CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại QUỸ tín DỤNG NHÂN dân cơ sở QUẢNG PHÚ (Trang 30 - 78)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

1.3.1. Chỉ tiêu định tính

 Mức độ thỏa mãn của khách hàng: trước hết QTDND cần quan tâm đến sự đánh giá của khách hàng ngay từ khi đến vay vốn của quỹ. Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, qua đó khách hàng sẽ đánh gí thái độ phục phụ của CBTD, để có cái nhìn trước nhất về QTDND. Sau đó là quy trình vay vốn, thủ tục vay vốn, điều kiện cho vay có phức tạp hay hông, lãi suất có được ưu đãi hay ưu đãi bao nhiêu, thời gian đươc nhận vốn vay. Nếu thủ tục đơn giản, thời gian làm thủ tục nhanh chóng, tiện lợi sẽ đáp ứng được mong muốn của khách hàng.

 Sự tuân thủ các văn bản pháp luật về hoạt động cho vay của QTDND:

Các QTDND khi tiến hành, thực hiện hoạt động cho vay của mình đều phải tuân thủ theo luật các tổ chức tín dụng, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, chế độ thể lệ tín dụng.

1.3.2. Chỉ tiêu định lượng

1.3.2.1 Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trướcDư nợ năm trước *100%

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cho vay của QTDND. chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động cho vay và tìm kiếm khách hàng càng cao và ngược lại

1.3.2.2 Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ/ tổng nguồn vốn.

Chỉ tiêu × 100% dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn cho hoạt động cho vay của QTDND. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của QTDND, số vốn được sử dụng cho hoạt động cho vay càng cao, ngược lại chứng tỏ QTDND đang trong tình trạng ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

1.3.2.3 Tỷ lệ dư nợ / vốn huy động.

Chỉ tiêu này phản ánh việc QTDND cho vay được bao nhiêu so với vốn huy động được, chỉ tiêu này nói lên hiệu quả sử dụng vố huy động của QTDND, thể hiện

việc QTDND đã chủ động trong việc tích cực cho vay từ nguồn vốn huy động hay chưa. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì vốn huy động tham gia vào hoạt động cho vay ít, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ QTDND còn vốn huy động dư thừa, gây lãng phí.

1.3.2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá

hạn (%) = Nợ quá hạn *100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình trạng nợ quá hạn tại QTDND, đồng thời phản ánh khả năng quản lý các khoản vay của QTDND, đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay cũng như rủi ro hoạt động cho vay tại QTDND, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện hiệu quả hoạt động cho vay thấp và ngược lại.

1.3.2.5 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại QTDND, tỷ lệ này càng cao thể hiện hiệu quả hoạt động cho vay thấp.

1.4. RỦI RO CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY1.4.1. Khái niệm 1.4.1. Khái niệm

Hoạt động cho vay thiết lập mối quan hệ giữa 2 chủ thể là QTDND và khách hàng, khi mối quan hệ này không được thực hiện đúng theo hợp đồng thì rủi ro xuất hiện.

Đối với quỹ TD, rủi ro trong hoạt động cho vay là khả năng xảy ra những tổn thất mà QTDND phải chịu do khách hàng không thực hiện đúng theo cam kết trong hợp đồng vay vốn, thanh toán nợ chậm hoặc không thanh toán.

Và nhìn chung QTDND chỉ quyết định cho vay khi thấy an toàn. Tuy nhiên không một QTDND nào có thể dự đoán chính xác những rủi ro có thể xảy ra, việc thanh toán nợ của khách hàng có thể chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân. Nhiều quan điểm cho rằng rủi ro trong hoạt động cho vay chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ.

1.4.2 Phân loại rủi ro các khoản cho vay

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN việc phân loại nợ, nợ xấu, nợ quá hạn của các TCTD nói chung

và của các QTDND nói riêng được qui định như sau:

Phân loại các khoản cho vay

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

 Các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn, các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn còn lại;

Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm này là 0%

 Nhóm 2: Nợ cần chú ý

Nhóm này bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu mà TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu;

Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm này là 5%

 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

Nhóm này bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày,các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ trả nợ lần đầu được phân vào nhóm 2, các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm nợ này là 20%.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nhóm này bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm này là 50%

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Nợ nhóm 5 bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn, các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

Tỷ lệ trích lập của nợ nhóm 5 là 100%.

Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5.

Nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

1.4.3 Tác hại của rủi ro trong hoạt động cho vay

Rủi ro tín dụng khi xảy ra có những tác hại vô cùng to lớn không chỉ đối với QTDND mà còn có ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế, xã hội quốc gia.

Đốivới QTDND

QTDND là đối tượngtrực tiếp chịuảnh hưởng của rủi ro. Thiệt hại đầu tiên mà QTDND phải gánhchịu là sự tổn thất về tài chính. Bên cạnh đócũng làm ảnh hưởng tới uy tín của QTDND, làm ảnh hưởng tới niềm tin vào sự lành mạnh của QTDND, nguy hiểm hơnlà việc rút tiền ồ ạt của ngườigửi tiền dẫn đến rủi ro trong việc thanh toán.

Đối với khách hàng.tại thời điểmchưa thanh toánđược khoản nợ khách hàng sẽ chịusựgiám sátchặtchẽ củaQTDND. Uy tín củangười đivay giảm sútsẽ khó có thểcó đượcmộtkhảovaymớinàokhácởQTDNDđó.

Đồng thời, đối với những người vay vốn sản xuấtkinh doanh thì cũnggặp khó khantrong việc sảnxuấtkinhdoanhcủa mìnhvì có thểcácđối táccủakhách hàngcó thểnghĩrằngkháchhàngđanglàmănkém hiệuquảhoặcthunhậpkhôngđủ trảnợ.

Đốivới nềnkinhtế-xãhội.

Khi khoản vay không được hoàn trả sẽ ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế xã hội vì nhữngkỳ vọng khikhoảnvay được giải ngânđã không cònnữa. Quyềnlợi của người gửi tiền không được đảm bảo, ảnh hưởng xấu tới tiết kiệm và mở rộng đầu tư. Đời sốngcũngnhưhoạtđộngsảnxuấtcủangườidâncũngbịảnhhưởng.

Tóm lại, rủi ro trong hoạt động cho vay có tác hại rất lớn vì vậy cần có sự quan tâm chỉ đạo đúng lúc của lãnh đạo các QTDND nói chung và các ban ngành có liên quan nói riêng nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho vay có thể xảy ra.

1.4.4. Nguyên nhân.

1.4.4.1. Nguyên nhân bên trong

Chính sách cho vay không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho hoạt động cho vay của QTDND, QTDND không phân tích, đánh giá được khách hàng một cách đầy đủ và chính xác trước khi cho vay.

Chất lượng cán bộ kém, thiếu khả năng đánh giá khách hàng, cấu kết với khách hàng làm sai,… là một trong những nguyên nhân của rủi ro cho vay.

Công tác quản lý nghiệp vụ cho vay của QTDND chưa được tốt. Cụ thể đấy là việc QTDND chưa xây dựng được một quy trình cho vay chặt chẽ, hợp lý, các biện pháp giám sát các khoản vay có hiệu quả không cao, việc thu thập thông tin về khách hàng còn thiếu sót. Các cán bộ lãnh đạo chưa giám sát chặt chẽ cán bộ nhân viên làm nhân viên lơ là trong việc thực hiện các quy định về cho vay.

1.4.4.2. Nguyên nhân bên ngoài

 Môi trường pháp lý

Môi trường chính trị, pháp lý sự ổn định hay bất ổn của chính trị sẽ ảnh hưởng và có tính chất quyết đinh đến rủi ro dù ít hay nhiều. Một đất nước bất ổn về chính trị thường xuyên xảy ra các cuộc bạo động, khủng bố từ đó làm cho kinh doanh kém hiệu quả, có khả năng thua lỗ do đó không có tiền để trả nợ cho QTDND và rủi roc ho vay sẽ xảy ra là điều khó tránh khỏi. Hệ thống pháp luật đồng bộ và thống nhất sẽ giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế và cũng làm hạn chế được rủi ro có thể xảy ra.

 Môitrườngkinhtế.

Chính sách tiền tệ, chukỳ kinhtế, lạm phát, lãisuất,…là nhữngnguyên nhân có tácđộnggâynênrủirochohoạtđộngchovay

Chính sách tiền tệ: khi NHTW muốn thực hiện chính sách nới lỏng thì sẽ nới rộng các điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng ở các QTDND. Sẽ có nhiều khách hàng đến ký hợp đồng vay vốn hơn điều này làm gia tăng rủi ro với hoạt động cho vay hơn. - sự thay đổi lãi suất trên thị trường theo hướng bất lợi cho QTDND

Chu kỳ kinh tế: một chu kỳ kinh tế thường là hưng thịnh - khủng hoảng suy thoái phát triển hưng thịnh…Trong thời kỳ hưng thịnh và phát triển thì rủi ro tín dụng ít xảy ra. Trong các giai đoạn còn lại thì tỷ lệ xảy ra tín dụng là rất lớn.

Đây là nguyên nhân chính gây ra rủi ro. Những rủi ro này QTDND có thể phần nào kiểm soát được nếu QTDND thực hiện tốt việc sàng lọc khách hàng và quản lý, giám sát tốt các món vay trong hạn vay. Do khách hàng cố tình không trả nợ với mong muốn chiếm dụng vốn. Nhiều khách hàng lừa đảo QTDND, cố tình gian dối trong quá trình làm hồ sơ vay vốn.

 Ngoài ra còn những nguyên nhân khách quan như thiên tai, chiến tranh,bệnh dịch…. Là những hiện tượng thường xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới công việc sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Khi gặp những hiện tượng như vậy khách hàng không tránh khỏi những tổn thất, việc trả nợ cho QTDND gặp khó khăn và rủi ro xảy ra đối với QTDND.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ QUẢNG PHÚ.

2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN QUẢNG PHÚ2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của QTDND Quảng Phú 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của QTDND Quảng Phú

2.1.1.1 Lịch sử hình thành QTDND cơ sở Quảng Phú

QTDND cơ sở Quảng Phú ( gọi tắt là QTDND Quảng Phú). Địa chỉ: Xã Quảng Phú – TP Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa.

Được thành lập theo giấy phép số 68/GT-NHNN do NHNN cấp ngày 23 tháng 12 năm 2011, ban đầu QTDND Quảng Phú có địa điểm tại xã Quảng Phú, Quảng Xương nay là Thành phố Thanh Hóa chỉ có gần 100 thành viên . Qua quá trình hoạt động, phát triển không ngừng, đến nay quỹ đã có hơn 300 thành viên với tổng số vốn điều lệ là 2,156 tỷ đồng. Hoạt động của quỹ đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và được chính quyền nhân dân đánh giá cao.

QTDND Quảng Phú ra đời và hoạt động tuân thủ theo luật Hợp tác xã - Luật các tổ chức tín dụng. Là Thành viên của Hiệp hội QTDND Việt Nam.

QTDND Quảng Phú được đặt tại vị trí thuận lợi, nằm ở phía đông nam của thành phố Thanh Hóa, có quốc lộ 47 chạy qua, với diện tích 6,6 km2 và dân số 7054 người. phía đông giáp xã Hoàng Tân, huyện Hoằng Hóa, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương và xã Quảng Tâm thành phố Thanh Hóa. Phía nam giáp các xã Quảng Tâm và Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa. Phía Tây giáp xã Quảng Đông, thành phố Thanh Hóa. Phía bắc giáp phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa và xã Hoằng Tân, huyện Hoằng Hóa.

Có hệ thống Giao thông đường bộ, thông tin liên lạc, nước sạch và môi trường thuận lợi. Văn hoá xã hội phát triển. Quốc phòng, an ninh trật tự, xã hội được đảm bảo.

Nhân dân hăng say lao động, sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Hoạt động tiền tệ tín dụng nói chung và QTDND nhân dân nói riêng luôn được sự quan tâm và chỉ đạo của Cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương. Được sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ của các đoàn thể và nhân dân trong xã cộng với ý thức trách nhiệm của cán bộ và thành

viên trong QTDND nhân dân Quảng Phú. Đó là yếu tố cơ bản, quan trọng trong hoạt động của quỹ đạt nhiều kết quả tốt trong thời gian vừa qua.

Có được kết quả trên, quỹ đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và cấp trên, linh động trong vận dụng và đổi mới trong hoạt động kinh doanh phù hợp, hiệu quả; tập thể cán bộ, công nhân viên luôn có thái độ hòa nhã, lịch sự, hướng dẫn và giúp khách hàng hoàn thành thủ tục vay, trả vốn nhanh gọn; khuyến khích người dân tham gia gửi tiền, cũng như vay vốn tín dụng để phát triển kinh tế; liên tục mở rộng các hoạt động tín dụng và cho vay đúng đối tượng; thường xuyên kiểm tra, ra soát vốn vay nhằm bảo đảm nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích...

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của QTDND nhân dân Quảng Phú

QTDND nhân dân cơ sở Quảng Phú là tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND nhân dân phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển

2.1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh

 Vốn và nghiệp vụ huy động vốn

Đối với vốn tự có: một trong những yếu tố để tăng trưởng là QTDND phải không

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY tại QUỸ tín DỤNG NHÂN dân cơ sở QUẢNG PHÚ (Trang 30 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w