Hoàn cảnh sáng tác.

Một phần của tài liệu ÔN THI THEO CHUYÊN đề văn 9 (Trang 90 - 91)

- Lòng người đổi thay:

2. Hoàn cảnh sáng tác.

+ Được viết vào mùa hè năm 1970, là kết quả của chuyến thực tế ở Lào Cai của tác giả, khi miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới. Rút từ tập “Giữa trong xanh” (1972).

+ Hồn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu đựợc cuộc sống, vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.

3. Tóm tắt

- Truyện kể về một chuyến đi thực tế ở Lào Cai của người hoạ sĩ và cuộc sống, công việc của người thanh niên trẻ trên đỉnh Yên Sơn. Qua trị chuyện, người hoạ sĩ và cơ gái biết anh thanh niên là “người cô độc nhất thế gian”, anh làm cơng tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

- Với tình u cuộc sống, lịng say mê cơng việc anh thanh niên đã tạo cho mình một cuộc sống đẹp và khơng cơ đơn...

- Cuộc gặp gỡ và trò chuyện vui vẻ của bác lái xe, người hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên về cuộc sống, công việc...Anh thanh niên biếu quà cho bác lái xe, tặng hoa cho cô gái trước căn nhà gọn gàng, ngăn nắp với bàn ghế, tủ sách, biểu đồ, thống kê đã làm cho những người khách thích thú và hẹn ngày sẽ trở lại...

- Chia tay nhau, nhưng hình ảnh về con người, cuộc sống của anh thanh niên đã để lại trong họ niềm cảm phục và mến yêu...

4.Tình huống

Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ba người trên đỉnh Yên Sơn 2600m

=> Tác dụng : Phẩm chât của các nhân vật được bộc lộ rõ nét đặc biệt là nhân vật anh thanh niên.

5. Ngôi kể

- Ngôi thứ 3 nhưng được trần thuật qua cái nhìn của ơng hoạ sĩ.

- Truyện được kể theo ngôi thứ ba

- Tác dụng : Kể theo ngôi thứ ba thể hiện cách đánh giá khách quan của người kể đối nhân vật (cả nhân vật chính và nhân vật phụ) đặc biệt là nhân vật anh thanh niên hiện ra một cách khách quan với đầy đủ phẩm chất của con người mới.

6. Nhan đề:

Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” là một nhan đề hay, giàu chất thơ góp phần khắc họa chủ đề của tác phẩm. Tác giả thêm hai chữ lặng lẽ trước Sa Pa đã đêm đến ý nghĩa sâu sắc và chất thơ mộng cho câu chuyện. “Lặng lẽ Sa Pa” một địa danh với canh đẹp thơ mộng nổi tiếng. “Lặng lẽ Sa Pa” còn là nơi gặp gỡ của những con người khác nhau về tuổi tác, địa vị, nghề nghiệp nhưng đến sống, làm việc đầy trách nhiệm, hết mình cho đất nước, cho cuộc đời. Hai chữ “Lặng lẽ” gợi nhắc đến công việc âm thầm, bền bỉ thầm lặng, miệt mài của những con người đang làm việc âm thầm một mình trên đỉnh núi cao. Nhưng cái “lặng lẽ” ấy chỉ là vẻ bề ngoài, giấu đi nhịp sống bên trong sôi nổi, âm thầm say mê làm việc cho đất nước, cho cuộc đời.

7. Thể loại - Phương thức biểu đạt.

- Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

Một phần của tài liệu ÔN THI THEO CHUYÊN đề văn 9 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w