Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 122 - 142)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ

Để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong những năm trước mắt, yêu cầu hàng đầu là phải tăng chất lượng nguồn nhân lực với các yêu cầu chủ yếu: tăng nhanh số lao động được đào tạo chuyên môn, nâng tay nghề và trình độ người lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Đào tạo nguồn lao động tại chỗ, có chính sách thu hút lực lượng tri

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

115

thức trẻ ở lại Thái Nguyên lập nghiệp và tham gia vào các ngành kinh tế. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cần có chiến lược dài hạn, đào tạo đội ngũ các nhà khoa học, công nhân có trình độ cao để có thể tự chủ với những dây truyền thiết bị hiện đại và cách thức quản lý kinh tế mới. Tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ và tạo việc làm đối với con em đồng bào các dân tộc thiểu số và các xã đặc biệt khó khăn. Mặc dù tỉnh Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo đại học, cao đẳng và công nhân nghề lớn của cả nước nhưng vấn đề khai thác và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh còn nhiều hạn chế, cần được chú trọng trong giai đoạn 2010 – 2020.

Tỉnh Thái Nguyên cần đầu tư và khai thác triệt để các đề tài nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất, tiếp tục tăng cường triển khai các chương trình khoa học công nghệ trong toàn tỉnh, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý Nhà nước. Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Phát triển khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ đối với từng ngành, từng thành phần kinh tế và từng vùng lãnh thổ. Đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm vùng phát triển có nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ tiên tiến.

3.4. Tiểu kết

Bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học có nhiều thành tựu mới, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Giai đoạn 2000 – 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Đối với tỉnh Thái Nguyên những khó khăn và thách thức, thời cơ và lợi thế để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

116

kinh tế đảm bảo sự bền vững phụ thuộc nhiều vào bối cảnh trong nước và quan điểm phát triển đất nước tầm nhìn năm 2020.

Mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của vùng Trung du và miền núi phía Bắc; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo tính bền vững tác giả đề cập một số các giải pháp. UBND Tỉnh Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp và xây dựng chương trình và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn, tuy nhiên cần nhấn mạnh mối liên hệ liên ngành và liên tỉnh để có giải pháp phù hợp trong từng thời kỳ. Các Sở ban ngành liên quan cụ thể hoá và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn và thực hiện pháp luật cho phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Tăng cường giáo dục truyền thông về phát triển bền vững thông qua các hội nghị, hội thảo, chương trình truyền thông về phát triển bền vững; phổ biến công nghệ, kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tỉnh Thái Nguyên cần mở rộng hợp tác liên tỉnh, liên vùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh, ổn định và bền vững. Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng tay nghề và trình độ người lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

117

KẾT LUẬN

1. Phát triển bền vững là mục tiêu và yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hoàn thiện hơn, phù hợp xu thế toàn cầu. Nhiệm vụ đặt ra là phải nghiên cứu những nội dung căn bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững và ứng dụng lý luận vào thực tiễn. Điều này càng có ý nghĩa đối với Việt Nam khi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng trở thành mục tiêu của các ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương đã có những dấu hiệu tiêu cực môi trường. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững đối với tỉnh Thái Nguyên để xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá sự bền vững chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một tỉnh, một địa phương cụ thể trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

2. Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế của tiểu vùng Đông Bắc và vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Thái Nguyên đã có những chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng chung và vận dụng phù hợp với điều kiện của một tỉnh trung du, miền núi đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá tất cả các bộ phận và thành phần của hệ thống kinh tế, chủ động hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó đã xuất hiện những xung đột giữa kinh tế, xã hội và môi trường, tiềm ẩn các nguy cơ, rào cản đối với sự phát triển và tăng trưởng bền vững của bản thân tỉnh Thái Nguyên.

3. Đánh giá sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn năm 2000 – 2009 nhằm khẳng định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cả hệ thống kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã có nhiều tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tuy nhiên các ngành kinh tế tài nguyên vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

118

thổ đã có sự đầu tư tập trung và trọng điểm nhưng chưa tạo được vùng động lực phát triển, chênh lệch lãnh thổ là vấn đề cần được giải quyết thoả đáng. Cơ cấu thành phần kinh tế đã chuyển dịch theo xu hướng chung của cả nước nhưng chưa khai thác triệt để mọi nguồn lực phát triển kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tỉnh Thái Nguyên thấp.

4. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững cần xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, điều chỉnh kinh tế vĩ mô, quy hoạch không gian lãnh thổ và phát huy mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo các vấn đề xã hội và môi trường. Hiện nay, việc đề xuất các giải pháp cụ thể về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên bảo đảm sự bền vững có ý nghĩa quan trọng, thực tiễn và cấp thiết; góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

119

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Xuân Cơ - Phạm Ngọc Hồ (2009), Đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), Lê Thu Hoa, Lê Hà Thanh (2006), Bài giảng phát triển bền vững, Dự án VIE/01/021 Bộ KH&ĐT, Khoa Kinh tế - Quản lý tài nguyên, Môi trường và Đô thị, Trường Đại học KTQD Hà Nội.

3. Cục Thống kê Thái Nguyên (2005), Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2004, Thái Nguyên.

4. Cục Thống kê Thái Nguyên (2006), Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2005, Thái Nguyên.

5. Cục Thống kê Thái Nguyên (2007), Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2006, Thái Nguyên.

6. Cục Thống kê Thái Nguyên (2008), Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2007, Thái Nguyên.

7. Cục Thống kê Thái Nguyên (2009), Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2008, Thái Nguyên.

8. Cục Thống kê Thái Nguyên (2010), Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2009, Thái Nguyên.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

10.Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ XVII, Thái Nguyên.

11.Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên (2010), Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ XVIII, Thái Nguyên.

12.Lê Thu Hoa (2003), Chính sách vùng trong chiến lược phát triển lãnh thổ: kinh nghiệm các nước và vấn đề của Việt Nam, Tạp chí hoạt động khoa học số 529, trang 50-52, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

120

13.Trịnh Trúc Lâm (1998), Địa lý tỉnh Thái Nguyên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

14.Lê Văn Khoa (chủ biên) (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

15.Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

16.Dương Quỳnh Phương (2007) Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất và rừng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ở tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

17.Sở Công thương Thái Nguyên (2008), Quy hoạch phát triển xuất nhập khẩu Thái Nguyên 2008 – 2010; định hướng đến 2015 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020, Thái Nguyên.

18.Lê Anh Sơn (2006), Bộ tiêu chí và cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản lao động - xã hội, Hà Nội.

19.Bùi Tất Thắng (chủ biên) (2004), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.

20.Tạ Đình Thi (2007), Bàn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 2/2-2007.

21.Tạ Đình Thi (2007), Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững ở một số nước trên thế giới, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 5/2007.

22.Tạ Đình Thi (2007), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

23.Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 về việc Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

121

24.Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 08 năm 2004 về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội.

25.Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2005 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Hà Nội

26.Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 04 năm 2006 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, Hà Nội.

27.Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2007 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Hà Nội.

28.Lê Thông (chủ biên) (2005), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

29.Lê Thông (2005), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam - Tập 2, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

30.Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2008), Địa lí kinh tế xã hội đại cương, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

31.Nguyễn Ngọc Tuấn, Trịnh Trúc Lâm (chủ biên) (2008), Địa chí Thái Nguyên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32.Tổng cục Thống kê (2005), Tài liệu kinh tế - xã hội 64 tỉnh và thành phố Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kế, Hà Nội.

33.Tổng cục Thống kê (2008), Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh & thành phố Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kế, Hà Nội.

34.Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2004), Quyết định số 88/QĐ-UB ngày 13 tháng 01 năm 2004 về việc phê duyệt phương án quy hoạch chung các khu công nghiệp nhỏ tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.

35.Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2009 về việc phê duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

122

phát triển bến xe khách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020, Thái Nguyên.

36.Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2008), Quyết định số 07/2008/QĐ- UBND ngày 27 tháng 02 năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.

37.Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo số 36/BC-UBND ngày 13 tháng 04 năm 2010 về đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chương trình, đề án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn 2006 - 2010, Thái Nguyên.

38. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Quyết định số 487/2009/QĐ-UBND

ngày 09 tháng 03 năm 2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bao gồm: Trung tâm phân phối, Trung tâm thương mại, Siêu thị và Chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2020. Thái Nguyên.

39.Ngô Doãn Vịnh (chủ biên) (2005), Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40.Các Website:

http://www.thainguyen.gov.vn (Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Thái Nguyên) http://www.baothainguyen.org.vn (Báo điện tử Thái Nguyên)

http://www.tnmtthainguyen.gov.vn (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên) http://thainguyen.edu.vn (Đại học Thái Nguyên)

http://congthuongthainguyen.gov.vn (Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên) http://www.gso.gov.vn (Tổng cục thống kê)

http://www.iesd.gov.vn (Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển) http://isponre.gov.vn (Viện chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

123

PHỤ LỤC

Bảng 2.9. Diện tích và Mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên phân theo huyện

Diện tích (Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2 ) Toàn tỉnh 3,526.17 1,127,430 320 TP Thái Nguyên 189.70 279,710 1,474 Thị xã Sông Công 83.64 50,000 598 Huyện Định Hoá 511.06 86,200 169 Huyện Võ Nhai 840.10 63,950 76 Huyện Phú Lương 369.33 105,250 285 Huyện Đồng Hỷ 457.75 112,970 247 Huyện Đại Từ 568.55 158,700 279 Huyện Phú Bình 249.36 133,500 535 Huyện Phổ Yên 256.68 137,150 534

Nguồn: Xử lý của tác giả từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2009

Bảng 2.10. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế phân theo cấp quản lý và thành phần kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 2003 - 2009 Năm Tổng số

Phân theo cấp quản

Phân theo thành phần kinh tế

Trung ương

Địa

phương Nhà nước Ngoài nhà nước

KV đầu tư nước ngoài 2004 594.829 36324 558505 69185 524864 780 2005 608.547 36370 572177 60773 546879 895 2006 621.965 35743 586222 59949 560958 1058 2007 633.681 30778 602903 65961 565673 2047

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 122 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)