Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 56 - 67)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành tính theo GDP của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tăng lên của khu vực phi nông nghiệp từ 63,85% năm 2000 lên 77,49% năm 2009 (tăng 13,64%); giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 36,15 (năm 2000) xuống còn 22.51% (năm 2009). Trong đó tăng nhanh và chủ yếu là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống.

Đối với khu vực sản xuất vật chất và phi vật chất có chuyển đổi tỷ trọng, tuy nhiên không nhiều và chưa ổn định. Trong cả giai đoạn 2000 – 2009, khu vực sản xuất vật chất giảm 2,42% và khu vực phi vật chất tăng tương ứng. Tuy nhiên, trong khu vực sản xuất vật chất đã có sự chuyển dịch tỷ trọng GDP mạnh từ nông nghiệp sang công nghiệp và sự chuyển dịch, đổi mới trong từng ngành khá rõ nét, các sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật, chất xám tương đối khá đã được hình thành và tăng lên qua các năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

49

Bảng: 2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2009

Nguồn: Xử lý của tác giả từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 - 2009

CHỈ TIÊU Đơn vị 2000 2002 2004 2006 2008 2009 GDP giá thực tế Tỷ đồng 3016,79 4003,97 5480,79 8022,08 13509,50 16405,40 Nông nghiệp Tỷ đồng 1016,15 1140,25 1472,49 1983,02 3218,30 3683,90 Công nghiệp Tỷ đồng 916,27 1413,55 2109,94 3109,02 5384,70 6663,60 Dịch vụ Tỷ đồng 1084,37 1450,17 1898,37 2930,04 4906,50 6057,90 GDP giá so sánh (cố định 1994) Tỷ đồng 2436,61 2913,28 3449,95 4193,46 5258,80 5737,20 Nông nghiệp Tỷ đồng 880,86 960,11 1049,35 1146,19 1252,80 1291,30 Công nghiệp Tỷ đồng 793,11 1020,52 1289,94 1632,17 2248,10 2511,10 Dịch vụ Tỷ đồng 762,64 932,65 1110,67 1415,10 1757,90 1934,80

Cơ cấu GDP chia theo 3 KV % 100 100 100 100 100 100

Nông nghiệp % 36,15 32,96 30,42 27,33 23,82 22,51

Công nghiệp % 32,55 35,03 37,39 38,92 42,75 43,77

Dịch vụ % 31,30 32,01 32,19 33,75 33,43 33,72

Cơ cấu GDP chia sxvc - phi sxvc % 100 100 100 100 100 100

Sản xuất vật chất % 68,70 67,99 67,81 66,25 66,57 66,28

Dịch vụ % 31,30 32,01 32,19 33,75 33,43 33,72

Cơ cấu GDP theo NN - phi NN % 100 100 100 100 100 100

Nông nghiệp % 36,15 32,96 30,42 27,33 23,82 22,51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50

Khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, sự chuyển dịch trong nội bộ ngành cũng có nhiều điểm tích cực. Khu vực dịch vụ tốc độ tăng trưởng khá cao trên 10,64%, tuy nhiên tỷ trọng trong cơ cấu GDP theo ngành chưa có chuyển biến rõ nét. Khu vực nông – lâm nghiệp và thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất và giảm nhanh tỷ trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2009.

Hình 2.3. Chuyển dịch cơ cấu giá trị tổng sản phẩm theo ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên (2000 – 2009) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2002 2004 2006 2008 2009 Năm %

Nguồn: Xử lý của tác giả từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên từ 2005 - 2009

Trong cơ cấu GDP chia theo 3 khu vực kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Thái Nguyên. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm dần nhưng còn chậm, tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng tăng dần nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng, tuy nhiên không ổn định và chưa bảo đảm tính vững chắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

51

2.2.2.1. Ngành công nghiệp

Giai đoạn 2000 – 2009, Sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 12,79% cao gấp 1,76 lần mức bình quân của cả nước. Năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 10.054,9 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994) cao gấp 2 lần năm 2005 và chiếm 31,47% giá trị sản xuất công nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp đã có bước chuyển biến tích cực. Công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị sản xuất (theo giá thực tế) lớn nhất, tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2000 là 86,8% tăng lên 88,6% năm 2006 và đạt mức 90,0% năm 2009. Như vây, giá trị ngành công nghiệp chế biến của tỉnh Thái Nguyên luôn chiếm tỷ trọng cao và trên 85%, thể hiện ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao và ít tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Trong đó các ngành phát triển và có giá trị sản xuất lớn như: công nghiệp chế biến lương thực, đồ uống; công nghiệp sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy; công nghiệp hoá chất và sản phẩm hoá chất; sản xuất kim loại.

Công nghiệp khai khoáng của Thái Nguyên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp, năm 2000 là 4,02% giảm xuống còn 2,84% năm 2009. Điều này thể hiện mặc dù Thái Nguyên có nhiều tài nguyên khoáng sản nhưng ngành công nghiệp khai khoáng không phải ngành công nghiệp trọng yếu và đang giảm tỷ trọng. Do đó đã hạn chế những tác động trực tiếp gây cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường của tỉnh Thái Nguyên. Xu hướng tích cực là giảm các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.

Ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện khí đốt nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí có giá trị sản xuất thực tế tăng, tuy nhiên cơ cấu giá trị trong ngành công nghiệp giảm năm 2000 là 8,71% giảm xuống còn 6,72%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

52

năm 2009. Ngành công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 1% giá trị ngành công nghiệp nhưng có vai trò rất quan trọng đối với môi trường sinh thái và chất lượng cuộc sống cũng như góp phần bảo đảm chất lượng phát triển và tăng trưởng kinh tế.

Cơ sở công nghiệp cũng tăng nhanh năm 2002 là 157 cơ sở sản xuất công nghiệp tăng lên 490 cơ sở năm 2009. Trong đó số cơ sở công nghiệp ngành khai thác tăng nhanh nhất khoảng 44,15%/năm, năm 2002 là 11 cơ sở tăng lên 45 sơ sở năm 2009. Ngành công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng từ 3 cơ sở (năm 2002) lên 7 cơ sở (năm 2009). Điều này thể hiện còn thiếu các cơ sở công nghiệp và một số bất ổn về vấn đề xử lý rác thải, ô nhiễm môi trường và cung cấp nước sạch sinh hoạt trong toàn tỉnh.

Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề năm 2009 đạt 1.082 tỷ đồng, dự kiến năm 2010 đạt 1.300 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân: 36,8%/năm, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo thêm việc làm góp phần nâng cao đời sống của người lao động ở nông thôn và góp phần giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội. Số lao động làm việc trong khu vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề hiện nay khoảng 67.000 người. Tuy nhiên, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của tỉnh do xuất phát điểm thấp, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh trên thị trường thấp, vốn đầu tư cho sản xuất còn nhỏ bé, thiếu chuyên gia kỹ thuật và nghệ nhân, thợ giỏi, năng lực quản lý còn hạn chế, thu nhập của người lao động chưa cao.

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng có chuyển biến theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Năm 2000 là 207,40 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994) chiếm 8,94%. Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh tăng lên 3701,30 tỷ đồng chiếm 36,81% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

53

Nguyên. Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do trung ương và địa phương quản lý giảm nhanh do các cơ sở sản xuất thực hiện cổ phần hoá và phân bố, sắp xếp lại sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong cả giai đoạn 2000 – 2009 tăng 1,56 lần, tuy nhiên không ổn định và chưa đảm bảo tính bền vững. Nguyên nhân là do môi trường đầu tư và thị trường hàng hoá tỉnh Thái Nguyên chưa có sức hút lớn, một số chính sách ưu tiên và thu hút đầu tư nước ngoài chưa được chú trọng đúng mức nên đã không thu hút các đối tác lớn đến với tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo giá so sánh 1994 phân theo huyện/thành phố (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tốc độ TT (2005 - 2009) (%) Toàn tỉnh 5.175,6 5.850,0 7.340,7 8.749,7 10.054,9 23,6 TP Thái Nguyên 3.801,8 4.132,4 5.204,4 6.030,4 6.691,3 19,0 TX Sông Công 460,3 607,6 796,4 1.030,0 1.098,9 34,7 Huyện Võ Nhai 185,7 257,7 314,1 352,3 435,0 33,6 Định Hoá 9,2 12,7 20,2 32,4 23,9 39,6 Đại Từ 163,1 177,2 174,9 179,0 199,8 5,6 Phú Lương 97,6 135,2 176,3 191,2 217,7 30,7 Đồng Hỷ 149,2 172,1 197,0 103,5 96,9 -8,8 Phổ Yên 292,7 338,1 437,1 810,7 1.270,3 83,5 Phú Bình 16,0 17,0 20,3 20,2 21,1 8,0

Nguồn: Xử lý của tác giả từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên từ 2005 - 2009

Các địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp lớn là TP Thái Nguyên (6.691,3 tỷ đồng), TX Sông Công (1.098,9 tỷ đồng), Phổ Yên (1.270,3 tỷ đồng). Huyện Phổ Yên có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nhất trong tỉnh đạt 83,5%/năm; các địa phương khác có tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2005 – 2009 đạt mức cao là huyện Võ Nhai (33,6%), Định Hoá (39,6%), Phú Lương (30,7%), TX Sông Công (34,7%), TP Thái Nguyên (19,0%); riêng có huyện Đồng Hỷ tốc độ tăng trưởng ở mức âm (-) là (-8,8%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

54

2.2.2.2. Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh Thái Nguyên tăng trung bình 4,43%/năm. Năm 2000, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chung đạt 1526,55 tỷ đồng (theo giá thực tế) đến năm 2009 tăng gấp 4,15 lần, đạt 6347,91 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng nhanh nhất từ 1445,12 tỷ đồng lên 6086,54 tỷ đồng (2000 – 2009); giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2009 tăng 2,48 lần so với năm 2000; giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2000 là 30,80 tỷ đồng tăng lên 135,57 tỷ đồng năm 2009.

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2009 (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm Tổng số Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản

2000 1526,55 1445,12 50,63 30,80 2005 2873,19 2745,89 67,54 59,76 2006 3364,17 3219,25 73,52 71,40 2007 4129,05 3959,13 88,30 81,62 2008 5778,05 5543,64 116,33 118,08 2009 6347,91 6086,54 125,80 135,57

Cơ cấu giá trị nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (Đơn vị: %)

Năm Tổng số Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản

2000 100 94,67 3,31 2,02 2005 100 95,57 2,35 2,08 2006 100 95,69 2,19 2,12 2007 100 95,88 2,14 1,98 2008 100 95,94 2,02 2,04 2009 100 95,88 1,98 2,14

Nguồn: Xử lý của tác giả từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên từ 2005 - 2009

Cơ cấu giá trị nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2009 đã có sự chuyển dịch, tuy nhiên chưa rõ nét và ổn định do chịu nhiều tác động của yếu tố thị trường và dịch bệnh bùng phát trong những năm gần đây. Nhìn chung, trong cơ cấu giá trị ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ngành nông nghiệp giữ vị trí chủ yếu luôn chiếm trên 90% giá trị sản xuất. Điều này được lý giải do trong những năm vừa qua tỉnh Thái Nguyên đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

55

chú trọng đầu tư vào một số mặt hàng chủ yếu (cây trồng, vật nuôi) tạo năng xuất và sản lượng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trên thị trường trong và ngoài tỉnh như: chè Tân Cương, gạo Bao Thai - Định Hoá,…

Ngành lâm nghiệp có tỷ trọng giảm trong cơ cấu giá trị nông, lâm nghiệp và thuỷ sản mặc dù giá trị thực tế vẫn tăng 2,48 lần, điều này thể hiện ngành lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chưa phát huy hết lợi thế và tiềm năng của tỉnh, chưa khai thác được diện tích đồi núi trọc và các rừng thứ sinh, mặt khác công tác bảo vệ và chăm sóc rừng còn một số hạn chế. Ngành thuỷ sản đã có bước tăng trưởng khá và tuy nhiên cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chung.

Trong nông nghiệp, giá ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp đều có mức tăng trưởng cao. Ngành trồng trọt năm 2000 giá trị sản xuất đạt 945,82 tỷ đồng, tăng lên 3694,24 tỷ đồng năm 2009 và luôn chiếm trên 60% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Xu hướng chuyển dịch của ngành trồng trọt giai đoạn 2000 – 2009 của tỉnh Thái Nguyên đang giảm dần từ 65,45% (2000) xuống còn 60,70% (2009). Trong đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm cây trồng năm 2009 như sau: nhóm cây lương thực chiếm 53,29%; cây rau đậu chiếm 13,36%; cây công nghiệp hàng năm chiếm 3,94%; cây công nghiệp lâu năm chiếm 14,92% và cây ăn quả chiếm 7,65%.

Ngành chăn nuôi tăng khá cao về giá trị sản xuất năm 2009 đạt 1922,92 tỷ đồng tăng gấp 4,29 lần năm 2000. Tuy nhiên đã có giá trị sản xuất tăng khá cao nhưng do một số nguyên nhân về dịch bệnh, thị trường nên tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp chưa được cải thiện ở mức khoảng 30%. Các dịch vụ nông nghiệp lại có bước chuyển biến tích cực. Năm 2000 chiếm 3,55% đến năm 2009 tăng lên 7,71%. Một số dịch vụ cho nông nghiệp như hoạt động cung ứng vật tư, phân bón và giống cây trồng, vật nôi đặt biệt được chú trọng phát triển hầu khắp các địa phương trong toàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

56

Trong lâm nghiệp, giá trị sản xuất ngành trồng rừng và chăm sóc rừng tăng khá cao, năm 2000 là 5,82 tỷ đồng (theo giá thực tế) đến năm 2009 là 19,10 tỷ đồng. Ngành khai thác lâm có mức tăng trưởng khá, năm 2000 là 41,52 tỷ đồng (theo giá thực tế) tăng lên 98,20 tỷ đồng năm 2009. Các ngành dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác cũng bước phát triển, năm 2000 là 3,29 tỷ đồng (theo giá thực tế) tăng lên 8,50 tỷ đồng năm 2009. Xét về cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, ngành khai thác lâm sản luôn chiếm vị trí cao trên 78,06% hiện đang có xu hướng giảm dần; ngành trồng rừng chiếm 14,43% với xu hướng tăng dần và các ngành dịch vụ lâm nghiệp khác chiếm 6,76% năm 2009.

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản của tỉnh Thái Nguyên cơ bản do hoạt động nuôi trồng chiếm trên 90%, các ngành dịch vụ thuỷ sản cũng tăng đáng kể, từ năm 2000 là 1,89% tăng lên 5,71% năm 2009. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản năm 2009 là 4813 ha tăng 2,11 lần so với năm 2000. Sản lượng thuỷ sản chủ yếu là cá nuôi và khai thác nội địa.

Bảng 2.5. Giá trị sản xuất nông nghiệp và số trang trại của tỉnh Thái Nguyên phân theo huyện

Giá trị sản xuất nông nghiệp

(tỷ đồng) Số trang trại Toàn tỉnh 2320,37 702 Thành phố Thái Nguyên 221,60 196 Thị xã Sông Công 94,33 25 Huyện Định Hoá 206,00 51 Huyện Võ Nhai 173,14 36 Huyện Phú Lương 247,17 43 Huyện Đồng Hỷ 288,89 88 Huyện Đại Từ 384,14 56 Huyện Phú Bình 376,85 129 Huyện Phổ Yên 328,25 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

57

Giá trị sản xuất nông nghiệp các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đại Từ đạt mức trên 300 tỷ đồng (năm 2009). Huyện Võ Nhai và Định Hoá tuy có diện tích đất tự nhiên lớn nhưng do điều kiện canh tác khó khăn, nhiều địa hình dốc,

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh thái nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)