Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 73 - 78)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển biến ngày càng đa dạng. Số lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm tỷ trọng, chiếm 10,88% (năm 2009) tổng số lao động. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn về số lao động với các thành phần như: kinh tế tập thể, tư nhân và kinh tế cá thể, năm 2009 chiếm 88,61% tổng số lao động. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Thái Nguyên còn nhiều yếu kém chỉ chiếm 0,52% số lao động, tuy nhiên những năm gần đây tỷ trọng lao động trong khu vực này đã tăng 5,96 lần từ năm 2000 - 2009.

Giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2009 có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước từ 50,4% (năm 2000) xuống còn 46,4% (năm 2009); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh từ 42,9% (năm 2000) lên 49,0% (năm 2009); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài biến động không ổn định chỉ chiếm dưới 5% giá trị sản xuất toàn tỉnh. Kinh tế nhà nước mặc dù giảm tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nhưng giữ vai trò quan trọng, chủ đạo với các ngành sản xuất cơ bản của hệ thống nền kinh tế. Thực hiện tốt việc cổ phần hoá và chuyển đổi quản lý của các cơ sở sản xuất kinh doanh Nhà nước, thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đã có sự phát triển nhanh cả về số cơ sở sản xuất kinh doanh, giá trị sản xuất và số vốn đầu tư bình quân. Thu hút vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

66

đầu tư trực tiếp của nước ngoài đến Thái Nguyên còn nhiều yếu kém thể hiện qua: số các dự án, số vốn mỗi dự án và số vốn thực hiện còn hạn chế. Đặc biệt các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến Thái Nguyên chỉ tập trung vào hoạt động công nghiệp.

Hình 2.4. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2009

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm %

Nguồn: Xử lý của tác giả từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên từ 2005 - 2009

Khu vực kinh tế Nhà nước là thành phần quan trọng, đóng góp trên 44,40% giá trị tổng sản phẩm của hệ thống kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Mặc dù số doanh nghiệp hạch toán độc lập trong khu vực kinh tế Nhà nước chiếm số ít (dưới 5%) tổng số các doanh nghiệp nhưng tổng số vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm rất lớn (trên 45%). Khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, mặc dù hiện nay tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước đang giảm dần nhưng vẫn giữ ở mức cao,

Kinh tế Nhà nƣớc Kinh tế ngoài Nhà nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

67

trên 55% giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Các ngành công nghiệp quan trọng và có lợi thế so sánh của Thái Nguyên như: khai thác khoáng sản, luyện kim đen, thép cán và công nghiệp chế tạo đều do khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò trụ cột. Như vậy, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng và động lực phát triển trong hệ thống nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đang có sự phát triển và lớn mạnh tạo động lực tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế. Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tăng nhanh năm 2009 là 1603 chiếm 97,51% số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh toàn tỉnh Thái Nguyên. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước đạt mức cao năm 2009 là 10.228,6 tỷ đồng chiếm 50,70% tổng số vốn toàn tỉnh. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đóng góp trên 50% giá trị tổng sản phẩm, trong đó thành phần tư nhân có tốc độ phát triển rất nhanh năm 2009 đạt 3.272,3 tỷ đồng gấp 25,6 lần năm 2000 là 127,6 tỷ đồng, chiếm 19,95% giá trị tổng sản phẩm năm 2009. Thành phần kinh tế tư nhân phát triển các ngành công nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các ngành dịch vụ thương mại, tiêu dùng và sản xuất trang trại trong nông nghiệp. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 91,9% (năm 2009). Trong đó, riêng thành phần kinh tế tư nhân có mức tăng trưởng và phát triển rất nhanh năm 2009 đạt 2250,0 tỷ đồng gấp 10,78 lần năm 2000 là 208,6 tỷ đồng chiếm 29,46% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn tỉnh. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh và ổn định trong giai đoạn 2000 – 2009. Năm 2000 là 290,8 tỷ đồng chiếm 10,76% đến năm 2009 đạt 9.304,4 tỷ đồng chiếm 35,51% (trung bình tăng 2,75%/năm) giá trị sản xuất công nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

68

toàn tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế tư nhân có mức tăng trưởng rất cao và ổn định trong cả giai đoạn; năm 2000 là 90,8 tỷ đồng đến năm 2009 đạt 8.471,2 tỷ đồng (gấp 93,33 lần) và chiếm 32,33% tổng giá trị công nghiệp toàn tỉnh. Điều này thể hiện tỉnh Thái Nguyên thực hiện tốt việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đồng thời là sự lớn mạnh, đổi mới quản lý và phương thức sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế tư nhân.

Giá trị tổng sản phẩm của thành phần kinh tế cá thể tăng khá ổn định; năm 2000 là 1.463,7 tỷ đồng đến năm 2009 tăng lên 5.516,7 tỷ đồng; tuy nhiên cơ cấu giá trị tổng sản phẩm của thành phần kinh tế cá thể giảm khá nhanh năm 2000 là 48,52% đến năm 2009 chỉ còn 33,63% giảm 14,89%. Thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ lệ lao động lớn, chủ yếu là hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp và thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ tiêu dùng và buôn bán nhỏ,… Vì vậy, Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế của thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn, năm 2000 là 1.000,9 tỷ đồng chiếm 74,48% đến năm 2009 là 4.750,0 tỷ đồng chiếm 62,19% giá trị toàn tỉnh.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Nguyên chưa phát triển, chỉ tập trung vào một số hoạt động công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp chế biến, chế tạo. So với các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Bắc Giang thì Thái Nguyên chưa có giải pháp và môi trường thu hút đầu tư trực tiếp FDI hiệu quả. Từ năm 1993 đến 2009 toàn tỉnh có 40 dự án được cấp phép đầu tư từ nguồn vốn FDI với tổng số vốn là 369,37 triệu USD và tổng số vốn thực hiện của tất cả các dự án trong cả giai đoạn đạt 147,33 triệu USD. Số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2009 là 3.443 người chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,52%. Giá trị tổng sản phẩm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

69

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ năm 2009 là 1,34%.

Bảng 2.8. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào tỉnh Thái Nguyên từ 1993 đến 2009

Số dự án được cấp phép

Vốn đăng ký

(Triệu USD) Vốn thực hiện của tất cả các dự án (Triệu USD) Tổng số Vốn pháp định Tổng số 40 369,37 139,68 147,33 Từ 1993 - 1997 7 43,12 18,26 25,78 1998 2 16,35 6,36 1,00 1999 4 4,20 1,51 0,30 2000 1 0,20 0,10 - 2001 2 3,40 1,80 0,33 2002 2 3,11 1,27 0,8 2003 2 4,60 4,04 4,16 2004 4 148,10 44,63 4,12 2005 1 6,20 4,50 10,58 2006 5 3,28 1,98 17,59 2007 6 117,45 35,87 34,41 2008 2 3,86 3,86 40,28 2009 2 15,50 15,50 7,98

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2005 - 2009

Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tỉnh Thái Nguyên không có sự tăng trưởng và tỷ trọng có xu hướng giảm năm 2005 chiếm 1,36% đến năm 2009 chỉ còn 0,61% tổng số các doanh nghiệp. Điều này thể hiện sự yếu kém về chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Nguyên. Tốc độ tăng trưởng và chỉ số phát triển giá trị sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tỉnh Thái Nguyên chưa ổn định và thiếu tính bền vững. Như vậy, tỉnh Thái Nguyên tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI còn nhiều hạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

70

chế, đặc biệt với vai trò là trung tâm công nghiệp, dịch vụ của các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc thì sự phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài của Thái Nguyên còn chưa tương xứng.

2.3. Đánh giá sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2000 – 2009 trong giai đoạn 2000 – 2009

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)