GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại QUỸ tín DỤNG NHÂN dân cơ sở QUẢNG PHÚ (Trang 65 - 78)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

3.2.1 Giải pháp tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động cho vay.

Mục tiêu của QTD là đi vay để cho vay, do đó Ban Giám Đốc chú trọng đến huy động vốn trong dân cư bởi vì cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh dần dần được nâng cao hơn, thu nhập cũng được cải thiện đáng kể và người dân có xu hướng gửi tiền vào Quỹ tín dụng nhiều hơn. Vì vậy mà

Quỹ tín dụng đã đề ra các biện pháp để tiếp cận nguồn vốn:

 Đối với nguồn vốn huy đông tiết kiệm:

QTDND cơ sở có lợi thế gần dân, sát dân, cán bộ là con em của dân, rất có lợi thế huy động, nhất là các món nhỏ. Nhưng điều bất lợi là có những người gửi tiền, nhất là những món gửi lớn, họ muốn bí mật hoàn toàn khong muốn ai biết, nhưng đến với QTDND cơ sở thì lại gặp những người thân quen, mặc dù các QTDND cơ sở hoàn toàn giữ bí mật số dư, nhưng tâm lý người gửi vẫn không muốn vì vậy cán bộ tại quỹ có thể liên hệ với khách hàng sắp xếp thời gian, địa điểm làm thủ tục để đảm bảo bí mật cho khách hàng.

 Đối với nguồn vốn vay:

QTDND có thể vay vốn của QTDND Trung ương, cũng như nguồn vốn dự án ở khu vực nông nghiệp, nông thôn có nhiều lợi thế được hưởng các dự án đầu tư của nước ngoài, các dự án của tổ chức phi chính phủ.

 Đối với nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng

Để tiếp cận được nguồn vốn này có hiệu quả QTDND Quảng Phú cần có các chính sách tiếp cận hợp lý như:

 Đa dạng hóa thời hạn gửi tiền cũng như lãi suất huy động để khách hàng có thể có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình

 Chú trọng đúng mức đến công tác quảng cáo, quảng bá thương hiệu Quỹ tín dụng Mỹ Hòa: cho tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách ưu đãi lãi suất và khuyến mãi của QTD.

 Từng cán bộ công nhân viên qua mối quan hệ thân nhân, bạn bè, gia đình của mình có nguồn vốn nhàn rỗi để tạo cơ hội tiếp cận huy động vốn

 Hàng tháng, hàng quý, QTDND có thể đặt chỉ tiêu khoán số tiền huy động vốn cụ thể từ Ban lãnh đạo và đến từng Cán bộ công nhân viên để thực hiện trong tháng, trong quý đó.

3.2.2. Xây dựng quy trình quản lý hoạt động cho vay hiệu quả, khoa học

QTDND cần phải xây dựng một thủ tục cho vay hợp lý, và khoa học hơn đảm bảo một số tiêu chuẩn như: cắt giảm các thủ tục rườm rà, không cần thiết, CBTD cần hướng dẫn khách hàng đầy đủ các loại hồ sơ cần thiết, luôn tạo cho khách hàng sự thuận tiện thoái mái…QTDND cũng cần xác định mức cho vay tối đa đối với từng

khản vay ,từng ngành nghề kinh tế. Đồng thời xác định rõ thời điểm trả nợ vay đối với từng đối tượng khách hàng vay vốn cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng,phù hợp với nguồn thu của khách hàng.

QTDND cần xây dựng quy trình quản lý nợ vay chặt chẽ để chủ động trong việc theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và lường trước các biến động từ phía khách hàng. Qua đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh rủi ro có thể xảy ra.

Các biện pháp như: kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra việc đánh giá tài sản thế chấp theo giá trị và hiện trạng của tài sản,xu hướng biến động của thị trường có ảnh hưởng đến khách hàng, kiểm tra qua các thông tin được thu thập từ các nguồn khác.

Thiết lập một hệ thống kiểm soát tín dụng hiệu quả là một phần thiết yếu của việc giảm nguy cơ xấu cho QTDND Quảng Phú.

Mục đích chính của việc thiết lập hệ thống là đảm bảo cho QTDND nhận được thanh toán của khách hàng một cách kịp thời và giữ khách hàng mình

Trước hết QTDND Quảng Phú có thể là bổ nhiệm một vài thành viên chịu trách nhiệm về kiểm soát hoạt động cho vay tại quỹ. Điều này đảm bảo rằng vấn đề xử lý các sự cố xảy ra trong hoạt động hco vay được kịp thời và hiệu quả

3.2.3. Thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng

Trong quá trình cho vay thì công tác thẩm định khách hàng vay là một việc vô cùng quan trọng, điều này có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động cho vay. Chị Lâm Thị Hiền, cán bộ tại quỹ cho biết “ Tại quỹ, thủ tục, quá trình vay vốn của khách hàng đơn giản hơn so với NHTM nên việc thẩm định khách hàng một cách chặt chẽ và chính xác trở nên khó khăn hơn, vì vậy nên dễ gặp phải rủi ro”, vì vây QTDND Quảng Phú nên thường xuyên nắm bắt các thông tin chính xác cập nhật về thành viên vay vốn của quỹ, thông qua các kênh thông tin từ thôn trưởng, các thành viên khác để nắm bắt và xử lý kịp thời, cùng với đó cần:

 Thực hiện thẩm định về năng lực tài chính, phương án kinh doanh của thành viên và tính khả thi của phương án.

 Thẩm định tư cách thành viên, tức là uy tín của thành viên đối với quỹ TDND Quảng Phú. Đây cũng là khâu rất quan trọng đối với cho vay tại quỹ TDND.

3.2.4. Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Con người luôn là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động kinh tế xã hội và trong hoạt động cho vay của QTDND cũng vậy. Doanh số cho vay cao hay thấp, chất lượng tín dụng tốt hay kém, có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ cán bộ tín dụng của QTDND. Các bộ tín dụng phải là người am hiểu về khách hàng, về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng đó để có thể đưa ra những nhận xét xác đáng về năng lực cũng như tiềm trả nợ trong tương lai. Cán bộ tín dụng cũng chính là bộ mặt của QTDND, đại diện cho QTDND trong các giao dịch với khách hàng nên họ phải là người nhanh nhẹn, hoạt bát, ân cần, chu đáo, tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Vì vậy, công tác cán bộ cần phải được quan tâm đặc biệt để đảm bảo rằng họ có đủ năng lực cũng như phẩm chất để đảm đương và hoàn thành tốt nhất công việc được giao. QTDND cần chú ý một số điểm chính sau:

Thứ nhất, hoàn thiện khâu tuyển dụng nhân viên mới: Quy trình tuyển dụng nhân viên mới cần được thiết kế để có thể chọn lọc những ứng viên phù hợp nhất cho công việc. Cũng nên dành ưu tiên cho các sinh viên mới ra trường vì đây là đội ngũ lao động rất trẻ, năng động và đầy nhiệt huyết sẽ góp phần tạo nên bước phát triển vững mạnh QTDND trong tương lai.

Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo chuyên môn. Đối với nhân viên mới, cần bố trí khóa đào tạo ngắn hạn cho họ để giúp họ thành thạo nghiệp vụ trước khi bắt tay chính thức vào làm việc. Cũng cần thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo bổ sung cho nhân viên đang làm việc để cập nhật kiến thức thị trường, pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức những buổi trao đổi về kinh nghiệm, chuyên môn giữa các nhân viên để họ có thể học hỏi lẫn nhau trong quá trình từ tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cho đến giải ngân, thu nợ.

Thứ ba, nâng cao kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân viên: Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ,các kỹ năng mềm cũng rất quan trọng trong kinh doanh hiện đại ngày nay. Nhân viên tại QTDND cần được đào tạo thêm các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm…thông qua việc tổ chức các khóa học kỹ năng mềm thường xuyên do các cá nhân, tổ chức có uy tín trong lĩnh vực này giảng dạy. QTDND cũng có thể tổ chức các sự kiện, chương trình ngoại khóa để tăng thêm sự gắn bó giữa các nhân viên với nhau và làm cho quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên

gần gũi hơn. Nếu nhân viên có được một môi trường làm việc tốt thì hiệu quả làm việc sẽ cao hơn.

Thứ tư cần khuyến khích tính chủ động của cán bộ tín dụng trong các hoạt động như: tích cực tìm kiếm các dự án khả thi tìm hiểu nắm bắt tâm lý yêu cầu của khách hàng và có biện pháp thu hút họ, mỗi cán bộ nếu hiểu được điều này chắc chắn tình hình huy động vốn của chi nhánh sẽ rất khả quan

Thứ năm thực hiện chế độ thưởng phạt phân minh cần thiết có chế độ đãi ngộ, lương thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau. Cán bộ cố tình vi phạm quy định hoặc có hành vi vi phạm quy định hoặc có hành vi lừa đảo phải cương quyết xử lý. Như vậy sẽ kích thích được cán bộ tín dụng phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao

Nâng cao khả năng phân tích ,thẩm định khách hàng, đảm bảo đánh giá chính xác ,đầy đủ tính khả thi và hệu quả của phương án dự án vay vốn.ngoài nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, CBTD cần bổ sung thêm kiến thức về các lĩnh vực, các ngành nghề kahcs để phục vụ tố hơn cho công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay.

3.2.5. Vận dụng hiệu quả mô hình 6C để hạn chế rủi ro.

QTDND có thể vận dụng mô hình 6C trong tín dụng như một tiêu chuẩn định tính để phân tích khách hàng nhằm hạn chế những rủi ro có thể ảy ra đối với các khoản vay. Mô hình 6C tương đối đươn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc qua nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng khách hàng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không

 Mô hình 6C trong tín dụng bao gồm:

Character (Tư cách người vay)

Capacity (Năng lực của người vay)

Cashflow (Thu nhập của người vay ) Collateral (Bảo đảm tiền vay)

Conditions ( Các điều kiện)

Control ( kiểm soát)

dụng được kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của các cán bộ tín dụng, các chuyên gia tài chính để phân tích các chỉ tiêu tài chính. Việc phân tích dựa trên công nghệ giản đơn, hệ thống lưu trữ thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ sẵn có, sử dụng các yếu tố không mang tính lượng hoá. Đây là mô hình tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD. Bên cạnh đó các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa vào đánh giá theo ý chủ quan của CBTD.

 Character ( tư cách người vay)

Khi đánh giá theo tiêu chí này cán bộ tín udngj cần chú trọng những điểm sau đây:

• Quan hệ vay trả đã qua

• Kinh nghiệm của các QTDND khác đối với khách hàng này • Mục đích khoản vay

• Khả năng phân tích, dự báo về hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp • Phân loại tín dụng, mức độ tín chấp của khoản vay

• Có người bảo lãnh cho khoản vay hay không

Đây là một đánh giá chủ quan về lịch sử cá nhân của khách hàng. QTDND cần tập trung vào các đặc điểm cơ bản như lịch sử tín dụng cá nhân, giáo dục, và kinh nghiệm làm việc là những yếu tố để phân tích tín dụng. Các TCTD muốn cho vay với những người trung thực, đạo đức có thiện chí (Sự khác biệt giữa khả năng để trả nợ vay và Sẵn sàng trả một khoản vay) .Các kiến thức, kỹ năng và khả năng của các CBTD là những thành phần quan trọng của yếu tố tín dụng này.

Để thực hiện tốt việc phân tích này QTDND nên thực hiện việc lưu trũ hồ sơ khách hàng vay, nắm bắt lịch sử thanh toán của khách hàng, đặc biệt những khách hàng đã từng chậm trả nợ để có những biện pháp đề phòng như giảm mức cho vay đối với khách hàng.

Capacity ( năng lực khách hàng)

Với chỉ tiêu này CBTD cần quan tâm tới các tiêu chí sau:

 Năng lực hành vi dân sự của khách hàng

 Những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng là doanh nghiệp

 Năng lực tài chính của khách hàng

Đây là một đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng. Các TCTD cần phải biết làm thế nào khách hàng có thể trả các khoản tiền vay trước khi phê duyệt cho vay của bạnhồ sơ xin vay.

Cashflow( thu nhập của người vay)

Yếu tố này đề cập tới nguồn thu nhập bổ sung có thể được sử dụng để trả nợ vay. Đây có thể bao gồm tài sản cá nhân, tiết kiệm hoặc tài khoản thanh toán, và các nguồn lực khác có thể được sử dụng. CBTD có thể căn cứ vào yếu tố này để đánh giá xem khách hàng có tiềm năng trả nợ hay không, sau khi cho vay CBTD nên có biên pháp tìm hiểu kiểm tra đột xuất diễn biến thu nhập của khách hàng vay để tránh rủi ro.

 Collateral ( tài sản đảm bảo)

Với tiêu chí này QTDND cần tập trung vào những yếu tố sau: • Có các tài sản gì?

• Khả năng mất giá của tài sản • Giá trị tài sản

• Mức độ chuyên biệt của tài sản

• Tình trạng đã bị cầm cố, thế chấp của tài sản, các hạn chế khác • Đã được dùng để bảo lãnh cho người khác

Tài sản đảm bảo của khách hàng tại QTDND nhân dân Quảng Phú là sổ tiết kiệm quỹ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…sổ tiết kiệm, sổ tiền gửi là tài sản thế chấp có tính an toàn cao, QTDND dễ kiếm soát, đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cán bộ tín dụng trước khi cho vay nên kiểm tra chi tiết tránh rủi ro sau này.

Conditions (điều kiện)

Điều kiện đơn giản là viết tắt cho cách khách hàng sẽ sử dụng số tiền vay được. số tiền khách hàng muốn vay? Khách hàng sẽ làm gì với nó? Làm thế nào để trả lại tiền? Và, nếu nguồn trả nợ chính của khách hàng không thành công, thì khoản vay được giải quyết như thế nào

Đối với khách hàng sản xuất kinh doanh thì CBTD cần xem xét:

• Địa vị cạnh tranh hiện tại của khách hàng trong ngành công nghiệp và thị phần dự kiến

ngành

• Thị trường lao động trong ngành hay trong khu vực thị trường mà khách hàng đang hoạt động

• Tương lai của ngành

• Các yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của khách hàng.

Đây là một đánh giá tổng thể tình hình kinh tế nói chung và mục đích của khoản vay. Điều kiện kinh tế của khách hàng kinh tế địa phương có ảnh hưởng rất nhiều vào quyết định phê duyệt một khoản vay. Hộ sản xuất kinh doanh có sự phát triển mạnh trong một thời gian tăng trưởng kinh tế, có nhiều cơ hội để vay vốn hơn. Mục đích của khoản vay là một yếu tố quan trọng.Nếu một khách hàng có kế hoạch đầu tư , sử dụng vốn vay hiệu quả sẽ có nhiều cơ hội được chấp thuận hơn.

Control (điều khiển)

• Các luật, qui định, qui chế hiện hành liên quan đến khoản vay đang được xem xét

• Đủ hồ sơ giấy tờ phục vụ cho công việc kiểm soát

• Hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ và phải được ký bởi các bên • Mức độ phù hợp của khoản vay đối với qui chế, qui định của QTDND cũng như quy định của pháp luật.

Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng khách hàng đáp ứng các yêu cầu của QTDND.

3.2.6 Giải pháp thu nợ

Thu nợ là một việc khó khăn và đôi khi gây ra tổn thất nhiều chi phí cho

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại QUỸ tín DỤNG NHÂN dân cơ sở QUẢNG PHÚ (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w