.Các hình thức tài trợ khác

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – vietinbank chi nhánh 9 (Trang 36)

- Ký hậu vận đơn:

Hầu hết L/C do Chi nhánh phát hành đều yêu cầu vận đơn làm theo lệnh của mình. Do đó, khi hàng hóa về đến nơi, NNK muốn NH ký hậu vận đơn thì phải ký quỹ 100% trị giá phải thanh toán, hoặc ủy quyền cho NH khoanh số tiền tƣơng ứng trên tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh tốn. Tại Chi nhánh 9 thì nghiệp vụ ký hậu vận đơn diễn ra khá phổ biến, chiếm khoảng 50% - 60% số món L/C phát hành.

- Tài trợ trọn gói:

Tại Vietinbank thì hình thức tài trợ trọn gói chƣa bao gồm dịch vụ bảo hiểm và vận tải.Với những chi nhánh lớn nhƣ Chi nhánh 9 thì có thể sẽ gồm cả dịch vụ th phƣơng tiện để vận chuyển hàng về tận kho DN. Hiện nay DNNK rất ít có nhu cầu về loại hình này vì chi phí của nó khá cao.

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh 9

2.3.1.Kết quả đạt đƣợc

Từ những phân tích trên cho thấy hoạt động tài trợ nhập khẩu của Vietinbank Chi nhánh 9 đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng.

Bảng 2.12: Thị phần tài trợ nhập khẩu của Chi nhánh 9 trong hệ thống NHCTVN (Đơn vị: %) Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Thị phần 5,47 6,38 7,65

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại VietinBank Chi nhánh 9)

Thị phần tài trợ NK của Chi nhánh luôn tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 0,91% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 1,27% so với năm trƣớc đó. Đây là sự cố gắng rất lớn của toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Chi nhánh.

- Doanh số thanh toán nhập khẩu tăng cao

Trong những năm qua, Chi nhánh 9 ln duy trì đẩy mạnh các hoạt động thanh tốn quốc tế, thanh tốn NK ln chiếm trên 50% tổng giá trị thanh toán XNK. Trong lĩnh vực tài trợ nhập khẩu, Chi nhánh luôn cố gắng hỗ trợ cho các DNNK bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ trên cơ sở khai thác tối đa tiềm lực để mang lại nhiều lợi ích DN và cho nền kinh tế.

- Chất lƣợng hoạt động tài trợ nhập khẩu đƣợc nâng cao

Chi nhánh 9 đã không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động thanh tốn nói chung cũng nhƣ hoạt động tài trợ nói riêng bằng cách tăng cƣờng đầu tƣ tài chính nhằm thiết lập một cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Năm 2003, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đã đƣa hệ thống INCAS vào hoạt động thí điểm tại các chi nhánh ở Hà Nội, tiếp đó năm 2005 là các chi nhánh ở Tp. Hồ Chí Minh. Đến năm 2013, sau 10 năm hoạt động hệ thống INCAS, Vietinbank đã tƣơng đối hoàn thiện dự án hiện đại hóa ngân hàng, xây dựng hệ thống ngân hàng cốt lõi, kết nối trực tuyến từ trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm trên toàn quốc. Hệ thống INCAS cho phép trụ sở chính có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng chi nhánh. Điều này cũng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động giao dịch tại Vietinbank

Chi nhánh 9.

- Các hình thức tài trợ nhập khẩu ln đƣợc đổi mới để phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Do nhu cầu TTNK ngày càng tăng, đồng thời phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhƣ hiện nay đã khiến cho Chi nhánh 9 phải ln tìm tịi, và đƣa ra những thay đổi hợp lý trong chính sách khách hàng nhƣ: giảm chi phí phát hành L/C, đa dạng hóa các mức ký quỹ mở L/C đối với từng khách hàng nhằm thu hút các khách hàng mới đến giao dịch. Đối với các khách hàng truyền thống thì Ngân

hàng thƣờng dành cho các DN này nhiều ƣu đãi trong giao dịch nhƣ giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí thanh tốn... chính vì thế, khách hàng đến với Chi nhánh 9 luôn cảm thấy sự an tâm, thoải mái và quan trọng hơn nữa là quyền lợi của họ luôn đƣợc đảm bảo.

- Duy trì và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng

Vietinbank Chi nhánh 9 luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng lớn, là khách hàng truyền thống, lâu năm tại ngân hàng nhƣ Công ty Khử trùng Nam Việt (chuyên nhập khẩu các loại thuốc khử trùng), Tổng Công ty Cơng nghệ Sài Gịn (chuyên nhập các loại máy móc thiết bị), Tổng Công ty Thuốc lá Bến Thành (chuyên nhập nguyên liệu làm thuốc lá), Tổng Công ty Xăng dầu Nam Á (chuyên nhập xăng dầu), Công ty TNHH Hồng Đạt (chuyên nhập khẩu các thiết bị điện, đồ điện của nhãn hàng Sharp)...

Chí nhánh 9 là một trong những chi nhánh lớn trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Nhiều năm qua, Chi nhánh liên tục đạt đƣợc các danh hiệu thi đua xuất sắc, Chi nhánh hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu mà hệ thống đã đề ra.

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

Việc thu hút nguồn vốn huy động chƣa đạt hiệu quả cao

Vietinbank Chi nhánh 9 vẫn chƣathu hút đƣợc nhiều DN lớn, lực lƣợng DN khách hàng chủ yếu tại ngân hàng vẫn là các DN vừa và nhỏ. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của DN. Mặc dù, giai đoạn 2011-2013 vốn huy động có chiều hƣớng tăng nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc 100% chỉ tiêu đặt ra, dẫn đến khả năng đáp ứng vốn, tài trợ cho các dự án lớn chƣa thỏa mãn nhu cầu của các DN.

Thiếu nguồn ngoại tệ huy động, chƣa đáp ứng đủ cho nhu cầu TTNK và còn phụ thuộc nhiều vào Trung ƣơng làm ảnh hƣởng đến mối quan hệ với khách hàng sử dụng nhiều loại dịch vụ khác tại Ngân hàng.

Nguyên nhân của hạn chế này có thể xuất phát từ công tác Marketing chƣa hiệu quả, cơng tác tìm hiểu thị trƣờng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng tiến hành chƣa triệt để, gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn quận Gò Vấp về mức lãi suất huy động cũng là một vấn đề nan giải đối với Chi nhánh. Theo thơng cáo báo chí tính đến cuối năm 2013 thì Vietinbank đƣa ra mức lãi suất trần là 6,8%/năm cho kỳ hạn từ 9 đến 12 tháng, trong khi đó ngân hàng Đơng Á đƣa ra mức lãi suất là 7,1%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, Agribank áp dụng lãi suất 7,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, chƣa kể đến các ngân hàng nhỏ “khát vốn” nhƣ HDbank đã áp dụng lãi suất khá cao là 8,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Nguồn huy động ngoại tệ thì ngồi nguồn từ dân cƣ, tổ chức kinh tế, Ngân hàng có thể vay mƣợn từ Ngân hàng Trung ƣơng nhƣng nhƣ thế thì lợi nhuận ngân hàng khơng cao. Ngân hàng cũng có thể vay hoặc huy động ngoại tệ từ nguồn nƣớc ngoài tuy nhiên Ngân hàng cũng vấp phải khơng ít rào cản, trở ngại nhƣ Ngân hàng Trung ƣơng sẽ kiểm soát, hạn chế giới hạn lƣợng ngoại tệ mà Ngân hàng vay vì e ngại Ngân hàng có mục đích dự trữ ngoại tệ. Do đó, nguồn ngoại tệ của Chi nhánh 9 cịn khá hạn hẹp.

Hình thức và đối tƣợng đƣợc tài trợ v n chƣa phong phú

Về hình thức tài trợ, tuy có nhiều thay đổi, điều chỉnh, đƣa ra nhiều hình thức mới song các hình thức đó vẫn chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả cao. Các hình thức nhƣ L/C trả chậm, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn... là những hình thức có nhu cầu cao tuy nhiên tại Vietinbank Chi nhánh 9 thì những loại hình này khá là hạn hẹp, bị tiết chế, chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hoạt động TTNK.

- Các loại hình L/C nhập khẩu

Tuy đã có nhiều loại L/C đƣợc đƣa ra để sử dụng trong công tác TTNK nhƣng tại Chi nhánh thì phần lớn vẫn là loại L/C trả ngay, hình thức L/C trả chậm chỉ đƣợc áp dụng cho những khách hàng lớn, lâu năm, những khách hàng nhỏ và mới thì khó đƣợc Ngân hàng chấp nhận tài trợ. Cịn các loại L/C đặc biệt thì rất hiếm đƣợc dùng bởi do năng lực và uy tín của Chi nhánh chƣa đủ để thực hiện những loại L/C đó.

- Nghiệp vụ bảo lãnh chƣa hoàn thiện và chƣa phát triển

Nhƣ đã phân tích ở mục trên, hình thức bảo lãnh tại Chi nhánh vẫn chƣa đƣợc coi là một loại hình tài trợ. Tỷ trọng bảo lãnh nƣớc ngoài là khá nhỏ. Nguyên nhân của hạn chế này bắt nguồn từ những rủi ro quá lớn mà Chi nhánh phải nhận lãnh khi đứng ra tài trợ bằng bảo lãnh, tổn thất khá nặng nề khi đến hạn thanh toán mà DN khơng có khả năng thanh toán, Ngân hàng buộc phải trả nợ cho đối tác thay cho khách hàng của mình và chuyển sang cho vay bắt buộc đối với DN đƣợc bảo lãnh ở mức độ lớn. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thì tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ bảo lãnh quá hạncó xu hƣớng tăng cao trong thời gian gần đây. Điều này đã làm cho Chi nhánh phải e dè, hạn chế loại hình bảo lãnh để tài trợ.

- Cho vay thanh toán hàng nhập

Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam áp dụng hạn mức cho vay tối đa đối với một khách hàng là 15% vốn tự có của Ngân hàng. Trong khi đó, trên thực tế khơng ít các hợp đồng NK có trị giá lớn hơn rất nhiều so với hạn mức mà Ngân hàng đƣa ra. Điều này đã gây khó khăn cho DN về vấn đề vay vốn thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, dẫn đến các DN này đều tìm đến một NH khác có khả năng hỗ trợ họ tốt hơn.

Về đối tƣợng tài trợ, tại Chi nhánh 9, Ngân hàng chủ yếu tài trợ cho các DN vừa và lớn, trong khi đó các DN nhỏ và khách hàng cá nhân cịn khá ít ỏi. Ngân hàng

khá thận trọng trong việc thẩm định khách hàng để TTNK, tuy vậy điều này lại dẫn đến tình trạng là lựa chọn khách hàng quá khắt khe, e ngại khi tài trợ cho một khách hàng mới đến giao dịch với Ngân hàng. Khá nhiều DN khơng có hạn mức hay hạn mức thấp đã chuyển sang giao dịch với các NH khác.

Điều này lỗi cũng khơng hồn tồn là do Ngân hàng mà còn do nhiều yếu tố khách quan bên ngoài chẳng hạn nhƣ năng lực tài chính và quản lý của DN. Rất nhiều DN vẫn còn hạn chế về năng lực và sự hiểu biết nên việc lập dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh còn nhiều sơ hở nên dễ bị đối tác nƣớc ngoài lợi dụng, nhiều trƣờng hợp DN nhập khẩu máy móc thiết bị cũ, kém chất lƣợng không đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất kinh doanh dẫn đến thua lỗ nặng, mất khả thanh toán các khoản nợ và NH là ngƣời phải nhận lãnh những hậu quả ấy. Ngoài ra, DN thiếu về tài sản thế chấp, trong khi đó, theo quy chế cho vay của NHNN và thông lệ của các NHTM nói chung thì khi vay vốn kinh doanh DN phải có tài sản thế chấp thì mới đƣợc tài trợ.

Bên cạnh đó, ảnh hƣởng của đà suy thối kinh tế toàn cầu, khủng hoảng kinh tế, nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại và chính sách thắt chặt tiền tệ đã ảnh hƣởng sâu sắc đến Chi nhánh, làm giảm thu nhập, nguồn vốn; việc hội nhập kinh tế quốc tế (WTO) cũng tạo ra nhiều áp lực cho Ngân hàng, cụ thể là các cam kết quốc tế, các hiệp định,... tạo cho Ngân hàng nhiều thách thức nhƣ hệ thống quản lý, nguồn lực và tài lực. Mọi yếu tố đều có tác động sâu sắc đến Chi nhánh, nguy cơ rủi ro ln rình rập khiến cho hệ thống Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam cũng nhƣ Chi nhánh 9 đƣa ra chủ trƣơng siết chặt trong khâu thẩm định, xét duyệt khách hàng, hạn chế hay loại bỏ các hình thức tài trợ NK mang lại rủi ro cao.

Nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ c n chƣa cao

Với nhiều thay đổi liên tục trên trị trƣờng cũng nhƣ trong hoạt động tài trợ XNK nói chung thì các cán bộ chƣa nắm bặt kịp những thay đổi đó, chƣa kể đến những văn bản, quy định, quy chế khó hiểu, lằng nhằng làm cho các cán bộ không biết phải thực hiện nhƣ thế nào. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các phịng ban liên quan chƣa thực sự hiệu quả. Trong nhiều trƣờng hợp, các cán bộ nhân viên không thống nhất quan điểm dẫn điến việc kéo dài thời gian trong khâu xử lý, thẩm định, xét duyệt hồ sơ khách hàng, khiến cho khách hàng bị chậm trễ trong giao thƣơng buôn bán.

Hiện nay lực lƣợng cán bộ nhân viên chủ yếu tại Chi nhánh 9 là các nhân viên trẻ, tuy có sự nhiệt tình, tận tâm với công việc song kinh nghiệm chƣa nhiều dẫn đến khả năng cũng nhƣ trình độ xử lý những vƣớng mắc trong các khâu xét duyệt, thẩm định tài sản thế chấp, tƣ vấn khách hàng, giải ngân... chƣa tốt.

Mặt khác, nền kinh tế khó khăn trong những năm gần đây đã gây ra hiện tƣợng cắt giảm nhân sự tại Chi nhánh hoặc luân chuyển cán bộ qua những chi nhánh mới

mở. Điều này làm dẫn đến tình trạng một nhân viên phải làm quá nhiều việc cùng một lúc, quá tải và áp lực làm giảm năng suất làm việc. Tại phòng Khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh 9, hiện nay chỉ có 2 nhân viên là chuyên về tài trợ thƣơng mại. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động TTNK của Chi nhánh.

T M TẮT CHƢƠNG 2

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam là một ngân hàng có chất lƣợng và uy tín hàng đầu trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Với các nguồn lực dồi dào, vững mạnh: nhân lực, vật lực... hệ thống mạng lƣới rộng khắp không chỉ trong mà cả ngoài nƣớc đã, đang và sẽ là “bà đỡ” cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và các doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng.

Vietinbank Chi nhánh 9 là một chi nhánh lớn thuộc hệ thống Vietinbank, trong nhiều năm qua Chi nhánh 9 đã tích cực trong việc hỗ trợ, giúp đỡ về vốn và uy tín cho các doanh nghiệp nhập khẩu thơng qua nhiều hình thức tài trợ khác nhau. Với nguồn vốn vững mạnh, doanh số huy động vốn tăng trƣởng qua các năm, sử dụng vốn một cách hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp, vẫn trong mức an tồn, hoạt động thanh tốn quốc tế có nhiều cải thiện và tiến triển tốt,... ngồi ra cịn có sự mở rộng hợp tác với đối tác nƣớc ngoài khiến Chi nhánh luôn là sự lựa chọn hàng đầu khi có nhu cầu tài trợ nhập khẩu.

Các hình thức tài trợ nhập khẩu chủ yếu tại Vietinbank Chi nhánh 9 là:

- Tài trợ phát hành L/C: hình thức này chiếm gần 50% so với các hình thức tài trợ khác. Loại L/C chủ yếu đƣợc phát hành tại Chi nhánh là L/C trả ngay, khơng hủy ngang và địi tiền bằng điện (chiếm 85%), L/C trả chậm (12%), L/C đặc biệt (chiếm 3%). Các mức phí mở và ký quỹ L/C khá linh động, phù hợp với tình hình kinh doanh cũng nhƣ nhu cầu của khách hàng. Bình quân hàng tháng có khoản 10 món L/C đƣợc mở tại Chi nhánh với giá trị trung bình trên 100 ngàn USD.

- Cho vay thanh toán hàng nhập: doanh số cho vay nhập khẩu chiếm trên 50% trong tổng doanh số cho vay XNK. Doanh số cho vay NK ngày càng tăng do nhu cầu NK tăng cao. Đồng thời dƣ nợ NK cũng tăng trƣởng đều qua các năm cho thấy việc sử dụng vốn của chi nhánh có hiệu quả.

- Bảo lãnh hoạt động nhập khẩu: tại Chi nhánh chủ yếu là bảo lãnh trong nƣớc, bảo lãnh nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 30%. Các hình thức bảo lãnh nhƣ bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh bằng L/C trả chậm... đều bị hạn chế sử dụng do độ rủi ro mà ngân hàng phải nhậnlà rất cao. Hiện tại, Chi nhánh mới mở thêm sản phẩm bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu, giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khai báo và nộp thuế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – vietinbank chi nhánh 9 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)