Bối cảnh quốc tế, thời cơ và thách thức đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 95 - 142)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Bối cảnh quốc tế, thời cơ và thách thức đối với Việt Nam

Bối cảnh quốc tế trong thời gian tới có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Khả năng duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập trung sức vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế; đồng thời đòi hỏi phải đề cao cảnh giác, chủ động đối phó với những tình huống bất trắc, phức tạp có thể xảy ra. Một số xu thế tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta những năm tới là:

Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Trình độ làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển. Chu trình luân chuyển vốn, đổi mới công nghệ và sản phẩm ngày càng được rút ngắn; các điều kiện kinh doanh trên thị trường thế giới luôn thay đổi đòi hỏi các quốc gia cũng như doanh nghiệp phải rất nhanh nhạy nắm bắt, thích nghi. Các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình; đồng thời đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục.

Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hóa và bảo vệ môi trường,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

88

phòng chống tội phạm, thiên tai và các đại dịch,... Các công ty xuyên quốc gia tiếp tục cấu trúc lại, hình thành những tập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế. Sự cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng tăng.

Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia. Đối với nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới được nâng lên một bước mới gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế.

Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động, trong đó Trung Quốc có vai trò ngày càng lớn. Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế, nhiều nước ASEAN và Đông Á đang khôi phục đà phát triển với khả năng cạnh tranh mới. Tình hình đó tạo thuận lợi cho chúng ta trong hợp tác phát triển kinh tế, đồng thời cũng gia tăng sức ép cạnh tranh cả trong và ngoài khu vực và quốc tế.

Bối cảnh quốc tế đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, thời cơ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và bền vững cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cũng là khó khăn và thách thức đối với các nước chậm phát triển yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và đảm bảo sự bền vững.

3.1.2. Bối cảnh trong nước, quan điểm và mục tiêu phát triển đất nước giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn năm 2020

Giai đoạn 2000 – 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả nước đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

89

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.200 USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững, thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia được kiểm soát trong giới hạn an toàn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện tốt hơn. Công cuộc xoá đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu nổi bật, chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần năm 1999 xuống còn 2 lần năm 2008. Trẻ em được quan tâm bảo vệ, chăm sóc; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn dưới 18%. Chỉ số phát triển con người (HDI) không ngừng tăng lên, năm 2008 là 0,733, thuộc nhóm nước trung bình cao trên thế giới. Mức hưởng thụ văn hoá, điều kiện tiếp cận thông tin của người dân được nâng lên rõ rệt. Hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng.

Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2020 được đại hội Đảng xác định: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.

Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn 2020. Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

90

sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết; phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Đối với nước ta, tình trạng ô nhiễm môi trường và những nguy cơ do biến đổi khí hậu và nước biển dâng là những thách thức to lớn. Vì vậy, phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường; chủ động đối phó với hiểm họa nước biển dâng; sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, phát triển kinh tế xanh là nội dung có tác động mạnh nhất đến phát triển bền vững, phải được thể hiện trong toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như trong từng lĩnh vực, ở từng địa phương.

3.1.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đến năm 2020

(i). Quan điểm phát triển

Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên được xác định: phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tỉnh Thái Nguyên thực hiện giảm dần khoảng cách giàu, nghèo giữa vùng nông thôn, vùng núi cao với vùng đô thị; tiếp tục thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

91

hiện xoá đói, giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư tập trung kiểu đô thị hiện đại, gắn với vành đai nông thôn phát triển theo hướng văn minh, bền vững và bảo tồn được các giá trị văn hoá làng, bản. Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng trên tất cả các vùng, khu vực trên địa bàn tỉnh; đồng thời củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn mục tiêu bền vững, tỉnh Thái Nguyên phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương; huy động tối đa và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực; mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với bên ngoài để phát triển, đặc biệt là các địa phương trong Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn 2020, Thái Nguyên cần tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, thu hẹp khoảng cách chênh lệch và tiến tới vượt mức bình quân chung của cả nước về thu nhập bình quân đầu người. Tỉnh Thái Nguyên trở thành và khẳng định vị trí, vai trò là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

(ii). Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát là xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hóa, giáo dục, y tế của vùng Trung du và miền núi phía Bắc; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

Bảng 3.1. Mục tiêu tăng trƣởng các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2020 (Đơn vị: %)

Giai đoạn 2000 - 2009 2010 - 2020

Toàn tỉnh 9,71 12,5

Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 4,43 5,5

Công nghiệp - xây dựng 12,78 14,5

Dịch vụ 10,63 13,5

Nguồn: Xử lý của tác giả từ tài liệu [27]

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2010 - 2020 đạt 12,5%/năm. Trong đó, tăng trưởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2010 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 5 - 5,5%/năm, công nghiệp - xây dựng đạt 13,5 - 14,5%/năm, dịch vụ đạt 12,5 - 13,5%/năm.

GDP bình quân đầu người đạt 1000 USD vào năm 2010, 1.300 - 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 15 - 16%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.550 tỷ đồng vào năm 2010, 4.000 - 4.100 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt trên 20%/năm.

Trước năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 95% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, 70% tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực nông thôn; kiên cố hóa toàn bộ trường, lớp học; mỗi huyện có ít nhất ba trường trung học phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

93

Ngành y tế bảo đảm đủ cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên, bác sĩ; ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở khám, chữa bệnh ở cả ba tuyến: tỉnh, huyện, xã; phấn đấu tăng tuổi thọ trung bình lên trên 75 tuổi vào năm 2020. Bảo đảm trên 90% số hộ gia đình được dùng nước sạch vào năm 2010 và nâng tỷ lệ này lên 100% vào trước năm 2020; tỷ lệ đô thị hoá đạt 45% vào năm 2020.

Tốc độ tăng dân số bình quân trong cả thời kỳ 2010 - 2020 đạt 0,9%/năm; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên đạt 0,8 - 0,82%/năm và tăng cơ học đạt 0,08 - 0,1%/năm. Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho 12.000 - 13.000 lao động trong thời kỳ 2011 - 2020; bảo đảm trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 - 40% vào năm 2010 và đạt 68 - 70% vào năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 15% vào năm 2010 và còn 2,5 - 3% vào năm 2020; chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản được thu hẹp; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng lên trên 0,7 vào năm 2010 và trên 0,8 vào năm 2020.

Nâng cao chất lượng rừng và tỷ lệ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2010; Bảo đảm môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn; Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 14 - 16%/năm và thời kỳ 2011 - 2020 đạt 16 - 18%/năm.

3.2. Định hƣớng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững tầm nhìn năm 2020 Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững tầm nhìn năm 2020

3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh cơ cấu kinh tế vĩ mô

Mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững là điểm quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Trong giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn năm 2020, tỉnh Thái Nguyên mục tiêu đạt mức tăng trưởng cao (trên 12%), tuy nhiên chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

94

lượng tăng trưởng cần đảm bảo tính vững chắc và ổn định tương đối, khắc phục được những ảnh hưởng bất lợi từ tình hình thế giới. Tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ định hướng đạt trên 13% trong cả giai đoạn cần chú trọng đến cơ cấu ngành và tăng trưởng của từng ngành công nghiệp và dịch vụ, đảm bảo sự phát triển và tăng tưởng các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao và các ngành công nghiệp chế biến sử dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường. Đối với nông nghiệp, tăng trưởng cần phát triển vốn rừng và

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 95 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)