Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 44 - 47)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Địa hình tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ bắc xuống nam. Diện tích đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. Núi của Thái Nguyên không cao, đều là phần phía nam của các dãy núi cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn. Địa hình cao hơn cả là dãy núi Tam Đảo, có đỉnh cao nhất 1590m; sườn đông dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận phía tây nam của tỉnh Thái Nguyên (gồm các xã phía tây huyện Đại Từ) có độ cao trên 1000m rồi giảm nhanh xuống thung lũng sông Công và vùng hồ Núi Cốc.

Thái Nguyên có 4 nhóm cảnh quan hình thái địa hình với các đặc trưng khác nhau đó là: Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng; cảnh quan hình thái gò đồi; cảnh quan hình thái địa hình núi thấp; cảnh quan địa hình nhân tác.

Địa hình tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng, đặc biệt là cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của tỉnh, làm cho mật độ dân cư có sự phân hoá giữa vùng núi với vùng đồng bằng, nông thôn và đô thị. Địa hình tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp, xây dựng các công trình công nghiệp và giao thông.

2.1.2.2. Khí hậu

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng V đến tháng X và mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 24,20

C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 - 1750 giờ, phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm.

Thái Nguyên là tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc. Mỗi lần gió mùa Đông Bắc tràn về, nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột và hay có giông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

đi kèm nhất là vào thời kì đầu (tháng IX - X) và cuối (tháng IV - V). Tuy nhiên do có hệ thống núi cánh cung Bắc Sơn và Ngân Sơn che chắn nên Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc và gây ra các kiểu thời tiết đặc biệt. Nhìn chung, điều kiện khí hậu của tỉnh Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, có giá trị đối với nông - lâm nghiệp. Tuy vậy, vào mùa mưa với lượng mưa tập trung lớn nên thường xảy ra lũ quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở số khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông Công.

2.1.2.3. Thuỷ văn

a. Mạng lưới sông ngòi

Tỉnh Thái Nguyên có 2 sông chính chảy qua đó là sông Cầu và sông Công. Ngoài ra còn có sông Rong bắt nguồn từ vùng núi huyện Võ Nhai đổ vào lưu vực sông Thương ở huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn.

b. Hồ đầm

Tỉnh Thái Nguyên có nhiều hồ nước, trong đó lớn nhất là Hồ Núi Cốc (do đập Núi Cốc ngăn dòng sông Công lại hình thành). Ngoài hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên còn có 850 ha hồ thuỷ lợi, 2400 ha ao hồ và đầm nhỏ, trong đó có một số hồ tương đối lớn như hồ Khe Lạnh (Phổ Yên), hồ Bảo Linh (Định Hoá), hồ Gềnh Chè (Sông Công),...

c. Nước ngầm

Nước ngầm ở Thái Nguyên có trữ lượng khá lớn, có độ khoáng khá cao: trên 10g/l. Hiện mới khai thác một phần nước ngầm ở tầng nông làm nước sinh hoạt và có một điểm khai thác nước khoáng thiên nhiên ở La Hiên (Võ Nhai).

2.1.2.4. Thổ nhưỡng

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 3.526,20 km2

bao gồm các loại đất: Đất núi chiếm 48,1% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hóa trên các đá macma, đá biến chất và đá trầm tích. Đất núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp nhưng cũng thích hợp để trồng các cây đặc sản, cây ăn quả.

Cơ cấu sử dụng đất của Thái Nguyên hiện nay: đồi chiếm 24,5%, đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên và đất chưa sử dụng hiện còn 9,92% diện tích tự nhiên, phần lớn trong số này có khả năng sử dụng cho lâm nghiệp.

Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên năm 2009

9.92 12.00

78.08

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Nguồn: Xử lý của tác giả từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2009 2.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Hiện có 34 loại hình khoáng sản, phân bố tập trung ở các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ. Khoáng sản ở Thái Nguyên chia thành 4 nhóm chính:

a. Nhóm nhiên liệu: Bao gồm than mỡ, than đá, phân bố tập trung ở Phú Lương, Đại Từ

b. Nhóm khoáng sản kim loại: Bao gồm kim loại đen như sắt, mangan, ti tan và kim loại mầu như chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vonfram, altimoan, vàng, thuỷ ngân,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

c. Nhóm khoáng sản phi kim loại: Có pyrit, barit, phôtphorit, graphit,… trong đó đáng chú ý nhất là phôtphorit với tổng trữ lượng đạt khoảng 60.000 tấn.

d. Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỉ m3

.

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong vùng và với cả nước như: sắt, than (đặc biệt là than mỡ). Điều này tạo nên lợi thế trong việc phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp luyện kim, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)