào tổng thu nhập của thị xã, thu hút đầu tư nước ngoài phát triển các ngành công nghiệp có nhiều lợi thế so sánh của Thái Nguyên. Các ngành sản xuất phi nông nghiệp của thị xã Sông Công chiếm tỷ trọng cao trên 90% trong cơ cấu tổng sản phẩm. Các ngành dịch vụ: thương mại, giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển đồng bộ, hoạt động du lịch được xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng (theo giá thực tế) của thị xã Sông Công năm 2009 đạt 124,5 tỷ đồng.
Huyện Phổ Yên đã phát triển trở kinh tế - xã hội đặc biệt ngành công nghiệp trở thành địa bàn đối trọng lớn của thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Do có nhiều điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi như: tiếp giáp thủ đô Hà Nội, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô; có điều kiện kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng kỹ thuật tốt đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá,... Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Phổ Yên tăng rất nhanh năm 2009 đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
65
1.270,3 tỷ đồng (theo giá so sánh) gấp 60 lần năm 2000 là 21,1 tỷ đồng. chiếm 12,63% giá trị công nghiệp toàn tỉnh Thái Nguyên. Tăng trưởng công nghiệp huyện Phổ Yên cùng với thị xã Sông Công cho thấy một chuyển biến về cơ cấu lãnh thổ ngành công nghiệp không còn chỉ tập trung tại thành phố Thái Nguyên mà đang phát triển rộng khắp các huyện thị, trong đó hướng rõ nét nhất là chuyển dịch xuống phía nam tỉnh Thái Nguyên.