- Ngôi kể và tác dụng của ngôi kể
3. Một nét đặc sắc nổi bật là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất chân thực, sinh động lại vừa đa
dạng, tinh tế.
PHẦN III. BÀI TẬP
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề của “Những ngôi sao xa xơi” – Lê Minh Kh?
Câu 2: Tóm tắt nội dung cốt truyện và nêu ý nghĩa của truyện?
Câu 3:Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?
Câu 4: Tìm hiểu những nét chung và những nét riêng của ba nhân vật cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
Câu 6:Viết một đoạn văn quy nạp (12 câu): «Những ngơi sao xa xơi» đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của thanh niên Hà Nội qua hình ảnh Phương Định dũng cảm gan dạ mà cũng thật trong trẻo, mộng mơ.
Câu 7 : Trong truyện «Những ngơi sao xa xơi» có đoạn: «Khơng hiểu vì sao mình gắt nữa…. đang bắn».
Những câu văn trên đã thể hiện hiện thực như thế nào? Nhận xét về hiệu quả diễn đạt của những câu văn ấy?
Gợi ý:
- Nhịp điệu dồn dập của những câu văn như những đợt bom đang liên tiếp dội xuống, như khói đang dồn vào hang => Góp phần tơ đậm hiện thực.
- Sợ + lo lắng ->gắt
« Trên cao điểm vắng vẻ, chỉ có»=> Vẫn tiếp tục bằng những câu văn ngắn, rất ngắn, một loạt các câu đặc biệt diễn tả sự cách biệt của con người trên cao điểm.
- Câu văn «và bom» đặt giữa hai câu => dường như quả bom ngăn cách Định và đồng đội của cơ. Từ «và» liên kết câu tựa như những ý nghĩ, những suy nghĩ tình cảm gắn kết Phương Định với Nho và Thao. Nhưng đồng thời chính ý nghĩ về đồng đội lại khiến cho Phương Định bớt sợ, bớt cô đơn. Cô gái Hà Nội ấy cảm thấy vững lịng hơn khi thấy «Cao xạ đặt bên kia quả đồi». Tiếng súng cao xạ - tiếng của những người đồng chí khiến cơ vững tâm hơn.
=> Đoạn văn vừa gợi được sự khốc liệt của chiến tranh, vừa diễn tả được tâm trạng lo lắng bồn chồn của PĐ đồng thời cũng thể hiện những tình cảm, suy nghĩ về tình đồng đội rất ấm áp.
Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bị ra mà cười một mình.
Tơi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tơi là một cơ gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tơi thì các anh lái xe bảo: “Cơ có cái nhìn sao mà xa xăm!”
(Lê Minh Khuê – Sách Ngữ văn 9, tập 2)