Sự bền vững về môi trƣờng sinh thái

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 89 - 142)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3.Sự bền vững về môi trƣờng sinh thái

2.3.3.1. Đánh giá chung

Tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ nhanh làm gia tăng mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trường là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sự tác động qua lại đó như thế nào là hợp lý. Tỷ lệ co dãn giữa thay đổi tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong tổng GDP và thay đổi mức độ ô nhiễm phải nằm trong giới hạn cho phép và đảm bảo tính bền vững. Tăng trưởng kinh tế đặc biệt tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp rất nhanh chủ yếu các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên là nguyên nhân chính làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường tỉnh Thái Nguyên. Giai đoạn 2000 – 2009, tỉnh Thái Nguyên đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nhiều tiến bộ, tích cực nhưng tác động môi trường của sự chuyển dịch cũng không nhỏ và gây ra nhiều tổn thất, ô nhiễm và suy thoái môi trường. Nhiều vấn đề môi trường hiện nay của tỉnh Thái Nguyên nổi bật như: ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là mức độ ô nhiễm nước sông Cầu vượt xa giới hạn cho phép; ô nhiễm không khí và lượng khí thải của các cơ sở công nghiệp tăng nhanh; ô nhiễm đất và thoái hoá đất triển diện tích rộng, quá trình xói mòn, rửa trôi đất diễn ra nhiều nơi; vấn đề rác thải là chất thải công nghiệp chưa được xử lý triệt để, rác thải và nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường đô thị nghiêm trọng; khai thác khoáng sản trái phép, chưa khoa học gây lãng phí và thất thoát tài nguyên và gây ô nhiễm cục bộ; diện tích rừng mất đi hàng năm khá lớn, tác động nhiều chiều đến hệ sinh thái và cân bằng sinh học.

Các biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án, các cơ sở sản xuất đề cập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường không có tính khả thi hoặc hiệu suất xử lý kém. Thực trạng chung là phần lớn các chất thải sản xuất chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra môi trường. Các chất thải công nghiệp độc hại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

và không độc hại chưa được phân loại và xử lý đúng cách. Một phần được các đơn vị quản lý tại các bãi thải riêng, một phần đổ thải tràn lan và thậm chí được dùng để san lấp mặt bằng. Đây cũng là một trong những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí, đất,... Thực tế khác cũng rất đáng lo ngại là toàn tỉnh hiện còn chưa có quy hoạch khu chôn lấp chất thải công nghiệp, khu xử lý chất thải nguy hại. Trong khi đó, hầu hết các khu, cụm công nghiệp tập trung đã được phê duyệt hoạt động nhưng chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường và chưa đầu tư cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường. Điển hình như KCN Sông Công, mặc dù đã hoạt động từ năm 2001 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện hệ thống bảo vệ môi trường, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Nhằm đảm bảo sự bền vững về môi trường sinh thái, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp cụ thể thông qua các công cụ kinh tế, luật bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường của mỗi dự án, doanh nghiệp,… Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên đánh giá về môi trường sinh thái vẫn chưa đảm bảo sự hợp lý và tính bền vững.

2.3.3.2. Các vấn đề môi trường cụ thể của tỉnh Thái Nguyên (i) Môi trường đất

Số người lao động trong khu vực nông nghiệp của Thái Nguyên cao, sản xuất nông nghiệp được coi là một thế mạnh đã tăng trưởng nhanh cả về sản lượng và năng xuất cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, để tăng năng suất cây trồng, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học ngày càng nhiều. Người dân phun thuốc trừ sâu từ 3 - 5 lần trong một vụ lúa hoặc chè. Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại các huyện rất lớn, trong đó thuốc trừ sâu chiếm tỷ lệ tới 68,3%. Theo báo cáo hiện trạng môi trường Thái Nguyên năm 2005, một vụ lúa, ngô hoặc chè trung bình người nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật từ 3 - 3,5 kg/ha đất nông nghiệp. Đặc biệt là cây chè, người dân phun thuốc diệt sâu từ 3 đến 5 lần và phun tổng hợp rất nhiều loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

thuốc khác nhau để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc. Lượng thuốc bảo vệ thực vật dùng trong 1 vụ lúa lên tới hàng trăm tấn. Tại các vùng thâm canh rau, tỷ lệ lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học được sử dụng cao gấp 3 - 5 lần các vùng trồng lúa gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất.

Vấn đề chặt phát rừng và đất trống đồi núi trọc đã giảm trong những năm gần dây nhưng vẫn còn phố biến ở khắp các huyện trong toàn tỉnh. Điều này gây ra quá trình xói mòn, rửa trôi đất, đất bạc mầu, trơ sỏi đá ngày càng nhiều gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Tính chất, thành phần và cấu trúc của đất bị thay đổi, một số điểm ô nhiễm nặng đất đã mất tính cân bằng động và cấu trúc hạt. Tại một số địa điểm huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên đất bị bỏ hoang vì không thể trồng trọt, chăn nuôi hoặc nuôi trồng thuỷ sản, không có loài nào sinh trưởng và phát triển được trên các diện tích đất bị ô nhiễm nặng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2000 – 2009 và định hướng tầm nhìn 2020 đã xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể về sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất. Tuy nhiên, vấn đề cơ cấu sử dụng đất, tình hình ô nhiễm đất vẫn còn nhiều điểm chưa giải quyết được.

(ii) Môi trường nước

Môi trường nước của tỉnh Thái Nguyên bị ô nhiễm trên nhiều khu vực và có nhiều điểm ô nhiễm nghiêm trọng như: nước sông Câu, sông Công, lưu vực xung quanh các cơ sở sản xuất công nghiệp. Sông Cầu chịu ảnh hưởng nặng nề của các nguồn thải trực tiếp, gián tiếp từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Kết quả quan trắc tại các điểm trên sông Cầu từ Văn Lăng - Đồng Hỷ (điểm bắt đầu chảy vào tỉnh Thái Nguyên) đến cầu Mây (Phú Bình) cho thấy nguồn nước sông Cầu đã ô nhiễm ngay từ khi chảy vào địa phận tỉnh Thái Nguyên và có xu hướng gia tăng khi chảy qua địa phận của tỉnh. Hầu hết các nhánh suối đổ về sông Cầu đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao, một số chỉ tiêu đã vượt gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Tại điểm quan trắc suối Linh Nham (Đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

Hỷ), nồng độ BOD vượt TCVN 13,5 lần, COD vượt 9 lần, những đoạn sông chảy qua các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản, nhà máy xí nghiệp, thành phố Thái Nguyên đã phát hiện các chỉ tiêu kim loại nặng như Cr, Hg, Mn vượt tiêu chuẩn từ 2 - 7,5 lần.

Các cơ sở luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc tập ở Thái Nguyên với tổng lượng nước thải hơn 16.000 m3/ngày cũng là một trong những nguyên nhân khiến nguồn nước sông Cầu bị ô nhiễm. Riêng KCN gang thép Thái Nguyên mỗi năm có hơn 1,3 triệu m3

nước thải được dẫn đổ ra sông Cầu. Đặc biệt là nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất gang thép có chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại như dầu mỡ, phenol và xianua,... Tuy nhiên đến nay, KCN đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm. Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên là đơn vị gây ô nhiễm lớn cả nguồn nước, không khí và rác thải độc hại. Kết quả phân tích mức độ ô nhiễm trong nguồn nước thải sản xuất của Nhà máy kẽm điện phân mang tính axit và hàm lượng kim loại nặng cao: Cd vượt 2,92 lần, Mn vượt 3,03 lần, Zn vượt 112,85 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Các loại kim loại cực kì độc hại Pb, Cr được xả thẳng ra môi trường.

KCN Sông Công với các nhà máy sản xuất cơ khí, chế tạo máy động lực mặc dù đã hoạt động từ năm 2001 nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hầu hết các nhà máy trong KCN cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc chỉ có hệ thống xử lý lắng cặn sơ bộ rồi thải thẳng ra sông Công đem theo rất nhiều dầu mỡ, kim loại nặng độc hại. Trước khi đầu tư một hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ cũng đã đổ ra sông Cầu nhiều chất ô nhiễm vô cơ, COD, xơ sợi khó lắng, nước có màu đen, độ kiềm cao và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

(iii) Môi trường không khí

Tỉnh Thái Nguyên, dân số thành thị chiếm khoảng 25,62%, chưa phải là mức cao, nhưng với thực trạng cơ sở hạ tầng thấp kém thì vấn đề đô thị hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

85

đang là nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường đô thị biểu hiện ở nhiều mặt: ô nhiễm hệ thống cấp thoát nước, rác thải sinh hoạt và ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Điển hình như việc xử lý khói bụi và nước thải Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng từ nhiều nhiều năm qua vẫn chưa được xử lý tốt gây ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng khu vực phía Nam thành phố Thái Nguyên. Nhà máy sản xuất xi măng Núi Voi cũng xả thải gây ô nhiễm bầu không khí của thị trấn Chùa Hang (huyện Đồng Hỷ).

(iv) Rừng và đa dạng sinh học

Cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế là chất lượng tài nguyên rừng và đang dạng sinh học của tỉnh Thái Nguyên có xu hướng giảm xuống. Mặc dù diện tích rừng hàng năm tăng lên nhưng chủ yếu là diện tích rừng trồng, diện tích rừng tự nhiên giảm trung bình 3.272,2 ha/năm. Đặc biệt diện tích rừng được chăm sóc hàng năm giảm dần năm 2000 là 4.813 ha đến năm 2009 chỉ còn 2.207 ha, diện tích rừng khoanh nuôi và tu bổ hàng năm giảm trung bình 518 ha/năm. Năm 2009 toàn tỉnh có 171.697 ha rừng, trong đó có 98.633 ha rừng tự nhiên và 73.064 ha rừng trồng, độ tre phủ rừng toàn tỉnh đạt 48,69%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế đã làm suy giảm tài nguyên rừng, chưa thật sự bền vững về cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học. Hàng năm, tổn thất về rừng do bị cháy và bị chặt phá trên 25 ha gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước và không khí của khu vực ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân sống nhờ vào tài nguyên rừng.

2.4. Tiểu kết

Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, tỉnh Thái Nguyên có nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tương đối ổn định của các ngành kinh tế. Tốc độ tăng tưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2009 đạt 9,71% cao hơn mức tăng trưởng trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

86

bình của cả nước. Các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng khá cao và tương đối ổn định: ngành công nghiệp và xây dựng 12,79%; ngành nông – lâm – thuỷ sản 4,43%; ngành dịch vụ 10,64%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn tồn tại một số mặt chưa đảm bảo tính bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tương đối ổn định, GDP bình quân đầu người tăng nhanh, nhưng có sự chênh lệch khá lớn về lãnh thổ và các thành phần kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và thành phần kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, nhưng còn chậm và chưa bảo đảm tính hợp lý, chưa tận dụng mọi lợi thế so sánh của tỉnh Thái Nguyên. Hiệu quả sản xuất, năng xuất lao động gia tăng nhanh nhưng còn ở mức thấp và chênh lệch lớn giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế. Giá trị và tỷ trọng hàng hoá các ngành kinh tế có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, các ngành chế biến sâu có gia tăng nhưng còn ở mức thấp, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên.

Các vấn đề xã hội như: nghèo đói, chất lượng cuộc sống, việc làm, giáo dục và y tế được nâng cao nhưng vẫn còn tồn tại sự chênh lệch vùng, còn nhiều mặt chưa đảm bảo tính bền vững. Tăng trưởng kinh tế đặc biệt tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp nhanh chủ yếu các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên là nguyên nhân chính làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường tỉnh Thái Nguyên. Đầu tư khoa học - công nghệ, các chính sách, chế tài pháp luật và nguồn vốn cho xử lý môi trường tỉnh Thái Nguyên tăng trong những năm gần đây đã cải thiện chất lượng môi trường, tuy nhiên vấn đề môi trường cục bộ và các vấn đề môi trường cụ thể vẫn chưa đảm bảo tính bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

87

Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN

TẦM NHÌN 2020 3.1. Cơ sở định hƣớng

3.1.1. Bối cảnh quốc tế, thời cơ và thách thức đối với Việt Nam

Bối cảnh quốc tế trong thời gian tới có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Khả năng duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập trung sức vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế; đồng thời đòi hỏi phải đề cao cảnh giác, chủ động đối phó với những tình huống bất trắc, phức tạp có thể xảy ra. Một số xu thế tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta những năm tới là:

Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Trình độ làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển. Chu trình luân chuyển vốn, đổi mới công nghệ và sản phẩm ngày càng được rút ngắn; các điều kiện kinh doanh trên thị trường thế giới luôn thay đổi đòi hỏi các quốc gia cũng như doanh nghiệp phải rất nhanh nhạy nắm bắt, thích nghi. Các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình; đồng thời đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục.

Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hóa và bảo vệ môi trường,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

88

phòng chống tội phạm, thiên tai và các đại dịch,... Các công ty xuyên quốc gia

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 89 - 142)