Bức tranh địa hình mang tính cảnh quan rõ nét

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 82 - 154)

8. Cấu trúc của luận văn

3.6.3. Bức tranh địa hình mang tính cảnh quan rõ nét

Nếu như các yếu tố được chuyển hóa từ thành tố chung chỉ địa hình tự nhiên cho thấy một bức tranh toàn cảnh về địa hình tỉnh Cao Bằng thì những yếu tố còn lại của địa danh lại “vẽ” nên bức tranh cụ thể về thiên nhiên, cuộc sống của những con người miền sơn cước này!

Miền địa hình đồi núi cao có nhiều kiểu và được thể hiện bằng tên các thôn bản như bản Phia Đen (núi vách), bản Phia Đó – Lũng Hoài (núi trọc – thung lũng trâu), bản Lăng Phia (sau núi), thôn Khau Hoa (rừng hoa), bản Khau Coi (rừng có nhiều cây kim anh), thôn Thin Tẳng (đá dựng), bản Khau Khoang (rừng ngang), bản Phia Gào (núi con dơi), bản Khau Luông (rừng

lớn), bản Phia Thin (núi đá), xóm Vò Ấu (đồi con rùa), bản Đông Rẻo (rừng

một loại cây tên là rẻo), bản Rằng Đán (vực đá), bản Đông Có (rừng cây hạt dẻ)... Đó là những nơi hoang sơ với núi đá cheo leo nhưng cũng rất hùng vĩ.

Miền địa hình bằng, thấp cũng có nhiều kiểu và được thể hiện rõ qua tên gọi các thôn bản như xóm Thâm Hoáng (ao hoang vắng), xóm Nà Sang

(ruộng thợ), xóm Nà Luông (ruộng lớn), xóm Nà Mạ (ruộng ngựa), bản Lỏ Ngọa (lò nung ngói), bản Bó Mạ (mỏ nước con ngựa), xóm Khuổi Sảo (suối

con lợn lòi), bản Kéo Nặm (đèo nước), bản Lũng Dán (thung lũng ở vị trí

thấp), bản Lũng Lặc (lũng sâu), bản Thiêng Vài (lán của trâu), bản Kéo Hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của trời), bản Thiêng Ngọa (lán để làm ngói), bản Ngườn Luông (hang lớn),

bản Tổng Cọt (cánh đồng lê dại)...

Mỗi yếu tố của địa danh như một “nét vẽ” thật sinh động về những đồi , núi, thung lũng, sông, suối, đồng, ruộng, hang... với những kích cỡ lớn nhỏ, hình thái nhiều vẻ, có hình dáng cụ thể của các con vật thân thuộc chỉ có ở niền núi cao như con dơi, con lợn lòi, có độ sâu, chiều cao rõ ràng, có cả thực vật đặc trưng của vùng miền như cây hạt dẻ, hoa kim anh, cây lê dại... Và có những địa danh còn gợi nên cuộc sống lao động như công việc sản xuất ngói, công việc trồng trọt, chăn nuôi.

3.7 CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA VĂN HÓA ĐƢỢC THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG

3.7.1. Sƣ̣ thể hiện của văn hóa tín ngƣỡng ở địa danh

Cũng như các dân tộc ít người của nhiều tỉnh trong nước ta, các dân tộc ở Cao Bằng có quan niệm về tín ngưỡng và tôn giáo rất riêng . Các tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo cũng có ảnh hưởng đến tín ngưỡng của nhân dân nhưng về cơ bản người Cao Bằng thường quan niệm “một hiện tượng vật linh, đó là phi. Phi có nghĩa rất rộng, có thể chỉ cả thánh, thần, ma, quỉ. Phi trên trời như: then, bụt, tiên, thần, tổ tiên… Phi trên mặt đất như: phi đin (ma đất ), phi ná (ma rừng ), phi slấn (ma núi )… Phi dưới dưới âm phủ…các phi này đều trong mường ma . Phi có loại phi lành và phi dữ . Phi lành được thờ cúng ở gia đình , đền, miếu. Phi dữ không được thờ cúng” [29 ; 559]. Và chỉ có các ông then , giàng, thầy tào mới có khả năng giao cảm với các ma. Người dân chỉ thờ các ma lành (ma lành còn được gọi là thần ). Nét văn hóa tín ngưỡng thờ các thần của người dân đã được thể hiện một cách khá rõ nét qua một số địa danh hành chính tỉnh Cao Bằng.

Tín ngưỡng thờ thần đá

Người Cao Bằng cho rằng vạn vật hữu linh, nghĩa là mọi sự vật đều có linh hồn, vì thế những vật nhỏ bé hoặc vô tri đều có thể trở thành thần. Họ tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hòn đá là vật rất vững vàng , hồn vía con người có thể nương tựa nên những trẻ hay khóc đêm , ốm vặt thường được người lớn tuổi cho rằng cần nhờ thần đá giữ vía hộ . Những tảng đá như vậy có ở nhiều nơi, nhất là những hòn đá hình thù quái dị ở đầu làng. Vì thế, có những thôn bản ở Cao Bằng lấy tên là hòn đá. Người dân cho rằng đá sẽ phù hộ cho dân làng sức khỏe. Chẳng hạn, xóm Bản Thin (bản đá), bản Thin Tẳng (đá dựng), bản Tổng Đá (cánh đồng

đá), bản Phija Thin ( rừng đá), bản Rằng Đán ( vực đá)...

Tín ngưỡng thờ thần cây

Những cây cổ thụ , gốc lớn xù xì , bóng cả râm mát thường là nơi mọi người chọn làm chỗ nghỉ sau buổi làm việc vất vả . Người dân Cao Bằng còn tin rằng có thần cây nên dưới gốc cây thường lập các miếu thờ . Dân bản đi lại dường như được thần giám sát che chở . Mọi người đi qua cây phải kính cẩn, nghiêm trang, không đùa nghịch, đến ngày lễ, ngày tết thì mang hương ra thắp. Họ coi những cây đó đã hóa tinh và chính nó sẽ phù hộ , độ trì cho dân làng sức khỏe , mùa màng tươi tốt . Người dân còn tin cây xanh có thể hộ mệnh. Lễ kỳ yên, giải hạn bà then, ông tào mang gốc tre, gốc trúc thắp hương, vẽ bùa đem trồng nhằm hộ mệnh cho trẻ em hoặc người cao tuổi. Cây trở thành thước đo thời gian để người trần luôn hết nạn. Phụ nữ bị chết vì thai sản thì người nhà trồng một cây chuối bên mộ. Người ta cho rằng cây chuối trổ buồng ba lần thì hồn người dưới mộ mới được siêu thoát.

Chính vì lẽ đó không ít các thôn, làng lấy tên là gốc cây. Nhiều nhà tụ tập quanh cây lớn, trở thành tên của bản. Ở Cao Bằng thường gặp những bản mang tên cây đa, cây vải, cây bưởi,... Đó là các bản như bản: Cốc Lùng ( gốc cây đa), Cốc Phát ( gốc cây nhội), Cốc Chia ( gốc cây vải), Cốc Coóc ( gốc

cây gạo), Co Rào ( cây... yếu tố “ rào “ chưa rõ ràng về nghĩa, Cốc Pàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Về văn hóa tín ngưỡng thờ thần nông

Người Cao Bằng sống chủ yếu bằng nghề nông nên a i cũng coi trọng thần nông vì thần chuyên trông coi việc ruộng đồng hết sức nghiêm khắc . Và ruộng được coi là thứ của cải vừa quý giá vừa linh thiêng đối với người dân . Ruộng vừa là phương tiện làm ăn sinh sống, đem lại miếng cơm no cho họ, là nơi con người cùng nhau lao động, và còn là nơi người già truyền cho con cháu những kinh nghiệm quí báu... Từ đó ruộng hơn bao giờ hết trở thành thứ vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Cao Bằng. Điều đó lí giải vì sao ở Cao Bằng số thôn, bản được định danh bằng yếu tố “nà” nhiều nhất.

Trong câu chuyện dân gian “Trần Quí, Trần Kiên” (Hay còn gọi là chuyện “Ý Pịa” (Thằng Côi ) có đoạn nhắc đến lời căn dặn của cha Ý Pịa trước khi chết “Bố chắc không sống nổi rồi, chẳng có gì để lại cho con. Chiếc

sừng gẫy kia, sau này con lôi nó đi, vướng chỗ nào thì làm ruộng, mắc chỗ nào thì làm rẫy con nhé!”. Lời căn dặn của người cha cho thấy ruộng chính là

những gì quí báu nhất mà con người muốn truyền lại cho con cháu của mình. Thậm chí có hẳn một câu chuyện dân gian của nhân dân Cao Bằng mang tên “Nàng Nà”(nàng ruộng) (gần giống chuyện “Tấm Cám ” của người Việt). Không phải ngẫu nhiên tác giả dân gian chọn tên Nà cho một cô gái hiền lành ngoan ngoãn, chắc chắn đó là tình cảm yêu thương trân trọng của tác giả dân gian dành cho ruộng đồng.

Tín ngưỡng thờ thành hoàng và các phúc thần

Cũng như dân tộc Kinh, bà con các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng đều có ý thức tôn thờ thành hoàng và các phúc thần . Họ tôn thờ các vị anh hùng d ân tộc hoặc những người có công lao với thị trấn, huyện, thị, thôn, bản làm thành hoàng và phúc thần . Tín ngưỡng thờ người có công với quê hương, đất nước gắn liền với truyền thống yêu nước hết sức cao đẹp của người dân Cao Bằng nói riêng và của dân tộc ta nói chung. Trên con đường đấu tranh cách mạng để giành độc lập, tự do dân tộc, biết bao con người ưu tú của nhân dân, dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tộc Cao Bằng đã lập được nhiều chiến công xuất sắc. Họ đã anh dũng hi sinh để bảo vệ quê hương, xóm làng. Tên tuổi của họ trở thành tên của nhiều xã ở Cao Bằng. Những con người - những địa danh đó đã khắc sâu trong tâm hồn mỗi người dân nơi đây và trường tồn cùng non sông đất nước! Và cũng chính vì thế mà chúng tôi hiểu được vì sao trong hệ thống địa danh hành chính Cao Bằng, đa phần các địa danh cấp xã được đặt tên bằng tên hoặc bí danh cách mạng của những anh hùng dân tộc. Người dân trong xã vừa rất tự hào vì xã mình được mang tên các anh hùng dân tộc vừa coi đó là tiếng gọi thiêng liêng nhắc nhở về những con người đã hi sinh xương máu để có ngày hạnh phúc hôm nay, nhắc nhở về trang sử hào hùng của quê hương, đất nước, của dân tộc trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước! Chẳng hạn, xã Bế Triều ( là bí danh của một liệt sĩ cách mạng có tên thật là Bế Nhật Toa, quê ở Bản Vạn), xã Bình Long ( là bí danh cách mạng của liệt sĩ Đàm Văn Giới là đảng viên cộng sản, đã hi sinh anh dũng trong trận chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Lũng Hoàng lần thứ hai ngày 1-2-1945), xã Đại Tiến ( là tên một cán bộ hoạt động cách mạng, quê ở Nà Phija xã Dân Chủ huyện Hòa An), xã Đức Long

( là tên đồng chí Đức Long, cán bộ hoạt động cách mạng bị bắt và hi sinh tại huyện Bảo Lạc), xã Đức Xuân (mang tên đồng chí Triệu Đức Xuân, cán bộ hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng Tám 1945) ...

Tín ngưỡng về việc giao cảm với thần linh

Mong muốn của con người thì nhiều mà hiểu biết về tự nhiên và xã hội của con người thì có hạn. Đó chính là lí do vì sao con người cầu các vị thần linh che chở, phù hộ độ trì cho mình! Nhưng để giao cảm được với thần linh, xin lời dạy bảo, ban phép thì đại đa số người bình thường không làm được việc này. Vì thế người ta phải tìm đến sự giúp đỡ của những người tự cho là mình có khả năng giao cảm ấy. Ở phương Tây, người ta gọi đó là những sa man. Ở Việt Nam, người miền xuôi thì gọi là những pháp sư, thầy phù thủy, hay gọi nôn là thầy cúng. Các dân tộc ít người gọi đó là những ông mo, bà bụt... Ở Cao Bằng thì gọi là những then, giàng, bụt (hay pụt), tào. Họ là những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người được người dân rất coi trọng nên khi gia đình nào cần sự giúp đỡ của thần linh, đều phải mời họ đến để cúng bái ở nhà hoặc các nơi thờ tự có đông người tham dự. Các ông then, giàng sẽ làm phép đọc lời then và hành lễ.

Đó chính là chiếc chìa khỏa giải mã cho chúng ta hiểu vì sao ở Cao Bằng lại có những làng mang tên như: bản Nà Gường (ruộng của đệ tử Tào,

Pụt), các làng mang tên “Giàng” (giàng trong tiếng Tày- Nùng có nghĩa là trời nhưng nó còn một nét nghĩa khác đó là then giàng), chẳng hạn: bản Nà Giàng (ruộng các then giàng), xóm Bản Giàng (làng của then giàng), xóm Ảng Giàng (cổng then giàng), xóm Khuổi Pụt (suối của pụt)...

3.7.2. Sự thể hiện các phƣơng diện của văn hóa sinh hoạt ở địa danh

Cao Bằng là một vùng đất có nhiều dân tộc lại có lịch sử lâu đời nên dấu ấn về văn hóa sinh hoạt cũng đã được ghi lại bằng tên các địa danh hành chính. Dấu ấn văn hóa văn nghệ c òn để lại trong địa danh hành chính như thôn Tổng Phườn (phường hát lượn), nếp sinh hoạt hàng ngày, dạy dỗ con

cháu, truyền cho con cháu những kinh nghiệm hay như: thôn Nà Chướng

( ruộng chăm sóc ), bản Nà Cháo (ruộng dạy dỗ con cháu), thậm chí có cả các tên xóm thể hiện những nếp sinh hoạt cụ thể của đời sống như xóm Bản Láp (làng nói đùa)…

Một trong những nét sinh hoạt đẹp và đặc sắc của người dân tộc đó là coi hàng xóm cũng là anh em. Họ sống gắn bó với nhau, cùng phát nương, cùng làm ruộng, cùng chống thú giữ, cùng chống kẻ xấu đến phá hoại quê hương... Trong thôn bản có người ốm thì cả bản tìm thuốc thang cứu chữa. Nhà nào gặp hoàn cảnh éo le thì cùng chung tay giúp đỡ. Nhà nào có xích mích va chạm thì có người đến giàn hòa ổn thỏa... Nét đẹp trong cách cư xử trong lối sống đoàn kết yêu thương nhau như thế đã được thể hiện trong một bài ca dân gian: Mười phương thiên hạ đều là anh em, được lưu truyên từ rất lâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Co lùng cấu shíp cáng

Cáng đeo mừa Cốc Lùng (Bắc Xá)* Cáng đeo mừa Chợ Rạ (Háng So) Soong cáng chỉ Mường Lò, Vạn Bú Soong cáng chỉ Nà Tú, Khau Lừa * Soong cáng chỉ Nà Bưa, Nà Tẩu * Soong cáng mừa Khau Khấu, Phiêng Sa*

Soong cáng mừa Phụ Hòa, Háng Séng* Soong cáng mừa Bản Thảnh, Đổng Lân*

Soong cáng mừa Bản Lủng, Lục Khu* Soong cáng mừa Tà Lùng, Khau Chỉa*

Soong cáng mừa Vỏ Ngả, Nà Mè* Soong cáng mừa Đông Khê, Bá Quảng* Soong cáng mừa Háng Tháng, Thông Nông*

Soong cáng mừa Nguyên Bình, Thin Tốc* Soong cáng mừa Pác Xá, phiêng Lâu* Soong cáng mừa Đà Tầu, Tổng Viểng*

Soong cáng mừa Vác Xến, Nà Rài* Soong cáng mừa Phya Oai, Thang lý* Soong cáng mừa Khau Lỷ, Lủng Giuông*

Soong cáng mừa Pác Vuồng, Háng Sốc* Soong cáng mừa Kéo Bắc, Vàn Gà*

Soong cáng mừa Nà Ca, Lủng Vạ* Soong cáng mừa Chợ Bợ, Đồng Hồng Soong cáng mừa Đôn Chương, Vỏ Miúc*

Soong cáng mừa Nà Roác, Nà Luông* Soong cáng mừa Lủng Nhùng, Tắp Ná*

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Soong cáng mừa Háng Khà, Dốc Guổn* Soong cáng mừa Nà Áng, Pác Cam*

Cáng đeo chỉ khảm tàng Xuất Tính Soong cáng chỉ Nà Tu, Nà Mạ * Cáng shốc shíp chỉ quá Hà Giang

Cáng shốc ất chỉ tàng Hà Nội Soong cáng chỉ Nà Suối, Nà Pài* Soong cáng chỉ Vỏ Lài, Vỏ Nuống Soong cáng chỉ Lủng Súng, Phiêng Pha*

Soong cáng chỉ Khưa Đa, Bản Viết* Soong cáng chỉ Nà Viết, Dẻ Rào* Soong cáng chỉ Oài Khao, Sơn Lộ* Soong cáng chỉ Háng Bó, Khau Khang*

Soong cáng chỉ Lũng Quang, Tà Lệnh* Soong cáng chỉ Lũng Đính, Chí Choi*

Soong cáng chỉ Khau Coi, Bản Vạn* Soong cáng chỉ Nà Cạn, Bản Ngần* Soong cáng chỉ Khau Hân, Tổng Chúp*

Soong cáng chỉ Bản Dốc, Đà Sơn* Soong cáng chỉ Vỏ Ngàn, Vỏ Diết* Cáng đeo chỉ Nặm Kép sung sung* Cấu shíp cáng mủng lồng đin nhả Cấu shíp cáng chang hả lồồm phao Nốc shí shướng nhì nhào roọng riếc Lồồm shí phướng tỏom ngoọn co lùng Thiên hạ, gần mọi mường – ví noọng! Dịch ra tiếng Việt là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cây đa chín mươi cành Cành đua cành giơ cao Một cành về Cốc Lùng( Bắc Xá)*

Một cành về Ba Bể (Háng So) Hai cành chỉ Mường Lò, Vạn Bú Hai cành về Nà Tú, Phiêng Lừa* Hai cành về Nà Bưa, Nà Tẩu * Hai cành về Khau Khấu , Phiêng Sa*

Hai cành chìa Bản Lủng, Lục Khu * Hai cành về Tà Lùng, Khau Chỉa*

Hai cành về Vỏ Ngả, Nà Mè* Hai cành về Đông Khê, Bá Quảng* Hai cành về Háng Tháng, Thông Nông*

Hai cành về Nguyên Bình, Tĩnh Túc* Hai cành về Pác Xá, Phiềng Lâu* Hai cành về Đà Tầu, Tổng Viểng*

Hai cành về Vác Sến, Nà Rài* Hai cành về Phya Oai, Thang Lý*

Hai cành về Khau Lỷ, Lũng Giuông* Hai cành về Pác Vuồng, Háng Sốc*

Hai cành về Kéo Bắc, Vàn Gà* Hai cành về Nà Ca, Lủng Vạ* Hai cành về Chợ Bợ, Đầm Hồng* Hai cành về Đôn Chương, Mỏ Miúc*

Hai cành về Nà Rỏac, Nà Luông* Hai cành về Lũng Nhùng, Tắp Ná*

Hai cành về Tổng Mủ, Mẻ Pya* Hai cành về Háng Gà, Giuộc Guổn*

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hai cành về Nà Ấn, Cốc Cam* Một cành chỉ sang đường Xuất Tính

Hai cành chìa Nà Nu, Kim Mạ* Cành sáu mươi chỉ ngả Hà Giang

Cành sáu mốt chỉ đường Hà Nội

Một phần của tài liệu khảo sát địa danh hành chính tỉnh cao bằng (Trang 82 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)